đi ngoài nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏe?

đi ngoài nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏe?

04-01-2022

Đi ngoài là hiện tượng thường gặp khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Cùng bệnh viện Hồng Ngọc tìm hiểu đi ngoài kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh phục hồi.

Đi ngoài kiêng ăn gì? 

Chế độ ăn hợp lý có vai trò rất lớn trong quá trình phục hồi của người bệnh. Với người bệnh bị đi ngoài, một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh 

Bên trong một số món ăn như như gỏi, tiết canh, nem chua, đồ ăn tái sống,...có chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Người bệnh tuyệt đối không nên ăn càng làm tình trạng đi ngoài thêm nặng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đường 

Socola, bánh kẹo, bánh kem, mứt,...có chứa những chất tạo ngọt nhân tạo. Khi nạp vào cơ thể, chúng làm tăng hàm lượng insulin trong máu. Từ đó, làm nghiêm trọng thêm tình trạng tiêu chảy. 

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ gây đầy hơi 

Khi được hỏi đi ngoài kiêng ăn gì, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân tránh thực phẩm chứa nhiều chất xơ gây đầy hơi. Gồm những loại rau gây khó tiêu, dễ sinh hơi như bắp cải, giá đỗ, măng,...

Đồ ăn chứa nhiều chất béo 

Những thực phẩm được chế biến bằng cách chiên, xào thường có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên lại có hàm lượng chất béo cao gây nên những cơn co thắt ruột, làm tình trạng đi ngoài thêm nặng.

Đồ ăn cay nóng 

Các thực phẩm cay nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày và đường ruột. Do vậy, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này khi đang bị đi ngoài.

Bia, rượu 

Trong bia, rượu có chứa lượng carbohydrate cao, lên men trong ruột gây đầy hơi, đi ngoài. Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện tình trạng hiện tại thì hãy tránh xa những loại đồ uống này.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa động vật như sữa bò, sữa dê,...và các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát chứa thành phần lactose gây đầy bụng, khó tiêu. Khi đang bị đi ngoài bạn nên tránh sử dụng nhóm thực phẩm này. 

đi ngoài kiêng ăn gì Bị đi ngoài kiêng ăn gì? Câu trả lời là các loại thức ăn tái sống, không đảm bảo vệ sinh

Đi ngoài nên ăn gì tốt cho sức khỏe?  

Lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa sẽ giúp bạn bù lại lượng chất dinh dưỡng bị hao hụt, làm giảm các triệu chứng khiến cơ khó chịu, mệt mỏi. Vậy đi ngoài ăn gì tốt, dưới đây là những thực phẩm bạn nên tham khảo.

Thực phẩm giàu tinh bột 

Khi bị đi ngoài, bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, bánh mỳ, yến mạch, các loại đậu,… Các loại thực phẩm này vừa dễ ăn lại khiến quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. 

Thức ăn mềm như cháo, súp 

Cháo có thể chế biến từ nhiều nguyên liệu như hàu, ức gà, cá chép,… cung cấp nhiều dưỡng chất giúp người bệnh dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng nhất. Ăn cháo cũng là cách để bù nước hiệu quả khi bị tiêu chảy.

Thực phẩm chứa đạm

Đi ngoài liên tục dễ khiến người bệnh mất sức, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, nên bổ sung thức ăn có chứa đạm như thịt gà, thịt bò, trứng, sữa hạt… Lưu ý trong quá trình chế biến nên thái nhỏ hoặc hầm kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Thực phẩm nhiều chất xơ

Như đã nói ở trên, một số loại thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều bã như họ nhà cải không tốt cho tình trạng đi ngoài. Tuy nhiên, các loại rau xanh, hoa quả giàu chất xơ mà ít bã lại giúp dễ tiêu hóa, không kích ứng đường ruột. Có thể kể đến như: cần tây, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, táo…

Trái cây cung cấp vitamin 

Trong các loại trái cây như hồng xiêm, măng cụt, ổi, chuối, việt quất,… chứa rất nhiều vitamin A, B, C. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn làm dịu dạ dày, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

Sữa chua 

Sữa chua tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển, đẩy lùi các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu ở bao tử, điều tiết phân lỏng, hạn chế các triệu chứng của kiết lỵ. 

đi ngoài kiêng ăn gì Đi ngoài thì ăn gì? Rau mồng tơi là loại rau nên bổ sung

Áp dụng phương pháp dân gian

Để trả lời cho thắc mắc đi ngoài nhiều lần nên ăn gì? Theo dân gian truyền miệng, một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Có thể kể đến như:

  • Ăn, uống củ cà rốt

Chất Pectin trong cà rốt khi vào ruột có thể trương nở tương tự một dạng keo giúp làm dịu nhu động ruột. Nhờ vậy, cải thiện được tình trạng tiêu chảy. 

Cách dùng: Với cà rốt, bạn có thể ép lấy nước, đun sôi và thêm muối vào để uống. Nấu cháo cùng cà rốt cũng là một cách làm giúp giảm đi ngoài. 

  • Dùng lá mơ 

Trong y học dân gian, lá mơ có vị đắng, tính mát, công dụng sát khuẩn, tiêu viêm. Vì vậy, khi bị đau bụng đi ngoài, nhiều người sử dụng lá mơ lông tím để ăn hoặc uống mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách dùng: Giã lá mơ chắt lấy nước uống hoặc có thể hấp cùng trứng gà để ăn. 

đi ngoài kiêng ăn gì Trứng gà hấp lá mơ vừa dễ ăn vừa giúp giảm hiện tượng đi ngoài nhiều lần
  • Dùng lá ổi

Là ổi có vị chát, lành tính. Từ lâu lá ổi đã được sử dụng để chữa tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ em.

Cách dùng: Hái búp ổi non, rửa sạch, sắc cùng nước để uống. Uống liên tục trong vài ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng. Đây là những loại nước có chứa natri và kali giúp bổ sung nhiều khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể.

Một vài loại trà vừa có mùi vị thơm ngon lại giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc, trà quế, trà xanh, trà gừng,...Uống trà giúp ấm bụng, kháng viêm, dễ chịu và rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Một số giải đáp về chế độ ăn uống khi bị đi ngoài

Thông thường, khi bị đi ngoài, người bệnh sẽ rất quan tâm đến chế độ ăn uống. Chẳng hạn như ăn gì, uống gì liệu có làm tình trạng thêm nghiêm trọng hay không. Sau đây là giải đáp cho một số thắc mắc thường gặp. 

Đi ngoài mất nước nên uống gì? 

Khi bị đi ngoài, cơ thể bị mất nước nhiều nên thường xuất hiện các triệu chứng suy nhược, kiệt sức. Chính vì thế, việc bổ sung nước là điều rất cần thiết. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng thêm những loại nước trái cây để bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể.

Đi ngoài có nên uống nước cam?

Cam là loại trái cây có lượng vitamin C dồi dào. Nước cam hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột, cung cấp bù chất điện giải đã mất trong quá trình bị đi ngoài. 

Tuy nhiên, người bệnh bị tiêu chảy cũng không nên uống quá 2 ly nước cam/ngày.

đi ngoài kiêng ăn gì Mặc dù đem lại hiệu quả tốt nhưng không nên uống quá 2 ly nước cam một ngày

Đi ngoài có nên uống nước dừa?

Nước dừa có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa mất nước do đi ngoài. Ngoài ra, nước dừa bổ sung khoáng chất và loại bỏ các chất độc hại giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Nên nhớ không nên uống nước dừa khi đói bụng.

Đi ngoài có nên uống sữa?

Không chỉ riêng sữa mà các chế phẩm từ sữa như kem, phomai, bơ, váng sữa,...có chứa đường lactose gây khó tiêu sẽ khiến tình trạng đầy bụng và đi ngoài trở nên nặng nề hơn. 

Bạn có thể uống các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa macca, sữa ngũ cốc, sữa óc chó để thay thế các sản phẩm sữa thường ngày khi bị đi ngoài. 

đi ngoài kiêng ăn gì Khi bị đi ngoài nên thay thế các loại sữa tươi, váng sữa,...bằng sữa hạt tốt cho sức khỏe

Đi ngoài có nên ăn trứng

Nhiều người cho rằng trứng gà là cách để bồi bổ cơ thể khi bị đi ngoài. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm.

Khi bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa ít, đồng thời hoạt tính men tiêu hóa cũng giảm. Do đó, khả năng hấp thu chất béo, đạm và đường cũng bị suy giảm. Trong trứng gà lại chứa lượng protein và chất béo cao. Nếu nạp vào cơ thể, làm quá tải cơ năng nhu động ruột. Như vậy, khi bị đi ngoài không nên ăn trứng gà.

Nếu có dùng trứng gà thì chỉ nên dùng 1 lòng đỏ trứng gà nấu chín cùng với lá mơ theo cách của dân gian.

Đi ngoài có nên ăn chuối

Nếu bạn thắc mắc đi ngoài có ăn được chuối tiêu hay không? Câu trả lời là có. Chuối giàu chất xơ, công dụng đẩy phân và cải thiện nhu động ruột. Thành phần pectin có trong chuối cũng giúp hấp thụ dịch dư thừa trong ruột. Từ đó giúp phân thành khuôn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Lưu ý khi chăm sóc người bị đi ngoài nhiều lần 

Khi chăm sóc người bệnh bị đi ngoài nhiều lần, cần lưu ý tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Ăn đúng giờ.

  • Uống nhiều nước ấm.

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.

  • Nên ăn món hấp luộc thay cho đồ chiên xào.

  • Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn.

  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng chế biến món ăn.

  • Rửa tay trước, trong và sau khi nấu ăn.

  • Đồ ăn sống và chín cần bỏ riêng.

  • Nên chế biến thức ăn dưới dạng lỏng để bù nước rồi chuyển dần sang ăn đặc.

  • Chia thành nhiều bữa ăn để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho tinh thần được thoải mái và thư giãn,…

Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc - Địa điểm tin cậy khám và điều trị các vấn đề tiêu hóa 

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng đi ngoài kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu do bệnh lý gây ra có thể đem đến những biến chứng nghiêm trọng khác.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã xây dựng Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày.

Bệnh viện tự hào với đội ngũ các bác sĩ tiêu hóa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Cụ thể có Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng các bác sĩ khác đều được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Chất lượng máy móc được đặt lên hàng đầu, sử dụng nhiều trang thiết bị tiên tiến. Chẳng hạn như: Công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa dù là nhỏ nhất. Từ đó giúp chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm các mầm mống ung thư.

Không gian sạch sẽ và thông thoáng, bạn sẽ được trải nghiệm những tiện ích của bệnh viện khách sạn 5 sao. Ngoài ra, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chu đáo sẽ đem đến những trải nghiệm hài lòng nhất khi sử dụng các dịch vụ tại đây.

Khi cần được giải đáp đi ngoài kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống khi bị đi ngoài hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay