9+ dấu hiệu viêm khớp dạng thấp cần lưu ý

9+ dấu hiệu viêm khớp dạng thấp cần lưu ý

09-01-2023

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp tự miễn mạn tính, với tổn thương cơ bản bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp. Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp để kịp thời điều trị sẽ giúp làm chậm đi tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến dạng khớp.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp

Những trường hợp dễ bị bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phụ nữ có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. 

  • Những người có người trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp cũng dễ bị di truyền căn bệnh này. 

  • Người hút thuốc lá nhiều. 

  • Người sống và làm việc ở môi trường kém chất lượng như: môi trường có thể phơi nhiễm amiăng, silica, ô nhiễm, khói bụi hóa học. 

  • Người thừa cân, béo phì, nhất là phụ nữ từ 20 - 55 tuổi. 

Xem thêm: Viêm cột sống dính khớp

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp cần lưu ý

Viêm đa khớp dạng thấp rất nhiều triệu chứng khác nhau, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng ở các cơ quan khác.

Các triệu chứng của khớp

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của người bị viêm khớp dạng thấp. Hiện tượng đau nhức này xảy ra là do các khớp bị viêm trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.

  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài khoảng 1 giờ.

  • Sưng khớp: Ở những vị trí tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên.

  • Nóng da: Vùng da của khớp bị viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh.

  • Đỏ: Phần vùng da khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh.

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp Đau nhức, sưng đỏ là những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường gặp

Các triệu chứng toàn thân

  • Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược cơ thể;

  • Chán ăn, buồn nôn, có thể dẫn đến sụt cân;

  • Đau nhức mỏi cơ toàn thân.

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp Mệt mỏi, đau nhức toàn cơ thể

Các triệu chứng ở các cơ quan khác

  • Xuất hiện hạt hay cục nổi lên trên da, cứng, không chuyển động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính khoảng 5-20mm, ở khớp khuỷu, đa phần không đau nhưng đôi khi cũng rất đau.

  • Có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị ngay.

  • Có thể bị khàn giọng do ảnh hưởng đến thanh quản.

  • Dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim; viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.

  • Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng tổn thương ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt, khô mắt hoặc có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng.

  • Khi bệnh viêm khớp dạng thấp kéo dài, trở thành mãn tính, người bệnh có thể bị tăng tiểu cầu, số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

Biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp 

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị sớm có thể chuyển biến và gây các biến chứng nguy hiểm như:

  • Loãng xương: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể khiến mật độ xương bị suy giảm, đồng thời, việc ít vận động do đau khớp cũng làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

  • Hình thành các nốt thấp khớp: Những nốt sần cứng hay còn gọi là nốt thấp khớp, thường hình thành ở các điểm áp lực xung quanh khớp như khuỷu tay, ngón tay. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả phổi.

  • Nhiễm trùng: Quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó gia tăng tình trạng nhiễm trùng.

  • Hội chứng ống cổ tay: Viêm khớp dạng thấp ở cổ tay có thể gây chèn ép dây thần kinh cổ tay dẫn đến viêm gân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hội chứng ống cổ tay.

  • Hội chứng Sjogren: Khi bệnh viêm khớp dạng thấp chuyển biến nặng có thể gây biến chứng hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn làm giảm lượng ẩm ở miệng và mắt, gây khô mắt và miệng.

  • Tổn thương thần kinh: Triệu chứng đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng của bệnh có thể dẫn đến những tổn thương về thần kinh.

  • Đau dạ dày và ruột: Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị đau dạ dày và ruột do sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

  • Bệnh phổi: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ xơ sẹo phổi gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi.

  • Viêm mạch máu: Mạch máu có thể bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp dẫn đến biến dạng khớp

Đa số những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thường chủ quan không đến bệnh viện thăm khám thường xuyên và điều trị đúng cách dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến cho bệnh ngày càng trở nặng. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý có tỷ lệ tàn phế cao do tình trạng phá hủy khớp gây nên nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Do đó, việc điều trị bệnh sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng. Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp, người bệnh hãy chú ý theo dõi cơ thể của mình và chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám thường xuyên và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.  

Xem thêm:Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp, Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng bị viêm khớp dạng thấp được thăm khám và điều trị sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:

– Thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từng công tác tại các bệnh viện lớn trong & ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Royal North Shore Úc…

– Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu đồng bộ của Mỹ: Máy MRI SIGNA Prime, Máy CT 128 dãy (Mỹ), máy đo loãng xương Hologic (Mỹ), máy siêu âm khớp Logiq P7,… cho hình ảnh sắc nét, phát hiện chính xác khối u, tổn thương xương khớp… ở giai đoạn khởi phát.

– Khoa còn kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong điều trị, sử dụng hệ thống máy trị liệu của Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp bệnh nhân lấy lại vận động nhanh chóng, giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối.

– Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân

– Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…

– Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí

– Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân

Nếu bạn vẫn băn khoăn và muốn nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0243 927 5568 (máy lẻ 2225, 2265) hoặc đăng ký vào form dưới đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi Fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay