Đau mông khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu mẹ cũng đang đối mặt với tình trạng này, hãy tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây để không phải chịu những cơn đau ê ẩm vùng mông và hông nhé!
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mông khi mang thai mẹ bầu có thể tìm hiểu để nắm bắt rõ tình trạng của mình như sau:
Do sự thay đổi hormone và trọng lượng cơ thể mẹ
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mông khi mang thai. Cân nặng của mẹ lúc này tăng nhanh dẫn tới áp lực lên xương chậu, hình thành nên các cơn đau xương chậu và đau mông.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ có cơ chế sản sinh ra hormone thai kỳ relaxin giúp giãn nở tử cung và niêm mạc. Đồng thời nới lỏng các khớp, giãn dây chằng khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây nên các cơn đau mông và đau ở hông.
Cân nặng tăng nhanh là nguyên nhân dẫn tới đau mông khi mang thai
Do ảnh hưởng của bệnh trĩ
Chế độ ăn uống không khoa học cùng sự giãn nở của tử cung gây áp lực lên hậu môn và trực tràng ở bà bầu là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Mẹ bầu có thể bị sa búi trĩ, thậm chí chảy máu hậu môn do trĩ và gặp phải các cơn đau mông khi ngồi xuống hoặc đi đại tiện.
Do đau vùng chậu
Triệu chứng đau nhức vùng mông hông còn gọi là trệt hông khi mang thai hoặc sút hông khi mang thai. Cơn đau vùng chậu xảy ra khi trọng lượng của thai nhi tăng lên. Làm mẹ bầu bị đau mông khi mang thai rõ rệt hơn vào 3 tháng cuối.
Do đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa xảy ra khi có áp lực lên dây thần kinh tọa chạy dọc từ vùng mông xuống chân. Trong thời gian thai kỳ hiện tượng này có thể khiến dây thần kinh bị kích thích hoặc viêm.
Tử cung lúc này lại mở rộng càng làm tăng thêm áp lực lên dây thần kinh tọa. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh mẽ cùng với sự thay đổi tư thế của em bé, ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vùng mông, gây nên các triệu chứng xuất hiện ở mẹ như:
Đau mông khi mang thai có thể do đau dây thần kinh tọa gây nên
Do mẹ ngồi sai tư thế
Trọng lượng cơ thể mẹ thay đổi theo thời gian, kích thước bụng ngày càng lớn sẽ khiến mẹ khó khăn hơn trong di chuyển. Tư thế của các bà bầu cũng từ đó mà liên tục thay đổi ở giữa và cuối thai kỳ.
Với chiếc bụng to, cơ thể phụ nữ sẽ bị kéo về phía trước, gây mất cân bằng. Khi ngồi và đi lại xương hông phải chịu áp lực nặng nề dẫn đến các cơn đau lưng, hông và có thể lan tỏa sang vùng mông.
Do cơn đau chuyển dạ
Các cơn đau chuyển dạ hay gò tử cung khiến một số chị em bị chuột rút ở bụng và ở lưng, có thể kéo dài đến mông. Bản chất của các cơn đau này không giống nhau. Có một số mẹ như bị chuột rút trong khi một số mẹ lại cảm thấy đau nhói.
Có thể bạn quan tâm:
Đau mông khi mang thai, đặc biệt là đau mông khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng dễ gặp trong thai kỳ của người phụ nữ và sẽ hết sau khi sinh con. Mặc dù vậy, một số trường hợp các cơn đau mông, đau hông do các cơn gò tử cung bất thường có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy thai phụ sắp sinh.
Khi mang thai, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến việc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu gặp phải:
Đau mông kèm theo những triệu chứng bất thường thì mẹ nên đi khám sớm
Mẹ bầu không được tự ý điều trị bằng thuốc vì việc sử dụng thuốc tây cho người mang thai cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nó mang lại. Chính vì vậy nên lưu ý cẩn trọng và cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ:
Tuy nhiên các loại thuốc này mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ dược sĩ có chuyên môn do chúng có thể gây nên tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp đỡ mẹ bầu trong trường hợp tình trạng đau nhẹ, không cần can thiệp y tế.
Đối với tình huống mẹ bầu đau mông mông liên quan đến bệnh trĩ, bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà sau đây để giảm bớt cơn đau, ví dụ như:
Tắm nước ấm hoặc tắm ngồi sẽ rất tốt cho mẹ
Có thể bạn quan tâm:
Đối với tình huống mẹ bầu đau mông liên quan đến tình trạng đau thần kinh tọa hoặc đau đai chậu. Mẹ bầu có thể áp dụng một số hướng điều trị như sau:
Mẹ bầu có thể khắc phục cơn đau mông bằng các bài tập tại nhà, cụ thể như sau:
Bơi lội giúp mẹ bầu thư giãn toàn thân và mang lại giá trị sức khỏe tốt
Để hạn chế tối đa tình trạng này, các chị em nên chủ động phòng tránh bằng một số phương pháp như:
Đau mông khi mang thai nhìn chung không phải là hiện tượng gì đáng lo ngại ở các bà bầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng kèm theo những hiện tượng lạ bất thường, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị dứt điểm.
Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những chuyên khoa mũi nhọn đã đồng hành cùng bệnh viện từ những ngày đầu thành lập. Không ngừng nâng cao chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, chú trọng đầu tư trang thiết bị – cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện đã mang đến dịch vụ sản khoa chất lượng cao được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Khoa sản Hồng Ngọc hội tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa uy tín, có trình độ chuyên môn cao, dạn dày kinh nghiệm công tác tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội. Chính vì vậy, khi tới thăm khám tại đây, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm.
Trong quá trình mang thai, nếu có triệu chứng nào cảm thấy bất an, mẹ có thể đến Bệnh viện Hồng Ngọc để được khám, tư vấn tận tâm. Đồng thời sẽ được bác sĩ hướng dẫn tận tình, cụ thể cách chăm sóc thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Đăng ký khám thai tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc