Đột quỵ có nguy cơ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề. Các di chứng đột quỵ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tâm lý của người bệnh và cần sự kiên trì trong thời gian dài mới có thể phục hồi được.
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ tổn thương nghiêm trọng do quá trình vận chuyển máu lên não bị gián đoạn, lượng máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn hoặc suy giảm đột ngột dẫn đến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi tế bào. Trường hợp này được gọi là đột quỵ nhồi máu não, chiếm khoảng 85% ca đột quỵ.
Ngoài ra, một người có thể bị đột quỵ khi bị vỡ một mạch máu đột ngột dẫn đến máu tràn vào nhu mô não gây tổn thương.
Đột quỵ xảy ra khi lượng máu lên não suy giảm đột ngột dẫn đến não bộ thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi tế bào.
Trước đây, đột quỵ thường xảy ra với người lớn tuổi nhưng tình trạng này đang có xu hướng tăng ở người trẻ dưới 40 tuổi do lối sống sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học, đặc biệt là những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích hay thừa cân, béo phì gây các bệnh lý tim mạch. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ là cách để không bỏ lỡ “thời gian vàng” cứu sống bệnh nhân và mức độ phục hồi chức năng sau đột quỵ. Các dấu hiệu đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, có thể có một vài hoặc tất cả các biểu hiện dưới đây.
Yếu, tê liệt cánh tay, chân hoặc một bên cơ thể là dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ.
Các ảnh hưởng của đột quỵ biểu hiện ra ngoài tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của não bộ. Bệnh nhân phải đối mặt với các di chứng đột quỵ nặng nề liên quan đến sức khỏe, khả năng vận động, nhận thức…
Liệt vận động
Liệt vận động là di chứng đột quỵ thường gặp nhất và có hơn 90% ca đột quỵ sẽ gặp phải di chứng này. Bệnh nhân có thể bị liệt mặt, liệt tay chân, liệt hoặc yếu nửa cơ thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như không tự mặc quần áo, ăn uống hoặc vệ sinh cá nhân cần có sự trợ giúp của người khác.
Liệt vận động là di chứng đột quỵ thường gặp nhất.
Rối loạn nhận thức
Tình trạng hay quên, suy giảm hoặc mất trí nhớ, thiếu tỉnh táo, mất nhận thức không gian, thời gian, không hiểu được lời người khác nói… là biểu hiện của rối loạn nhận thực của bệnh nhân đột quỵ. Một số người còn phải học lại cách sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa, ăn uống…
Rối loạn ngôn ngữ
Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ ở người sau đột quỵ là nói ngọng, nói lắp, khó nói, nói không rõ lời, nói chậm… thậm chí không nói được. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp khó khăn trong kiểm soát cơ miệng, thiếu linh hoạt, ăn uống khó khăn, khó biểu đạt một cách bình thường. Đây cũng là di chứng đột quỵ phổ biến mà nhiều người mắc phải.
Thay đổi hành vi, cảm xúc
Sau đột quỵ, nhiều bệnh nhân phải nhờ cậy vào sự chăm sóc của người thân do các di chứng vận động. Vì vậy, người bệnh dễ cảm thấy mặc cảm, tự ti, cáu giận kết hợp với cảm giác lo lắng bệnh tái phát, lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Ở thời điểm này, sự đồng cảm và chia sẻ của người thân là cách giải tỏa tâm lý tốt nhất để người bệnh trở nên tích cực hơn.
Người bị đột quỵ dễ bị lo lắng, mặc cảm và tự ti.
Rối loạn tiểu tiện
Hệ thống thần kinh bị tổn thương do đột quỵ gây rối loạn cơ vòng. Chính vì vậy, nhiều người sau đột quỵ có thể gặp tình trạng mất kiểm soát đại, tiểu tiện, làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu nếu không được chăm sóc và vệ sinh kỹ càng.
Ngoài các dị chứng đột quỵ thường gặp trên, một số trường hợp người bệnh cũng có thể bị giảm hoặc mất thị lực một hoặc hai mắt, đau tim, viêm phổi…
Người bị đột quỵ có thể phải mất một khoảng thời gian dài để hồi phục sức khỏe và chức năng. Tùy vào mức độ tổn thương não, sự kiên trì của người bệnh và sự chăm sóc của người nhà, khả năng phục hồi các di chứng đột quỵ của mỗi người bệnh là khác nhau.
Thông thường, thời điểm “vàng” để phục hồi chức năng sau đột quỵ là ngay khi ổn định hoặc sau 3-4 ngày. Kết quả thể hiện rõ nhất thể hiện trong 3 tháng đầu, chậm hơn trong 3 tháng tiếp theo. Từ tháng thứ 6 đến 1 năm thì khả năng phục hồi chức năng chậm dần và ổn định hẳn.
Để khắc phục di chứng đột quỵ, người bệnh có thể thực hiện một số cách dưới đây, kết hợp với sự hỗ trợ của người nhà.
Có thể khắc phục di chứng đột quỵ bằng tập vật lý trị liệu.
Di chứng đột quỵ gây xáo trộn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Khắc phục di chứng đột quỵ mang tính chất lâu dài và cần sự kiên trì từ cả người bệnh và người nhà của người bệnh. Để khắc phục di chứng đột quỵ, nên sớm đưa người bệnh đến bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa hồi phục chức năng để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tại Hà Nội, Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và khắc phục di chứng đột quỵ được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về khắc phục di chứng đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 024 7300 8866 (máy lẻ 2214) hoặc đăng ký vào form dưới đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc