Hotline: 024 7300 8866

Cấp Cứu Ngoài BV: 1900 636 555

  |  

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa dùng thuốc điều trị có sao không?

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé. Điều trị viêm nhiễm phụ khoa không chỉ là thay đổi thói quen sinh hoạt mà còn có thể phải dùng đến thuốc điều trị. Vậy thai phụ bị viêm phụ khoa có thể dùng thuốc đặt âm đạo không? Cùng tìm hiểu!

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm phụ khoa

Có khoảng 90% phu nữ trưởng thành mắc các bệnh lý liên quan đến phụ khoa, trong đó viêm nhiễm vùng kín chiếm tỷ lệ cao nhất. Với phụ nữ mang thai, khi bắt đầu có thai, cơ thể có nhiều thay đổi, đặc biệt là chức năng miễn dịch suy giảm làm mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm hơn người bình thường. Một số nguyên nhân làm mẹ bầu bị viêm phụ khoa đó là:

  • Tăng tiết dịch âm đạo: Khi mang thai, vùng kín của mẹ bầu tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh đúng cách và môi trường âm đạo không được sạch sẽ, khô thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm phụ khoa.
  • Thay đổi nội tiết làm sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ cũng yếu hơn so với thông thường. Từ đó, khiến co cơ thể dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn do không khả năng chống lại vi khuẩn, nấm giảm sút.
  • Việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển, từ đó dễ làm mẹ bầu bị viêm phụ khoa.

Ngoài ra, nguyên nhân làm mẹ bầu bị viêm phụ khoa có thể do việc quan hệ tình dục thiếu an toàn. Việc quan hệ với nhiều người trong quá trình mang thai hoặc không vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ có thể dễ làm mẹ mắc các bệnh tình dục nguy hiểm.

Các loại bệnh viêm phụ khoa mà mẹ bầu thường gặp

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa

Ngứa rát vùng kín là một trong nhũng dấu hiệu bị viêm phụ khoa mẹ bầu cần lưu ý

Viêm phụ khoa là bệnh lý tổng hợp của nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, có một số bệnh điển hình mà rất đông chị em khi đang mang bầu mắc phải như nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo… Mỗi loại bệnh lại có triệu chứng khác nhau.

Nhiễm khuẩn âm đạo

Là bệnh lý nhiễm trùng tại vùng kín do có quá nhiều vi khuẩn bên trong âm đạo, làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và gây viêm nhiễm. Có khoảng 20% mẹ bầu mắc phải nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm: 

  • Ngứa vùng kín, có cảm giác như kiến bò tại vùng “tam giác”
  • Đau khi quan hệ
  • Chảy dịch âm đạo bất thường, dịch có mùi hôi tanh như mùi cá ươn

Viêm âm đạo trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh dục. Mẹ bầu bị viêm âm đạo do trichomoniasis thường cảm thấy ngứa ngáy bộ phận sinh dục, đi tiểu đau và ra nhiều khí hư màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi khó chịu.

Vêm âm đạo do trichomonas có khả năng gia tăng nguy cơ sinh non lên trên 8% và làm tăng tỷ lệ thai chết lưu. Thậm chí, vi khuẩn này còn có thể xâm nhập từ vùng kín của mẹ lên tử cung và tác động vào bào thai. Có khoảng trên 10% trẻ sơ sinh mắc vi khuẩn trichomonoasis bẩm sinh, trong đó tỷ lệ trẻ viêm kết mạc và thậm chí là mù là lên đến trên 50%. 

Nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo chủ yếu do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này ký sinh ở một số vị trí bên trong âm đạo hoặc bên trong da. Vốn Candida là hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột, âm đạo do môi trường acid giữ không cho nấm bùng phát.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, môi trường âm đạo mất cân bằng, bị kiềm hóa khiến nấm Candida phát triển quá mức kiểm soát và gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do mang thai, môi trường âm đạo có sự thay đổi hoặc do mẹ vệ sinh vùng kín bằng xà phòng khiến mất cân bằng pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Mẹ bầu bị viêm phụ khoa do nấm Candida thường dễ dàng điều trị nhưng cũng dễ tái phát, có thể lần sau bệnh sẽ nặng hơn lần trước. 

Nấm Candida âm đạo có thể gây nhiễm trùng sơ sinh, đặc biệt là nhiễm trùng tại mắt, miệng gây các biến chứng như mù lòa bẩm sinh hoặc không ti sữa do đau miệng. 

Nhiễm Strep B âm đạo

Strep B là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở mẹ bầu bị viêm phụ khoa, từ đó gây vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ và có nguy cơ gây sinh non, sảy thai. Mẹ bầu bị viêm âm đạo cho Strep B có khả năng gây nhiễm trùng sơ sinh cho con và khiến trẻ sơ sinh tử vong.

Triệu chứng của nhiễm trùng Strep B âm đạo làm mẹ bầu cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu khó và nước tiểu có màu đục hơn bình thường. Cảm giác luôn bị thôi thúc đi tiểu không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn gây rối loạn đồng hồ sinh học bình thường của mẹ.

Đăng ký khám phụ khoa qua hotline 0916.690.018 hoặc điền thông tin vào form dưới đây

Dấu hiệu chung của các bệnh viêm phụ khoa

Những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm, nhiễm trùng phụ khoa đều có những biểu hiện tương đối giống nhau. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của các mẹ bầu bị viêm phụ khoa. 

  • Ra nhiều khí hư bất thường: Ở nhưng mẹ bầu bị viêm phụ khoa, do tác động của vi khuẩn bên trong âm đạo làm cho dịch vùng kín chịu tác động, khi ra khỏi âm đạo thì chịu một số bất thường như có màu xanh hoặc vàng,, thậm chí có thể có dạng mủ. Ở hầu hết các mẹ bị viêm nhiễm, khí hư sẽ có mùi hôi tanh hoặc hôi chua tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu khí hư có màu trắng và vón cục thì mẹ cũng cần lưu ý vì có thẻ là dấu hiệu của viêm phần phụ. 
  • Ngứa, nóng rát âm hộ do tác động của vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc vùng kín. Chị em thậm chí còn thấy vùng kín nổi mụn đỏ hoặc xước da. 
  • Nước tiểu đục do dính mủ hoặc chịu đau đớn khi tiểu do vi khuẩn làm tổn thương niệu đạo. 
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục,..

Khi có xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào kể trên, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để điều trị bệnh triệt để, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tránh tác động xấu đến thai nhi.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa

Viêm phụ khoa làm mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa dù là bất kỳ bệnh lý nào cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các bệnh lý như viêm âm hộ, viêm cổ tử cung… trong quá trình sinh thường có thể lây vi khuẩn sang em bé dẫn đến nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi, viêm kết mạc, viêm da sau sinh.

Các bệnh phụ khoa lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, sùi mào gà… ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi. Bé có thể nhiễm lậu, giang mau thông qua dây rốn hay có những vết sùi mào gà trên da khi được sinh thường qua đường âm đạo. Do đó, nếu mắc những bệnh này, tốt nhất phụ nữ nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, khiến thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sinh non.

Có thể bạn quan tâm:

Mẹ bầu có nên dùng thuốc trị viêm phụ khoa không?

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt và vệ sinh cơ thể cũng như vùng kín sạch sẽ mỗi ngày là biện pháp mẹ bầu bị viêm phụ khoa nên thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do tình trạng viêm nhiễm quá nặng hoặc một số loại vi khuẩn có thể tác động đến em bé mà mẹ sẽ được kê thuốc điều trị viêm nhiễm. 

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa

Thông thường bà bầu bị viêm phụ khoa sẽ được bác sĩ kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo

Theo đó, hầu hết những thai phụ bị viêm âm đạo đều được kê đơn thuốc phối hợp 3 loại kháng sinh và kháng nấm gồm Neomycin, Polymyxin B và Nystatin. Các loại thuốc này chủ yếu cho tác dụng điều trị tại chỗ và không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Tuy nhiên, mẹ bầu bị viêm phụ khoa tuyệt đối không tự ý dùng bất kể một loại thuốc gì khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Để tìm ra phương án điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tìn để được thăm khám phụ khoa một cách toàn diện. Tùy vào tình trạng của mẹ bầu mà các bác sĩ có thể chỉ đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt hoặc cho sử dụng thuốc kê đơn. 

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa cần làm gì? 

Viêm nhiễm phụ khoa không có dấu hiệu quá rõ ràng nên đôi khi khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Tùy thuộc vào tác nhân gây viêm nhiễm và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp và đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, mẹ bầu bị viêm phụ khoa sẽ được kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh và hạn chế uống kháng sinh vì chúng có thể tác động xấu đến thai nhi. 

Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu bị viêm phụ khoa thì có thể áp dụng một vài biện pháp tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm dưới đây. Lúc này các bộ phận của thai nhi đã tương đối hoàn thiện nên sẽ an toàn hơn:

  • Thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn vì tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể phòng tránh và điều trị viêm âm đạo
  • Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh
  • Mẹ bầu bị viêm phụ khoa có thể dùng men vi sinh nhưng cần lưu ý rằng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn an toàn
  • Khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì mẹ nên kiêng quan hệ tình dục
  • Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao để thụt rửa âm đạo
  • Giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng
  • Không nên áp dụng những mẹo dân gian trị viêm phụ khoa chưa được kiểm chứng

Đặc biệt, mẹ bầu bị viêm phụ khoa không tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số loại thuốc tốt cho người bình thường nhưng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa nên đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị

Bị viêm phụ khoa, mẹ bầu nên đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị

Mẹ bầu nên đi khám phụ khoa ở đâu?

Nhiều mẹ bầu vị viêm phụ khoa không biết nên đi khám thai hoặc khám phụ khoa ở đâu. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần khám phụ khoa trước và trong khi mang thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản một cách tối ưu. Hiện nay, khoa Sản Phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ khám sản và phụ khoa mà nhiều chị em tin tưởng. Khi đến thăm khám tại Hồng Ngọc, mẹ bầu bị viêm phụ khoa sẽ được tận hưởng những dịch vụ tiện ích hàng đầu bao gồm: 

  • Được thăm khám trực tiếp và tiến hành phẫu thuật bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao: Các bác sĩ tại khoa Sản Phụ khoa đều đã từng công tác lâu năm tại khoa sản của các bệnh viện hàng đầu Việt Nam, được đào tạo bài bản, chuyên sâu. 
  • Được sử dụng hệ thống trang thiết bị hiện đại trong khám và phẫu thuật phụ khoa: Tất cả thiết bị chẩn đoán, điều trị đều tối tân, hiện đại đảm bảo mang đến kết quả chính xác nhất. 
  • Được đảm bảo sự bảo mật riêng tư: Sử dụng mô hình khám chữa bệnh riêng tư (một bác sĩ – một bệnh nhân – một điều dưỡng), mọi thông tin về bệnh lý sẽ được bảo mật. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tỉ mỉ và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 
  • Cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản: Khách hàng sẽ được hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ bởi các nhân viên y tế. Điều này giúp phái đẹp cảm thấy thoải mái và tự tin khi tiến hành khám và phẫu thuật phụ khoa.

Trên đây là những thông tin chính về bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ mang thai. Hy vọng mẹ bầu bị viêm phụ khoa sẽ áp dụng hiệu quả để phòng ngừa bệnh hiệu quả cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Bài viết liên quan