Dấu hiệu con bạn bị rối loạn phát triển

Dấu hiệu con bạn bị rối loạn phát triển

15-11-2013
Sống khỏe

Rối loạn phát triển ở trẻ em ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hội chứng này liên quan đến các vấn đề kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

Rối loạn phát triển là tình trạng như thế nào?

Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thường thì trẻ mắc hội chứng rối loạn phát triển (tên gọi khác là Asperger) ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng. 

Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. 

Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần, người mắc hội chứng Asperger có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình, họ không có khuyết tật học tập mà nhiều người tự kỷ mắc phải, nhưng họ vẫn có thể gặp khó khăn trong việc học tập, đặc biệt trong việc hiểu và xử lý ngôn ngữ. 

Rối loạn phát triển ở trẻ Bé trai là đối tượng có tỷ lệ mắc chứng rối loạn phát triển cao hơn bé gái

Mức độ phổ biến của hội chứng rối loạn phát triển

Bệnh tự kỷ bao gồm hội chứng Asperger có mức độ phổ biến khá nhiều. Theo thống kê có khoảng 700.000 người tự kỷ ở Anh - tỷ lệ 1/100. 

Bệnh có thể xảy đến đối với bất kỳ ai thuộc bất kỳ quốc tịch, nền văn hóa, tôn giáo và xã hội nào. Nam giới có khả năng cao mắc phải rối loạn phát triển hơn so với nữ giới. 

Triệu chứng của hội chứng rối loạn phát triển

Người mắc hội chứng Asperger sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Để ý nếu con bạn có dấu hiệu thiếu kỹ năng xã hội trầm trọng. Đây là một trong những biểu hiện chính của các bệnh nhân mắc hội chứng Asperger. Trẻ mắc bệnh này khó duy trì tình bạn, khó chơi với trẻ cùng tuổi mình và thậm chí là duy trì được một cuộc trò chuyện.

  • Kỹ năng vận động tinh tế của trẻ. Một trẻ Asperger có xu hướng kém cỏi trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, chúng khó khăn trong việc phối hợp nên không thể thả được một khối vuông vào trong một ô vuông.

  • Lưu ý nếu con bạn có bất cứ trục trặc nào về giác quan. Chẳng hạn, con bạn sẽ không ăn sữa chua vì bé không thích cảm giác của nó ở trong miệng.

  • Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bé. Trẻ Asperger thường thể hiện trí thông minh bằng hoặc trên trung bình, và có thể nhận diện các từ vựng vượt quá trình độ của mình. Tuy nhiên, cùng lúc, chúng lại khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ. Chúng có thể biết nghĩa của một từ, nhưng không thể luận ra xem cách sử dụng nó trong một câu.

  • Chú ý đến tinh thần của trẻ cũng như các biểu hiện thể chất. Thường thì trẻ Asperger cảm thấy lo lắng, trầm cảm, rối loạn phản kháng.

  • Để ý nếu con bạn có những sở thích đặc biệt. Trẻ Asperger thường có một mối quan tâm đặc biệt nào đó và quá bị ám ảnh với nó.

    Đó có thể là việc yêu thích các con tàu, khủng long hoặc thậm chí các trường đoạn phim. Chúng học hỏi rất nhiều về các sở thích đặc biệt này và thường trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy.

  • Ghi lại tất cả các hành vi khác thường của trẻ, và đưa trẻ đến gặp chuyên gia thần kinh, đã từng tiếp xúc với nhiều trẻ mắc các rối loạn trong phổ tự kỷ.

Rối loạn phát triển ở trẻ Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để bé phát triển tốt nhất

Nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn phát triển

Nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ, bao gồm hội chứng Asperger vẫn chưa được tìm ra. Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh.

Chẩn đoán hội chứng rối loạn phát triển

Hiện tại không có xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán hội chứng này ở người lớn. 

Rối loạn phát triển thường được chẩn đoán từ thời thơ ấu, bác sĩ sẽ đánh giá trẻ thông qua các lĩnh vực:

  • Phát triển ngôn ngữ

  • Giao tiếp xã hội

  • Biểu cảm nét mặt khi giao tiếp

  • Tương tác với người khác

  • Thái độ đối với sự thay đổi

  • Kỹ năng vận động

Điều trị hội chứng rối loạn phát triển

Không có một phương pháp cụ thể nào được áp dụng cho tất cả các trẻ, bác sĩ sẽ thử một vài phương pháp để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đào tạo kỹ năng xã hội bằng các buổi nói chuyện trực tiếp hoặc theo nhóm, dạy trẻ cách tương tác với người xung quanh

  • Ngôn ngữ trị liệu: mục đích cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp trẻ thay đổi cách suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc bản thân và các hành vi lặp đi lặp lại. 

  • Phân tích hành vi ứng dụng, dành lời khen cho các hành vi tốt của trẻ

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay