đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không? mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì khi bị đi ngoài?

đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không? mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì khi bị đi ngoài?

03-01-2022

Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu. Vậy đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì khi bị đi ngoài? Mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm kinh nghiệm hữu ích chăm sóc thai kỳ tốt hơn.

Nguyên nhân bà bầu đau bụng đi ngoài 

Bà bầu đau bụng đi ngoài thường do các nguyên nhân sau đây: 

Ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm

Khi bị ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm, bà bầu có thể gặp phải các triệu chứng như sôi bụng đi ngoài, buồn nôn, ngứa ngáy, khó thở, mẩn đỏ, mất nước... Đây là tình trạng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy, mẹ bầu không được tự ý mua, sử dụng thuốc tại nhà. Đồng thời nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh thường gặp ở một số mẹ bầu. Bệnh lý này làm cho mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài kèm theo các biểu hiện khác như mệt mỏi, đầy bụng, sôi bụng,... Khi mẹ bầu bị viêm đại tràng, cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện để không ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi. Đồng thời nên thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn khám định kỳ.

Viêm dạ dày 

Viêm dạ dày xảy ra khi các niêm mạc của dạ dày bị ăn mòn ảnh hưởng đến axit của dạ dày và khiến thành dạ dày mỏng. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng buồn nôn đi ngoài ở bà bầu. Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác như ợ chua, đau bụng, sụt cân, chán ăn,....Mẹ bầu bị viêm dạ dày cần đi khám định kỳ và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể là nguyên nhân làm cho bà bầu bị đau bụng đi ngoài, buồn nôn,...Đây là một loại bệnh mà nhiều bệnh nhân mắc phải. Do vậy, khi bị đi ngoài nhiều lần, việc bà bầu khám tại bệnh viện sẽ được bác sĩ chẩn đoán xem có bị hội chứng ruột kích thích hay không để đưa ra phác đồ khắc phục phù hợp.

Rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bà bầu bị đau bụng, nôn, táo bón, đi ngoài, chán ăn,... Rối loạn tiêu hóa xảy ra do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lượng hooc môn trong cơ thể thay đổi đột ngột, tử cung mở rộng,... Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý xây dựng thói quen ăn uống tốt và đi khám khi có các biểu hiện bất thường không thuyên giảm.

Căng thẳng, stress kéo dài 

Do lượng hooc môn trong cơ thể thay đổi dẫn đến mẹ bầu dễ bị căng thẳng, stress. Bên cạnh đó còn các yếu tố khác khiến mẹ bầu bị căng thẳng như: công việc, gia đình,... Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài là tác nhân làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trong đó có triệu chứng bà bầu bị sôi bụng, đi ngoài.

Do đó, mẹ bầu cần duy trì lối sống tích cực, vui tươi, thoải mái và giữ tâm trạng tốt.

Đi ngoài có ảnh hưởng thai nhi không Căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến bà bầu bị sôi bụng đi ngoài

Bà bầu đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bạn đang thắc mắc đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?” thì dưới đây là câu trả lời cùng những giải đáp cụ thể bạn nên biết.

Có thể dẫn đến tình trạng sảy thai 

Nếu bà bầu đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Tình trạng đi ngoài kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi, li bì,... là tình trạng nguy hiểm. Hiện tượng đau bụng buồn nôn đi ngoài xảy ra nhiều lần sẽ kích thích tử cung đe dọa đến sự an toàn của bé.

Đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé 

Nếu tình trạng đi ngoài kết thúc sau 1-2 ngày thì đây không phải là điều đáng lo lắng. Nhưng nếu đi ngoài xảy ra liên tục kèm theo các triệu chứng khác như nôn, chảy máu, chân tay run... thì mẹ bầu cần được đưa đi khám và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng kéo dài khiến bà bầu mệt mỏi, mất nước và suy kiệt đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển 

Đau bụng đi ngoài khi mang thai bà bầu cần đặc biệt chú ý. Tình trạng này có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển do mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, cơ thể không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Đi ngoài có ảnh hưởng thai nhi không Đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm

Cách khắc phục đi ngoài khi mang thai 

Bổ sung nước và điện giải 

Bị đi ngoài khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị mất nước nên bạn cần bổ sung nhiều nước và bù điện giải theo lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ bầu nên uống thêm các loại nước trái cây hoặc sinh tố để bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Đi khám tại cơ sở y tế uy tín 

Nếu tình trạng đi ngoài diễn ra trong ngày và hết thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng như nôn, mệt mỏi, chân tay run, kiệt sức... Bà bầu cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời thay vì khám tại các phòng khám tư nhân không đảm bảo.

Đặc biệt khi bị đi ngoài, bà bầu không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Bởi hệ quả của tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

Đối với bà bầu mang thai những tuần đầu và 3 tháng đầu cần đi khám bác sĩ sớm nhất nếu có tình trạng đi ngoài liên tục. Sau khi thăm khám và lấy thuốc, mẹ bầu cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và làm theo căn dặn ăn uống của bác sĩ.

Thực phẩm và đồ uống nên tránh 

Mang thai là thời điểm nhạy cảm nên các bà bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống để có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Mẹ bầu cần tránh ăn một số thực phẩm sau:

  • Đồ chiên rán, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

  • Đồ ăn tái sống, đồ ăn lên men.Các món nộm, gỏi.

  • Thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn, uống đông lạnh.

  • Không ăn vặt nhiều món lạ trong ngày vì với một số sản phụ có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nếu ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chín, không nhiễm khuẩn.

  • Hạn chế ăn hải sản.

  • Không sử dụng bia, rượu, nước có gas.

Thực phẩm nên ăn 

Bên cạnh thực hiện việc ăn chín uống sôi, mẹ bầu bị đi ngoài nên ăn uống những thực phẩm sau:

  • Ăn các loại thực phẩm tốt như bánh mì, yến mạch nấu chín, cà rốt hấp luộc chín, cháo thịt gà,…

  • Ăn thực phẩm giàu protein như thịt, trứng,...

  • Ăn đa dạng rau củ tươi và đảm bảo luôn rửa sạch, nấu chín.

  • Ăn đa dạng trái cây, các loại hạt để bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho mẹ và bé.

  • Ăn hoặc uống sữa chua để giúp hệ tiêu hóa cân bằng và khỏe mạnh.

  • Uống đủ nước mỗi ngày và uống thêm các loại nước ép hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể.

Nghỉ ngơi thoải mái

Mang thai là một giai đoạn quan trọng, vì vậy mẹ bầu cần được nghỉ ngơi thoải mái. Tránh làm việc nặng, quá sức ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt không nên để mình bị căng thẳng kéo dài dẫn đến bị trầm cảm, stress làm cho tinh thần mẹ bầu tiêu cực gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Mẹ bầu cần có lối sống khoa học, tập luyện thể dục thể thao điều độ để có sức khỏe và duy trì tâm lý vui vẻ, năng lượng nhất.

Đi ngoài có ảnh hưởng thai nhi không Bà bầu bị đi ngoài nên đến bệnh viện và khám bởi các bác sĩ chuyên khoa

Cách phòng tránh đi ngoài khi mang thai 

Để tránh tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài, bà bầu cần chú ý các điều sau:

  • Nên uống nhiều nước hàng ngày và nước phải được đun sôi để nguội.

  • Thực đơn ăn uống đủ chất.

  • Thực hiện ăn chín uống sôi.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, đồ lạnh, nước uống chứa đá lạnh.

  • Nếu ăn các món ăn ở nhà hàng, quán ăn mẹ bầu nên đảm bảo mình ăn chín và sạch sẽ. 

  • Nên tránh đồ ăn vặt không đảm bảo vệ sinh.

  • Không nên dùng rau sống, đồ ăn tái sống, nộm gỏi khi mang thai.

  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ chua, trái cây chua, măng muối, dưa chua muối.

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, chè đặc, cà phê...

  • Luôn vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.

  • Nghỉ ngơi khoa học và luôn giữ thói quen sinh hoạt tích cực, lành mạnh.

  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp như yoga, thiền, đi bộ,....

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám thai uy tín cho mẹ bầu

Thấu hiểu những vất vả mà mẹ bầu phải trải qua trong suốt 9 tháng 10 ngày cùng mong muốn đồng hành cùng các mẹ trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói với nhiều ưu điểm vượt trội.

Đăng ký thai sản trọn gói tại Hồng Ngọc mẹ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn như: thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Trung ương; theo dõi thai kỳ với hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất; thêm nhiều lựa chọn phòng lưu viện sau sinh như đơn, đôi, deluxe, tổng thống…

Với dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn khách sạn 5* chắc chắn sẽ giúp các mẹ bầu có được hành trình mang thai, sinh con thuận lợi, an toàn và dễ chịu nhất.

Để được tư vấn về dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay