để triệt tận gốc bệnh trứng cá

để triệt tận gốc bệnh trứng cá

15-11-2013
Sống khỏe

Được sở hữu làn da đẹp và mịn màng là niềm tự hào và mong ước của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Đã có không ít các phương pháp được chị em áp dụng để phòng ngừa mụn, sẹo trên khuôn mặt nhưng nhiều khi những 'kẻ thù không đội trời chung' này vẫn bướng bỉnh bám trụ. Bài viết dưới đây của chuyên gia da liễu sẽ cung cấp cho bạn đọc những điều cần biết trong điều trị bệnh trứng cá.

Các nguyên nhân gây bệnh trứng cá

Do tăng tiết chất bã nhờn: Là yếu tố quyết định dẫn đến bệnh trứng cá. Các nang tuyến bã tăng tiết chất bã nhờn bắt đầu vào tuổi dậy thì do tuyến nội tiết sinh dục bắt đầu phát triển.

Khi đã về già, nội tiết tố sinh dục giảm đi nên người già ít bị trứng cá là vì vậy. Nội tiết tố androgen đóng vai trò quan trọng trong tăng tiết chất bã của nang tuyến bã.

Sừng hóa cổ tuyến bã: Sừng hóa cổ tuyến bã làm cổ tuyến bã -nang lông bị dày dính làm cho chất bã không đào thải ra ngoài được dễ dàng, chất bã bị tắc bên trong tuyến bã làm tuyến bã bị giãn rộng, chất bã chứa đầy trong lòng tuyến.

Vai trò của vi khuẩn gây viêm Propionibacterium acnes và các yếu tố gây viêm khác làm hình thành các nhân mụn trứng cá (comedon), phản ứng viêm mạnh sẽ làm cho các nang lông tuyến bã bị phá huỷ và khi khỏi sẽ để lại sẹo.  

Vai trò của các vi khuẩn khác gây bội nhiễm như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí làm cho mụn trứng cá trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn, đó là các thể trứng cá bọc, trứng cá mạch lươn... đồng thời các mụn này thường để lại sẹo xấu, thường là sẹo lõm và một số trường hợp bị sẹo quá phát rất khó điều trị.

bệnh trứng cá Mụn trứng cá trên da mặt

Quá trình hình thành mụn trứng cá

Chất bã bài tiết lên mặt da tạo nên một màng mỡ. Tại đây xảy ra phản ứng thủy phân axit béo thành triglycerit.

Chất này thu hút vi khuẩn kỵ khí ở phần dưới cổ tuyến bã nang lông. Khi vi khuẩn gây viêm làm hình thành các mụn mủ, các ổ áp-xe làm phá hủy nang tuyến gây sẹo.

Rối loạn thành phần lipid của chất bã: Axit béo tự do của chất bã càng tăng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn. Khi axit béo tự do tăng cao sẽ làm tăng sừng hóa cổ tuyến bã, tăng nhân lên của vi khuẩn Propionebacterium acnes.

Ngoài ra, có các yếu tố khác ảnh hưởng đến trứng cá như yếu tố di truyền và gia đình, do thuốc, stress hay ánh nắng, tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao, ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các cư dân thành thị. Lạm dụng mỹ phẩm và sử dụng mỹ phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân thường gặp hiện nay.

Các biện pháp loại trừ tận gốc bệnh trứng cá

Điều trị dựa theo nguyên nhân

Điều trị bệnh trứng cá phải tác động vào các nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá, nghĩa là làm giảm bài tiết chất bã, chống lại vi khuẩn, chống lại sừng hóa cổ tuyến bã.

Có nhiều thuốc chữa bệnh trứng cá nhưng nên kết hợp dùng thuốc tại chỗ (thuốc dùng ngoài), thuốc toàn thân (thuốc dùng trong).

- Trứng cá thể nhẹ và vừa: Có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ đơn thuần như benzoyle peroxide dạng hỗn dịch, dạng kem và gel 5%; tretinoin dạng kem hoặc gel 0,025% bôi buổi tối; các thuốc bôi kháng sinh như kem erythromycin, dalacin-T... bôi hàng ngày, dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc bôi khác theo chỉ định của bác sĩ.

- Trứng cá nặng: Điều trị thể này cần phối hợp thuốc bôi tại chỗ với thuốc đường toàn thân. Các kháng sinh, isotretinoin, nội tiết tố... Đặc biệt có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.

Bệnh trứng cá Bã nhờn dưới da gây trứng cá

Chăm sóc da và chế độ sinh hoạt

- Vệ sinh da tốt: Chăm sóc vệ sinh da hàng ngày, đặc biệt cần thiết sau khi lao động, sau khi da bị bám bụi bẩn. Có nhiều phương pháp chăm sóc da mặt như xoa bóp da mặt vào buổi sáng và tối.

- Dùng rau quả dưỡng da mà chủ yếu là đắp quả củ tươi như củ đậu, dưa chuột, bí đao, chanh cam, cà rốt vừa có tác dụng dưỡng da do rau quả có nhiều vitamin và làm da tươi mát, chống khô da, cho da một lượng nước và các chất khoáng.

- Nước gạo mới vo là một nguồn chất liệu giàu dinh dưỡng bao gồm cả protein, lipit, gluxit và các vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin E. Nước gạo làm sạch da, dưỡng da mặt và làm trắng da do có tác dụng chống ôxy hóa, chống tia cực tím.

Chúng ta nên rửa mặt như thế nào cho đúng?

Trước hết, chúng ta biết rằng rửa mặt để làm cho da mặt được sạch sẽ, loại các chất bụi bẩn và có hại cho da.

Nếu chỉ có bụi bẩn thông thường thì rửa mặt bằng nước sạch là đủ. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu được da của mình thuộc loại nào?

- Đối với da bình thường thì không cần chăm sóc đặc biệt. Đối với da khô thì cần chú ý không nên dùng các chất tẩy mạnh, không nên dùng nước nóng. Sau khi rửa có thể thoa một chút kem dưỡng da hoặc kem làm ẩm da.

- Đối với da mỡ thì cần phải có chất tẩy rửa cho hết mỡ nhờn và có thể cần có sự trợ giúp của các loại sữa rửa mặt.

- Da hỗn hợp, với biểu hiện da bị nhờn vùng trán, mũi -quanh mũi cũng cần sữa rửa mặt để tẩy các chất bã vùng đó.

Bệnh trứng cá Rửa mặt sạch để loại bỏ bụi bẩn trên da

Không nên chà xát mạnh da mặt, mà nên rửa mặt bằng tay, cùng lúc bạn có thể xoa bóp da mặt cho mạch máu lưu thông, tuyến bã đỡ bị bít tắc và cũng có tác dụng chống hình thành các vết nhăn, sau đó mới dùng khăn mềm để lau khô.

Bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường: Các yếu tố làm tổn hại da như ánh nắng mặt trời, chúng ta cần phải mặc quần áo và đeo khẩu trang cùng với bôi kem chống nắng hàng ngày kể cả ngày không có nắng vì tia cực tím UVA luôn luôn chiếu xuống trái đất với cường độ ít thay đổi theo thời tiết.

Ngoài ra còn cần bảo vệ da đối với các yếu tố khách của môi trường như nóng, lạnh, khô hanh... Tránh các chất có hại cho da như các chất tẩy rửa, xà phòng... Nên đeo găng khi tiếp xúc các chất đó và sau khi làm việc phải chăm sóc bàn tay ngay.

Ăn uống đầy đủ và rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ: Cần ăn uống hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, có lối sống điều độ, không nghiện rượu, thuốc lá vì những loại này rất hại cho cơ thể. Ngoài ra cần ngủ đủ 8 giờ/ngày. Không nên thức khuya quá 11 giờ đêm.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay