Danh sách thuốc điều trị viêm gan b mới nhất

Danh sách thuốc điều trị viêm gan b mới nhất

03-06-2020

Mục tiêu của những loại thuốc điều trị viêm gan B là nhằm làm giảm nguy cơ tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm, ngăn ngừa viêm gan B lây truyền sang người khác, cũng như hạn chế các biến chứng cho bệnh nhân. Việc nắm rõ thông tin sẽ giúp quá trình điều trị mang đến hiệu quả tích cực.

Tổng quan về phương pháp điều trị thuốc cho bênh nhân viêm gan B

Điều trị viêm gan B cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng để cơ thể tự chống lại nhiễm trùng.

Điều trị viêm gan B mạn tính có thể gồm điều trị triệu chứng và thuốc kháng virus, chống nhiễm trùng hoặc ghép gan trong trường hợp nghiêm trọng hơn.

Hầu hết những người được chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B mãn tính cần điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Điều trị giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ngăn chặn việc truyền bệnh cho người khác.

Thuốc điều trị phơi nhiễm

Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với virus viêm gan B đều cần điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm bao gồm tiêm vắc-xin viêm gan B (HBV) và immunoglobin viêm gan B (HBIG). Nhân viên y tế cho điều trị dự phòng sau khi tiếp xúc và trước khi nhiễm trùng cấp tính phát triển.

Việc điều trị dự phòng này không chữa khỏi nếu nhiễm trùng đã phát triển. Tuy nhiên, nó làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng cấp tính.

Điều trị dự phòng phơi nhiễm viêm gan B khi có tiếp xúc Điều trị dự phòng phơi nhiễm viêm gan B khi có tiếp xúc

Danh sách thuốc điều trị viêm gan B cho người lớn

Interferons điều hòa miễn dịch

  • Pegylated Interferon (Pegasys): tiêm 1 lần/tuàn thường trong 6 tháng đến 1 năm;

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm và trầm cảm.

  • Interferon Alpha (Intron A): tiêm nhiều lần một tuần thường trong 6 tháng đến 1 năm, nhưng điều trị có thể lâu hơn;

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm, trầm cảm và đau đầu. Đây là một loại thuốc cũ không được sử dụng thường xuyên.

Thuốc kháng virus

  • Tenofovir disoproxil (Viread): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ;

  • Tenofovir alafenamide (Vemlidy): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ;

  • Entecavir (Baraclude): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ;

  • Telbivudine (Tyzeka hoặc Sebivo): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Đây được coi là một lựa chọn điều trị dòng thứ hai;

  • Adefovir Dipivoxil (Hepsera): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Đây được coi là một lựa chọn điều trị bậc hai và bệnh nhân phải được theo dõi chức năng thận thường xuyên;

  • Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptodin): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Thuốc cũ, ít hiệu quả hơn, hầu hết mọi người đều bị kháng thuốc trong vòng một hoặc hai năm.

Danh sách thuốc điều trị viêm gan B cho trẻ nhỏ

Trẻ em nhiễm viêm gan B cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa nhi. Việc theo dõi, kiểm tra nên được thực hiện ít nhất 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc dành cho trẻ em bị viêm gan B:

  • Entecavir (Baraclude): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Dành cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên;

  • Tenofovir disoproxil (Viread) uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên;

  • Peginterferon alfa-2a (Pegasys): tiêm 1 lần/tuàn thường trong 6 tháng đến 1 năm.

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm và trầm cảm.

Trẻ em phải được theo dõi chặt chẽ bởi một chuyên gia gan với các xét nghiệm máu thường xuyên.

  • Interferon alpha (Intron A): tiêm nhiều lần một tuần thường trong 6 tháng đến 1 năm, nhưng điều trị có thể lâu hơn.

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm, trầm cảm và đau đầu. Đây là một loại thuốc cũ không được sử dụng thường xuyên.

Trẻ phải được theo dõi chặt chẽ bởi một chuyên gia gan với các xét nghiệm máu thường xuyên.

Đây là một loại thuốc cũ ít được sử dụng.

  • Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, Heptodin): uống 1 viên/ngày trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn, ít tác dụng phụ. Thuốc cũ, ít hiệu quả hơn, hầu hết mọi người đều bị kháng thuốc trong vòng một hoặc hai năm.

Không phải mọi trẻ em bị viêm gan B mãn tính cần phải được điều trị. Trẻ cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa gan dành cho nhi để được thăm khám thường xuyên và quyết định ddieuf trị trong trường hợp cần thiết.

Thuốc điều trị viêm gan B Điều trị viêm gan cần tuân thủ liệu trình điều trị

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B

Một số người mắc bệnh viêm gan B mạn tính (lâu dài) không phát triển các vấn đề nghiêm trọng và có thể sống tích cực, sống đầy đủ mà không cần điều trị. Nhưng những người khác có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Nếu điều này xảy ra thì có thể cần ghép gan.

Điều trị có thể không cần thiết cho tất cả những người bị viêm gan B bởi vì thuốc kháng virus tốn kém và có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.

Các chuyên gia khuyên dùng thuốc kháng virus nếu bệnh nhân có nồng độ cao cả virus viêm gan B và men gan trong máu ít nhất 6 tháng hoặc nếu bị bệnh gan.

Một số loại thuốc chống virus ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của virus viêm gan B có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng lâu dài. Và một số có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi trong khi đang điều trị.

Bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc kháng virus nếu có mức men gan bình thường hoặc chỉ cao hơn một chút so với bình thường trong máu và sinh thiết cho thấy không có dấu hiệu tổn thương gan.

Những người đã cấy ghép nội tạng hoặc uống quá nhiều rượu hoặc sử dụng thuốc bất hợp pháp có thể không thể dùng được một số loại thuốc kháng virus.

Bệnh nhân uống thuốc có thể sẽ cần phải dùng thuốc trong nhiều năm. Vì vậy, cần phải kiểm tra và xét nghiệm máu thường xuyên để xem virus có còn hoạt động trong cơ thể hay không và để tìm hiểu xem gan hoạt động tốt như thế nào./.

Đăng kí khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay