Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể sẽ phải trải nghiệm một triệu chứng mới khi mang thai, đó là triệu chứng đau ở bụng dưới, đặc biệt là những khi bạn gắng sức. Đó có thể là triệu chứng của đau dây chằng khi mang thai.
Dây chằng là một nhóm các mô xơ cứng có tác dụng hỗ trợ cơ bắp và các cơ quan nội tạng của bạn. Trong thai kỳ, dây chằng cũng sẽ mở rộng và phát triển để hỗ trợ tử cung khi tử cung trở nên lớn hơn.
Khi dây chằng căng, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và ê ẩm, đó chính là các cơn đau dây chằng. Hầu hết các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ đảm bảo với bạn rằng những cơn đau như vậy là bình thường.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơn đau dây chằng có thể tăng do tử cung của bạn đã phát triển lớn hơn nhiều và các dây chằng phải căng ra hơn nữa để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai …
Có 1 số cách bạn có thể áp dụng để làm giảm sự khó chịu của các cơn đau dây chằng.
Một số biện pháp khắc phục cơn đau dây chằng khi mang thai:
Cơn đau dây chằng khi mang thai sẽ giảm đi theo thời gian và đến bất ngờ. Nếu bạn đang trải qua một cơn đau mà càng lúc càng tồi tệ hơn thay vì chỉ là 1 sự khó chịu, điều này có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn.
Những chứng bệnh có triệu chứng đầu tiên tương tự như một cơn đau dây chằng có thể là:
Có thể bạn sẽ là một thai phụ may mắn khi không phải trải qua hoặc chỉ trải qua 1 số ít lần các cơn đau dây chằng. Không phải tất cả thai phụ đều phải trải qua các cơn đau này.
Và các cơn đau dây chằng khi mang thai cũng ít xuất hiện hơn ở các phụ nữ mang thai lần đầu so với các phụ nữ mang thai lần thứ hai, thứ ba và tiếp theo.
Sau khi sanh, tử cung của bạn sẽ co lên, bụng của bạn sẽ nhỏ lại và các dây chằng cũng sẽ trở lại hình dạng và kích thước trước khi mang thai. Việc này cũng có thể gây ra một số đau đớn nhưng nó cũng đáng mong chờ và không quá khó chịu như khi dây chằng căng ra để nâng đỡ em bé.