Đau: Tổng quan về nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

Đau: Tổng quan về nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

03-07-2024
Sống khỏe

Đau là gì?

Đau là một cảm giác khó chịu được gây ra bởi kích thích mạnh hoặc có hại, khi mô tế bào bị tổn thương. Đau cũng là kinh nghiệm được đánh giá bởi nhận thức chủ quan của từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, cũng là dấu hiệu của bệnh tật – giúp cảnh báo người bệnh tìm ra nguyên nhân để chữa, cải thiện.

Đau là yếu tố quan trọng giúp thông báo dấu hiệu sinh tồn của một người

Đau cũng được định nghĩa là những cảm giác được tạo ra từ hệ thống thần kinh, khi có tác động từ các thụ thể cảm nhận đau. Nhờ cảm giác được điều đó, mà con người tích lũy được phản xạ, kinh nghiệm để tránh không tiếp tục bị chấn thương nữa.

Cơ sở nguồn gốc của cảm giác đau

Cơ sở nguồn gốc của cảm giác đau bao gồm: cơ sở giải phẫu, sinh hóa, sinh lý. Nó giúp giải mã được tính chất, cường độ, thời gian và vị trí của cảm giác đau. 

Cảm giác đau xuất hiện tại vị trí có tổn thương tuy khó chịu, nhưng lại là một dấu hiệu tích cực giúp báo động tới cơ thể. Từ đó, con người có phản xạ đáp ứng phù hợp, giúp loại trừ các tác nhân gây đau. Đây cũng là kết quả của một quá trình sinh lý phức tạp, bao gồm nhiều sự kiện và có sự tham gia của nhiều yếu tố.

Cảm nhận cảm giác đau

Con người cảm nhận được cảm giác đau thông qua các yếu tố: 

  • Thụ cảm thể: các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể giúp dẫn truyền cảm giác đau đến não.

  • Các chất trung gian hóa học: một số trường hợp khi các thụ cảm thể chưa nhận biết được cơn đau, các chất trung gian hóa sẽ được giải phóng ra, tác động lại tới các thụ cảm thể. Từ đó, cơ thể nhận biết được cảm giác đau đớn.

  • Dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống: do thân tế bào neuron thứ nhất nằm ở hạch gai rễ sau đảm nhiệm. Tuy các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau, nhưng chúng vẫn thông báo tín hiệu đau.

  • Dẫn truyền cảm giác từ tủy sống tới não: cảm giác đau đi từ tủy sống tại hạch thần kinh tủy sống và tạo ra các synap ở sừng sau tủy sống. Từ đó sợi dẫn truyền sẽ truyền lại cảm giác đau tới vỏ não.

  • Trung tâm nhận cảm đau: là trung tâm cảm nhận đau trung ương gồm các tế bào thuộc neurone cảm giác thứ ba giúp nhận biết cơn đau.

Cơ sở tâm lý

Yếu tố cảm xúc

Yếu tố cảm xúc cũng gây ảnh hưởng trực tiếp lên cảm giác đau, làm chúng tăng hay giảm mức độ. Khi tâm trạng vui vẻ, thoải mái – cơn đau có thể giảm đi; ngược lại khi cảm xúc khó chịu, buồn, bực dọc – cơn đau sẽ khuyếch đại hơn. 

Trong một số trường hợp, cảm xúc là nguyên nhân của cơn đau. Ví dụ một người bệnh mạch vành khi chịu tác động của cảm xúc mạnh, có thể bị lên cơn đau thắt ngực cấp tính. Cơn đau khi đó lại tác động trở lại cảm xúc, khiến người bệnh có trạng thái lo lắng, cáu gắt, hoảng hốt,…

Yếu tố nhận thức

Nhận thức có vai trò quan trọng ảnh hưởng lên quá trình tiếp nhận cảm giác nói chung và ở cảm giác đau nói riêng. Các yếu tố về hành vi, môi trường, xã hội, quan điểm, tình huống,… cũng góp phần tạo ra nhận thức khác nhau của mỗi người về cơn đau. 

Ví dụ như: một quan nhân khi bị đau đớn về thể xác sẽ thấy ít đau hơn, với tâm trạng tốt hơn. Còn một người công nhân khi bị đau sẽ có những biểu hiện tiêu cực khi cơn đau làm gián đoạn công việc, mất thu nhập, trở thành gánh nặng,…

Yếu tố hành vi thái độ

Vấn đề này được thể hiện bằng lời nói, hoặc bằng các cử chỉ: than phiền, điệu bộ, tư thế, khả năng duy trì hành vi bình thường. Các biểu hiện hành vi trước tình trạng đau giúp phản ảnh tầm quan trọng, nhận định thái độ của mọi người trước cơn đau.

Các yếu tố hành vi thái độ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cách giáo dục, văn hóa dân tộc và chuẩn mực xã hội. Ngoài ra, phản ứng của những người xung quanh cũng ảnh hưởng tới cảm giác đau, cách ứng xử của bệnh nhân bị đau.

Phân loại đau

Phân loại theo cơ chế

Bao gồm:

  • Đau do cảm thụ thần kinh: là tình trạng đau do các kích thích nhận cảm đau bị tổn thương – dẫn truyền tới thần kinh trung ương. Đây là cơ chế thường gặp trong phần lớn các chứng đau cấp tính (thoái hóa, nhiễm trùng, chấn thương,…). Còn ở giai đoạn mạn tính, tình trạng thường xảy ra ở các bệnh có tổn thương giai dắng: đau do dung thư, đau khớp mạn tính.  

  • Đau do nguyên nhân tâm lý: người bệnh gặp các cảm giác, ám ảnh về cảm giác đau ở trong tâm trí, khiến cơn đau bị lan tỏa, khuyếch đại hơn so với thực tế. Cảm giác đau có thể giảm bớt khi người bệnh tập trung chú ý vào vấn đề khác, hoặc được giải tỏa tâm lý về tình trạng này. Vấn đề đau do nguyên nhân tâm lý không giảm bớt khi dùng thuốc giảm đau, nên người bệnh cần điều trị với bác sĩ tâm lý.

  • Đau do nguyên nhân thần kinh: xảy ra khi người bệnh gặp di chứng sau tổn thương, hoặc khi cắt dây thần kinh ngoại vi (liệt 2 chân, cắt đoạn thần kinh, đau zona, đau dây V).

Cơn đau do nguyên nhân thần kinh đặc trưng với cảm giác đau bỏng rát, đau như kim châm, điện giật

Phân loại theo tính chất và thời gian của cơn đau

Phân loại theo tính chất và thời gian của cơn đau thường hay được sử dụng để phân loại cơn đau. Thường là phân loại theo mức độ cơn đau.

Đau cấp tính

Cơn đau cấp tính là cơn đau không thường xuyên xuất hiện. Chúng có cường độ mạnh, thường là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nào đó của cơ thể. Đau cấp tính là cơ sở chẩn đoán quan trọng nhằm xác định một nguồn gốc hoặc vấn đề tổn thương ở cơ thể cần điều trị.

Cơn đau cấp tính bao gồm:

  • Đau sau vết bỏng

  • Đau sản khoa – đau do sinh nở

  • Đau sau chấn thương, đau sau phẫu thuật

Đau mãn tính

Ngược lại với vấn đề trên, đau mãn tính là tình trạng đau dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Cơn đau làm cho cơ thể mất đi thể lực, ảnh hưởng tâm lý và các vấn đề xã hội. 

Những người có cơn đau mãn tính thường phải đi điều trị nhiều lần, thường xuyên. Điều này làm người bệnh dễ nản chí, mất niềm tin khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn

Các cơn đau mãn tính là:

  • Đau lưng, đau đầu, đau cơ,…

  • Đau do bệnh lý được chẩn đoán là mãn tính

  • Đau do nguyên nhân thần kinh

  • Đau ung thư và HIV

Đau ung thư: bao gồm cả cơn đau mãn tính và cấp tính do sự chèn ép hoặc xâm lấn từ khối u. Cơn đau được mô tả là đau nhức, đau day dứt, đau như dao đâm,…

Đau do HIV: cơn đau lan tỏa khắp cơ thể. Ví dụ tại hệ tiêu hóa, các cơn đau biểu hiện dưới dạng đau họng, nấm miệng, loét miệng, đau khó nuốt,… Cơn đau hệ cơ xương với các biểu hiện đau viêm khớp,…

Phân loại theo khu trú

Cơn đau cục bộ

Tình trạng này là khi người bệnh thấy đau khu trú với cơn đau trùng với khu trú của quá trình bệnh lý. Ví dụ như người bệnh thấy đau viêm dọc trong ở một vị trí nào đó, thì cơn đau có thể xuất phát ở vị trí giải phẫu của khu vực đó, ứng với dây thần kinh gần nó nhất.

Đau xuất chiếu

Là khi khu vực đau, không trùng với vị trí có kích thích trong hệ cảm giác. 

Ví dụ: người bệnh gặp chấn thương vùng đầu, gần trung tâm của hệ thần kinh – nhưng cơn đau đầu lại nằm ở đầu ngoại vi xa trung tâm của dây thần kinh đó.

Đau lan xiên

Đau lan xiên là cảm giác đau được gây ra do sự lan tỏa từ một nhánh dây thần kinh bất kỳ, sang một nhánh thần kinh khác.

Ví dụ: một người gặp vấn đề với một trong ba nhánh đau của dây thần kinh V, có thể đau lan sang các vùng khác – miễn là nó chung nhánh với dây V.

Cơn đau dây thần kinh V gây cơn đau ám ảnh tại các vùng mà nó đi qua

Đau phản chiếu

Đây là một dạng giống với đau lan xiên, nhưng nó xuất phát từ nội tạng và lan xiên tới một vùng da nào đó. Hiện tượng này có tương đồng với thuyết phản chiếu – cơ chế phản xạ đốt đoạn.

Ngoài cảm giác đau phản chiếu, người bệnh cũng có thể tăng cảm giác khi đau. Ví dụ như đau thắt lưng sẽ có biểu hiện đau tại mặt trong cánh tay trái, hoặc đau quặn gan biểu hiện bằng đau vùng đỉnh xương vai trái.

Cách chẩn đoán cơn đau

 Cơn đau được đánh giá tùy theo nhận thức chủ quan của từng người. Do đó, mỗi người sẽ có các cảm nhận đau khác nhau. Cũng vì vậy mà việc chẩn đoán, đánh giá mức độ đau rất phức tạp, khó thống nhất. 

Một số thang điểm chẩn đoán và đánh giá mức độ đau có thể đánh giá được một vài phần. Cụ thể như:

  • 0 điểm: không có cảm giác đau.

  • 1 điểm: cơn đau nhẹ khiến người bệnh hầu như không nghĩ tới. Thỉnh thoảng có thấy đau nhẹ.

  • 2 điểm: đau vẫn nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện đau nhói.

  • 3 điểm: làm người bệnh chú ý, có thể khiến người bệnh mất tập trung. Tuy nhiên, đa phần mọi người vẫn có thể thích ứng với nó.

  • 4 điểm: cảm thấy đau vừa phải. Cảm giác này có thể giảm bớt khi người bệnh tập trung vào một cái gì đó.

  • 5 điểm: tần xuất, mức độ đau nhiều hơn khiến người bệnh không thể quên đi cơn đau. Tuy nhiên, vẫn có thể duy trì trạng thái làm việc.

  • 6 điểm: mức độ đau nhiều hơn, ở mức vừa phải nhưng vẫn gây khó tập trung, ảnh hưởng tới sinh hoạt.

  • 7 điểm: đau nhiều và ảnh hưởng tới các giác quan, gây hạn chế tới sinh hoạt hàng ngày kể cả giấc ngủ.

  • 8 điểm: cơn đau dữ dội gây hạn chế hoạt động.

  • 9 điểm: đau nhiều, đau không kiểm soát, đau đến mức rên rỉ.

  • 10 điểm: người bệnh nằm liệt giường với cơn đau kinh khủng. Ngoài ra người bệnh có thể đau tới mức nói mê, mê sảng. 

Thang điểm về cơn đau giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Cách điều trị đau

Điều trị nội khoa

Với mục tiêu giảm đau, người bệnh sẽ được điều trị theo nguyên nhân với các đơn thuốc giảm đau, hoặc ngăn chặn dứt điểm nguyên nhân gây đau. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ điều trị cả các triệu chứng kèm theo như: mất ngủ, rối loạn cảm xúc, hỗ trợ phục hồi chức năng – giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với cuộc sống trở lại.

Các loại thuốc giảm đau cũng được phân thành các bậc tương ứng:

  • Đau nhẹ: người bệnh sử dụng thuốc không có opioid, hoặc thuốc chống viêm không phải steroid NSAID.

  • Đau trung bình: dùng thuốc có opioid nhẹ, kèm theo thuốc có opioid (tùy trường hợp) và các loại thuốc hỗ trợ khác.

  • Đau nặng: kê thuốc opioid mạnh, có thể kèm theo thuốc không chứa opioid và các loại thuốc hỗ trợ.

Điều trị kích thích thần kinh

Các kĩ thuật điều trị kích thích thần kinh cũng được áp dụng để điều trị đau. 

  • Kích thích điện thần kinh qua da với tần số cao: phương pháp sử dụng điện cực bề mặt để đặt trên vùng đau. Phương pháp cho tác dụng giảm đau từ cơ chế đóng cổng kiểm soát và kích thích để giải phóng morphin nội sinh.

  • Kích thích tủy sống: sử dụng điện cực tại vùng dưới vỏ não để kích thích quanh não thất và vùng đồi thị.

  • Kích thích từ trường xuyên sọ: phát xạ dòng điện từ cuộn dây điện từ tới vỏ não. Từ đó, phương pháp giúp thay đổi chức năng điện thần kinh của não bộ để điều trị đau.

Phương pháp điều trị từ trường xuyên sọ tại BV Hồng Ngọc

Đau là một biểu hiện cảnh báo các tổn thương, bất thường tại một vị trí. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà bỏ lỡ cảnh báo của cơ thể. Với tình trạng đau và điều trị đau, người bệnh có thể tới thăm khám tại BVĐK Hồng Ngọc – nơi đây có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Các bác sĩ có chuyên khoa liên quan
Bác sĩ
Trịnh Tú Tâm

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay