đau thần kinh tọa - nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

đau thần kinh tọa - nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

26-10-2022

Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp, cản trở khả năng vận động của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến bại liệt. Chính vì vậy, chúng ta cần biết rõ các triệu chứng, biểu hiện của đau thần kinh tọa để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời.

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh toạ hay còn gọi là dây thần kinh hông to, là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân, chi phối vận động và cảm giác của chi dưới.

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ lưng dưới qua hông, di chuyển qua mông và lan xuống dưới chân.

Bệnh cũng có thể gây yếu cơ chân, bàn chân, dẫn đến cảm giác tê, ngứa râm ran, khó chịu như bi châm chích. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.
Đau thần kinh tọa Đau thần kinh tọa gây khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Các bệnh về Cơ xương khớp

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hầu hết những cơn đau thần kinh tọa đều xuất phát từ các bệnh về Cơ xương khớp. Đặc biệt, nhóm người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn. Do trong quá trình thoái hóa hoặc chấn thương, khối thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép lên rễ dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau cho người bệnh. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống.

Tuổi tác và đặc thù công việc

Mặc dù đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng nhóm người từ 30 đến 50 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đây là nhóm người nằm trong độ tuổi lao động, chịu ảnh hưởng cột sống nhiều hơn các nhóm đối tượng khác.

Đau thần kinh tọa ở người trẻ xuất phát từ thói quen vận động hàng ngày: mang vác đồ nặng, ngồi sai tư thế…

Người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp… cũng dễ bị đau thần kinh tọa.

Cân nặng

Cân nặng gây áp lực trực tiếp lên cột sống của người bệnh dẫn đến một loạt các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm cả đau thần kinh tọa. Chính vì vậy, người thừa cân, phụ nữ mang thai rất dễ bị đau thần kinh tọa.

Người cao tuổi, người thừa cân dễ mắc đau thần kinh tọa Người thừa cân dễ mắc đau thần kinh tọa

Lối sống ít vận động

Ngồi lâu, không tập thể dục sẽ làm giảm khả năng linh hoạt và độ săn chắc của cơ bắp, từ đó làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.

Hút thuốc

Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng mô cột sống, yếu xương và đẩy nhanh quá trình bào mòn đĩa đệm đốt sống.

Triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến

Giai đoạn đầu, các triệu chứng đau thần kinh tọa không quá rõ ràng. Những cơn đau không gây ảnh hưởng quá nhiều tới người bệnh. Chính vì vậy, mọi người thường xem nhẹ và chỉ đi thăm khám khi những triệu chứng gây cản trở các hoạt động trong cuộc sống. 

Một số dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất bao gồm:

  • Cơn đau: Đây là dấu hiệu đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Các cơn đau với mức độ khác nhau, từ nhẹ nhàng, âm ỉ đến dữ dội, đôi khi cảm thấy như bị điện giật. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng ở vùng lưng dưới, hông, dọc hai chân, mặt sau đùi, cẳng chân, mắt cá, gót chân. 

    Thậm chí, có thể đau cả khi người bệnh thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột như ho, hắt hơi…
  • Cảm giác tê, ngứa râm ran, nóng rát ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là phần thắt lưng đổ xuống như mông, sau đùi, cẳng chân,...

  • Đau khi đứng lên, ngồi xuống

  • Khả năng di chuyển suy giảm rõ rệt: Bệnh nhân cảm thấy yếu cơ chân, gặp khó khăn khi nhón gót chân.

  • Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân.

Rất nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn đau thần kinh tọa với các bệnh lý về cột sống khác vì có các triệu chứng tương tự:

  • Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm đều khiến bệnh nhân chịu những cơn đau không mấy dễ chịu. Nhưng nếu cảm thấy phần thắt lưng đau dữ dội thay vì đau toàn thân, có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa (đối với người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng).

  • Triệu chứng đau thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê khá giống nhau, đau dọc từ lưng rồi lan dần xuống bàn chân. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai căn bệnh này nằm ở vị trí đau. Đau thần kinh tọa khiến người bệnh đau nhiều ở hông, có thể đi lại khập khiễng, mỗi cử động đều đau nhức. Hội chứng cơ hình lê thường không gây đau ở đùi, các triệu chứng sẽ giảm dần khi hướng bàn chân ra ngoài khi bộ.

Vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng đau cơ xương khớp bất thường thì bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh 

Nếu không được chữa trị kịp thời, đau thần kinh tọa sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này:

Teo cơ vận động

Để hạn chế cảm giác đau đớn, đa phần bệnh nhân sẽ ít vận động hơn. Lâu dần, các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa sẽ bị teo lại và mất dần chức năng. Điều này dẫn đến liệt một phần cơ thể, đại tiểu tiện không tự chủ...

Chi dưới bị bại liệt

Nặng hơn teo cơ, người bệnh có thể đối mặt với liệt chi dưới. Đây được xem như biến chứng nguy hiểm nhất. Lúc này, người bệnh gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào những người xung quanh trong sinh hoạt hàng ngày.

Cứng cột sống

Dấu hiệu rõ ràng nhất của biến chứng đau thần kinh tọa chính là xuất hiện các cơn co thắt cơ bắp, cảm giác mất lực ở chi dưới. Người bệnh sẽ cảm thấy cứng cột sống khi nghiêng người hoặc di chuyển.

Sau một thời gian, dáng đi, đứng của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày gặp khó khăn mà còn khiến tinh thần bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa và điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì vậy, cần áp dụng ngay những biện pháp dưới đây để phòng ngừa và cải thiện sớm các triệu chứng của bệnh lý này:

Cải thiện chế độ ăn uống

Để điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân bằng việc bổ sung đầy đủ những nhóm dinh dưỡng sau:

  • Vitamin B6: Bên cạnh cải thiện sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, Vitamin B6 còn hỗ trợ dẫn truyền thần kinh hiệu quả. Bệnh nhân có thể bổ sung vitamin B với chuối, cà rốt, ngũ cốc,...

  • Vitamin C: Đây cũng là nhóm chất rất cần thiết khi điều trị đau thần kinh tọa. Vitamin C thúc đẩy quá trình làm lành các mô tổn thương, hỗ trợ giảm viêm, tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm chanh, bưởi, cam,...

  • Vitamin A: Mục đích bổ sung vitamin A là thúc đẩy tuần hoàn máu, đặc biệt là lượng máu lưu thông đến chân. Vì vậy, cảm giác đau chân sẽ thuyên giảm đáng kể - điều này cực kỳ quan trọng với bệnh nhân đau thần kinh tọa. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, ớt chuông,...

Ăn uống lành mạnh góp phần đẩy lùi đau thần kinh tọa Ăn uống lành mạnh góp phần đẩy lùi đau thần kinh tọa

Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp

Đây là cách điều trị đau thần kinh tọa đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Bạn hãy chọn các loại ghế tựa có đường cong tương tự cột sống lưng hoặc có thể cuộn khăn hay đặt một chiếc gối sau lưng để thay thế. Độ cao hông và đầu gối cần phù hợp với tư thế ngồi.

Bạn nên duy trì tư thế này trong thời gian dài để góp phần điều trị đau thần kinh tọa.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Không ai có thể phủ nhận được lợi ích to lớn của tập thể dục đều đặn trong việc cải thiện sức khỏe. Các bài tập thể dục cần tập trung vào tăng sức mạnh ở lưng, tăng sự dẻo dai của vùng thắt lưng hông và nhóm cơ đùi sau.

Trong quá trình luyện lập, người đau thần kinh tọa cần dựa theo tình trạng thực tế của bản thân để có thể lựa chọn bài tập phù hợp nhất. Người bệnh có thể bắt đầu từ những bài tập đơn giản nhất như đi bộ chậm, yoga,... rồi tăng dần cường độ.

đau thần kinh tọa Các bài tập phù hợp giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau thần kinh tọa

Sử dụng thuốc

Cùng với những phương pháp như cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục,... người bệnh nên thăm khám bác sĩ để định hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân đau thần kinh tọa một số loại thuốc giúp ức chế các triệu chứng viêm hoặc có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp nặng.

Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể sử dụng cho người bệnh bị đau thần kinh tọa bảo gồm acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen... Tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và nên sử dụng đúng liều lượng quy định, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến gan, thận và dạ dày… 

Vật lý trị liệu 

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, điều chỉnh vị trí cột sống, giảm căng cứng cơ và cải thiện vận động. Phương pháp này vừa giúp phục hồi chức năng vận động của các nhóm cơ xương khớp và thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Điều trị đau thần kinh tọa tại Hồng Ngọc, mỗi người bệnh sẽ có một phác đồ riêng biệt, phù hợp với từng mức độ bệnh khác nhau. Đặc biệt, vật lý trị liệu của Hồng Ngọc ứng dụng công nghệ Đức với các dòng máy như điện xung, xung kích, giao thoa, thủy trị liệu,... cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp tăng kiệu quả trị liệu lên gấp 5 lần, khôi phục tầm vận động nhanh chóng.

Phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa không còn tác dụng thì phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị đau thần kinh tọa. Có 2 kiểu phẫu thuật cho người đau thần kinh tọa đó là cắt bỏ đĩa đệm và cắt bỏ cung sau.

  • Cắt bỏ đĩa đệm: bác sĩ sẽ loại bỏ tất cả những thứ đang chèn ép lên dây thần kinh tọa, có thể là một đĩa đệm thoát vị, gai xương... Mục đích của phương pháp này là giúp loại bỏ nguyên nhân gây đau thần kinh tọa. Đôi khi bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ toàn bộ đĩa đệm để khắc phục vấn đề này. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân để giúp quá trình phẫu thuật được thuận lợi.

  • Cắt bỏ cung sau (mở ống sống): bác sĩ sẽ cắt bỏ những lớp màng mỏng bao phủ lên tủy sống và các mô nào chèn ép vào dây thần kinh. 

Khoa Cơ xương khớp BV Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều người đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp, trong đó có đau thần kinh tọa. Khách hàng có thể đăng ký khám và điều trị bệnh TẠI ĐÂY:

**Lưu ýNhững thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay