Có thể sinh thường sau sinh mổ?

Có thể sinh thường sau sinh mổ?

15-11-2013
Sống khỏe

Bạn đang có bầu bé thứ hai, và sau một lần sinh mổ, bạn thực sự muốn trải nghiệm một ca sinh tự nhiên. Nhưng thành thực mà nói, đây có lẽ là mong muốn rất dũng cảm vì việc này khá rủi ro cho cả mẹ và con. Trước khi quyết định sinh thường sau sinh mổ, hãy tham khảo những yếu tố rủi ro và khả năng thành công được đề cập dưới bài viết dưới đây.

Sinh thường sau sinh mổ là gì?

Thuật ngữ "sinh thường sau sinh mổ" (VBAC) thường được sử dụng để chỉ việc một phụ nữ trải qua một quá trình sinh thường (sinh tự nhiên) sau khi đã từng trải qua một/ nhiều ca sinh mổ trong lần sinh trước đó.

Trong một số tình huống, thai phụ có thể quyết định chuyển từ việc sinh mổ sang sinh thường trong lần mang thai sau đó. Điều này có thể được thực hiện sau khi tư vấn cùng với bác sĩ và dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ và thai. Sinh thường sau sinh mổ là một quá trình yêu cầu sự theo dõi cẩn thận và quản lý tình huống từ phía đội ngũ y tế chuyên nghiệp.

Sinh thường sau sinh mổ đem lại lợi ích gì

Sinh thường sau sinh mổ Sinh thường sau sinh mổ được nhiều mẹ lựa chọn

Không phải tự nhiên mà nhiều bà mẹ sau khi trải qua cảm giác sinh mổ lần đầu đều mong muốn có thể sinh thường vào lần tiếp theo. Việc sinh thường sau sinh mổ có thể đem lại những lợi ích nhất định như:

  • Phục hồi nhanh hơn: Quá trình hồi phục sau sinh thường thường nhanh hơn so với sinh mổ. Mẹ có khả năng tự di chuyển, chăm sóc con và tham gia vào các hoạt động hằng ngày sớm hơn.

  • Rủi ro phẫu thuật giảm đi

    : Sinh mổ luôn đi kèm với rủi ro của phẫu thuật, bao gồm nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy, và các vấn đề sau phẫu thuật. Sinh thường sau sinh mổ giảm thiểu nguy cơ này khi sản phụ bị mất ít máu hơn, giảm cảm giác đau đớn, ít gặp những tổn thương ở những khu vực như bàng quang hay ruột.

  • Khả năng sinh con sau này: Sinh thường sau sinh mổ giúp giảm nguy cơ tổn thương tử cung, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sinh con trong tương lai nếu phụ nữ muốn mở rộng gia đình.

  • Sớm có sữa cho con bú

Tuy nhiên, cần nhớ rằng sinh thường sau sinh mổ không phải luôn là lựa chọn an toàn hoặc thích hợp cho tất cả phụ nữ. Một số yếu tố như lý do của sinh mổ trước đó, tình hình sức khỏe hiện tại của mẹ và thai, và các yếu tố nguy cơ khác sẽ được bác sĩ đánh giá để quyết định liệu VBAC có phù hợp hay không.

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Những trường hợp có thể sinh thường sau sinh mổ

Sinh thường sau sinh mổ là một quá trình có thể thực hiện trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, quyết định này thường được đưa ra sau khi thảo luận cẩn thận với bác sĩ chuyên khoa và xem xét tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Đã từng sinh thường trước đây

Nếu bạn đã từng sinh con qua đường âm đạo trước đây, bất kể là trước hay sau lần sinh mổ trước, khả năng sinh thường thành công của bạn tăng lên khoảng 90%. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đảm bảo vết mổ cũ đã hoàn toàn bình phục để tránh nguy cơ vỡ tử cung (trong trường hợp hi hữu).

Đã trải qua ít hơn hai sinh mổ trước đó

Tùy theo quy định của từng bệnh viện hoặc quốc gia, một số người chỉ cho phép sinh thường sau sinh mổ nếu mẹ đã trải qua một hoặc hai sinh mổ trước đó. Việc trải qua nhiều hơn hai sinh mổ có thể tăng nguy cơ các vấn đề về tử cung và làm giảm an toàn.

Thêm vào đó, để sinh thường sau sinh mổ được diễn ra một cách thuận lợi nhất, thai phụ cần được thăm khám và đảm bảo tử cung đủ mạnh mẽ để chịu đựng quá trình chuyển dạ và sinh thường. Nếu không có các yếu tố nguy cơ thì VBAC có thể được xem xét.

Sinh thường sau sinh mổ

Thai đơn

Sinh thường sau sinh mổ chỉ nên thực hiện ở những phụ nữ mang thai đơn. Với những người mang đa thai hoặc có ngôi thai không thuận thường sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn tối đa.

Yếu tố tuổi tác của mẹ và cân nặng của em bé

Có bằng chứng cho thấy những phụ nữ dưới 35 tuổi hoặc phụ nữ không thừa cân có tỉ lệ sinh thường thành công sau sinh mổ cao hơn. Những phụ nữ này cũng thường mang những em bé có kích thước ước lượng nhỏ hơn và dễ sinh thường hơn. Dù vậy, việc chẩn đoán trọng lượng thai nhi là không tuyệt đối chính xác.

Thêm nữa, cũng không ít trường hợp những phụ nữ nói rằng trước đây họ phải sinh mổ do em bé quá lớn không thể chui lọt qua đường sinh, nhưng sau đó lại sinh nở tự nhiên thành công cả với em bé còn lớn hơn.

Những yếu tố quyết định không thể sinh thường sau sinh mổ

Mặc dù sinh thường sau sinh mổ có thể đem lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng thích hợp với phương pháp này. VBAC không thể thực hiện nếu:

Sẹo dọc tử cung trong lần sinh mổ trước

Điều đầu tiên bạn cần biết là bạn được rạch tử cung như thế nào trong lần sinh mổ trước. Có hai kiểu vết rạch tử cung trong phẫu thuật mổ bắt con: vết rạch cổ điển từ trên xuống và vết rạch ngang. Bạn chỉ có thể biết điều này dựa trên thông tin y bạ của bạn trong lần nhập viện sinh con trước, vết rạch ngoài da trên bụng của bạn không nói lên điều gì cả.

Vết rạch dọc theo kiểu cổ điển ít phổ biến hơn và còn làm tăng đáng kể nguy cơ bục tử cung, do vậy nếu bạn có vết rạch kiểu này, tốt nhất là bạn nên tiếp tục sinh mổ. Nếu  mẹ không biết vết rạch tử cung theo loại nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và xem xét kỹ càng sức khỏe bản thân.

Loại sẹo tử cung từ lần sinh mổ trước cũng ảnh hưởng đến khả năng có hay không thể sinh thường

Đã sinh mổ 2 lần trở lên

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada, các bà mẹ qua hai lần sinh mổ trước đây có thể sinh thường ở lần thứ 3. Nhưng trên thực tế, ít có bệnh viện hay cơ sở y tế nào chấp nhận điều này và họ thường không cho phép sản phụ sinh thường sau hai ca sinh mổ trước đó.

Việc mạo hiểm sinh con thứ 3 khi đã sinh mổ 2 lần có thể khiến mẹ dễ sinh non hoặc thậm chí là vỡ tử cung trong thai kỳ.

Khoảng cách giữa hai lần sinh quá ngắn

Nếu lần sinh mổ trước cách lần sinh thường sau dưới 18 tháng, nguy cơ bục tử cung của bạn có thể tăng lên. Hầu hết các cơ sở y tế không chấp nhận cho sản phụ sinh thường trong trường hợp này.

Lý do sinh mổ trước đây

Lý do để quyết định sinh mổ trong lần sinh trước có thể ảnh hưởng đến cơ hội thành công nếu bạn chọn sinh thường ở lần sau, dù không lớn như mọi người vẫn nghĩ. Chẳng hạn, nếu bạn được chỉ định sinh mổ vì vấn đề gì đó thì rất có thể vấn đề đó sẽ lập lại, ví dụ như thai nhi không xoay đầu xuống và nằm ngôi mông.

Trong các trường hợp ngôi thai không thuận hoặc sinh non, mẹ có thể khó sinh thường. Lúc này, tỉ lệ sinh thường sau sinh mổ thành công có thể giảm xuống còn 60%.

3 phương pháp tăng tỷ lệ sinh thường sau sinh mổ

Tuy việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào thực trạng sức khỏe của người mẹ cũng như nhiều yếu tố khách quan khác nhưng vẫn có một số phương pháp giúp mẹ bầu tăng cao khả năng sinh thường sau sinh mổ.

Sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào thực trạng sức khỏe của người mẹ cũng như nhiều yếu tố khách quan khác

Kiểm soát vấn đề cân nặng

Nếu phụ nữ duy trì mức cân nặng ổn định thì cơ hội sinh thường sẽ cao hơn rất nhiều. Trong trường hợp phụ nữ thừa cân thì có thể áp dụng những phương pháp để kiểm soát tốt cân nặng tốt hơn như quản lý chế độ ăn uống hay tập thể dục thường xuyên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phụ nữ thừa cân khi giảm ít nhất 1 đơn vị chỉ số khối cơ thể thì có thể tăng cơ hội sinh thường thêm 12%.

Việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ cũng cực kỳ hữu ích trong việc giúp thai lớn tự nhiên, thai không bị quá to, từ đó mẹ dễ sinh thường hơn.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Huyết áp cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh nở, đặc biệt gây ra nguy cơ tiền sản giật cho bà bầu. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe và tăng cơ hội sinh thường, mẹ bầu hãy kiểm soát tốt vấn đề huyết áp bằng chế độ ăn uống cân bằng cũng như vận động hiệu quả.

Với những thai phụ mắc bệnh cao huyết áp, hãy theo dõi thai kỳ và sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được kê đơn.

Giảm căng thẳng

Thư giãn và giảm căng thẳng là cách tốt nhất để giúp mẹ có thể tăng khả năng sinh thường sau sinh mổ. Hãy cố giữ tinh thần thoải mái và tránh việc căng thẳng quá độ. Mẹ nên nhớ rằng càng bình tĩnh thì khả năng chuyển dạ kéo dài cũng giảm và tăng cao khả năng sinh thường

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay