Chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

27-02-2020
Sống khỏe

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra những rắc rối lớn cho con người và nhất là ở người cao tuổi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau một ngày dài hoạt động.

Tìm hiểu chung về giấc ngủ

Khi ngủ các cơ quan được giảm các hoạt động tới mức tối đa hoặc hoàn toàn nghỉ ngơi. Vì thế, giấc ngủ rất quan trọng, giúp bảo vệ vỏ não, khôi phục sức lao động sau một ngày làm việc vất vả, đặc biệt với những người ốm và lao động mệt mỏi.

Khi ngủ chúng ta trải qua 2 trạng thái:

– Giấc ngủ chậm là khoảng thời gian chúng ta chìm sâu hoàn toàn vào giấc ngủ và trạng thái kéo dài khoảng 90 phút, các tế bào não và cơ thể khi đó được hoàn toàn nghỉ ngơi.

– Giấc ngủ nhanh: diễn ra sau giấc ngủ chậm và kéo dài chỉ khoảng 30 phút, khi trải qua giấc ngủ nhanh chúng ta bắt đầu trải qua những giấc mơ, nói mớ, giật mình hoặc cử động tay chân,…

Hai trạng thái này cứ diễn ra tuần tự và luân phiên nhau khoảng 4 lần trong một giấc ngủ khoảng 8 tiếng.

Những người đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ thì cơ thể họ không được hồi phục sức khỏe đầy đủ, dễ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới thần kinh. Lâu ngày còn có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, chán nản, trầm cảm hay cáu gắt, chán ăn, buồn bã, bi quan,…

rối loạn giấc ngủ ở người già Giấc ngủ có vai trò to lớn giúp hồi phục sức khỏe và tạo điều kiện cho cơ thể được nghỉ ngơi

Chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Như đã nói ở trên, giấc ngủ rất cần cho một cơ thể khỏe mạnh, ngủ không đủ hoặc bị các chứng rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn tới những điều tồi tệ cho sức khỏe. Ở người cao tuổi, sức khỏe lại càng quan trọng do độ tuổi này sức khỏe bắt đầu suy giảm, cộng thêm khá nhiều bệnh tuổi già.

Người cao tuổi thường chỉ trải qua giấc ngủ thực sự khoảng 4 tiếng mỗi ngày, chính điều này đã là sự biểu hiện của việc không được ngủ đủ giấc.  Có thể lúc đi ngủ thì thường trằn trọc mãi không ngủ được hoặc là ngủ rất dễ nhưng lại tỉnh sớm và nằm trằn trọc cả đêm.

Có hai trạng thái của rồi loạn giấc ngủ là mất ngủ và đảo lộn giấc ngủ.

Mất ngủ ở người già

Tình trạng này do một vài nguyên nhân chính như sau:

– Dùng chất gây hưng phấn trước khi ngủ như cafe, cola, trà hay uống một số loại thuốc có thành phần gây ra tình trạng mất ngủ

– Có thói quen dùng rượu trước khi đi ngủ và đột ngột dừng cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc an thần trước khi ngủ khiến người già khó đi vào giấc ngủ hơn sau khi ngưng uống thuốc.

– Ở người già thường xảy ra tình trạng đau khớp hoặc cột sống mãn tính, dị ứng đêm, khó thở khi ngủ, co giật chân, chuột rút, rối loạn nhịp tim, tiểu đêm, bệnh nội tiết như hội chứng cường tuyến giáp trạng… cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ.

– Bên cạnh đó, một số loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị trầm cảm cũng có tác dụng phụ là gây mất ngủ do những loại thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương.

– Tình trạng trầm cảm diễn ra ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, nhất là vào thời gian buổi sáng. Người già đôi khi hay có những lo lắng thái quá dẫn đến mất ngủ. Thậm chí, những suy nghĩ ban ngày đi vào giấc mơ ban đêm hay ác mộng làm người cao tuổi tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.

– Lười vận động thể chất khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, ốm yếu, kém phần dẻo dai cũng khiến người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ hơn.

Rối loạn giấc ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Phương pháp khắc phục:

– Thường xuyên rèn luyện thể chất bằng những vận động phù hợp.

– Ngủ trong môi trường yên tĩnh, không có ánh sáng.

– Kết hợp các yếu tố vật lý như tiếng động đều đều, tiếng mưa rơi, tiếng lá xào xạc, tiếng hát ru… để tạo điều kiện đi vào giấc ngủ nhanh hơn, dễ hơn.

– Tránh suy nghĩ miên man, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

– Điều trị các bệnh như đau nhức, dị ứng, bệnh tim mạch… để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Không sử dụng thuốc an thần một cách bừa bãi mà phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đảo lộn giấc ngủ

Là một trong hai tình trạng thường gặp của rối loạn giấc ngủ với biểu hiện không ngủ được vào ban đêm mà ngủ vào ban ngày. Đảo lộn giấc ngủ khác với mất ngủ là người bệnh mất ngủ không ngủ được vào ban đêm và cả ban ngày còn đảo lộn giấc ngủ người bệnh ngủ vào ban ngày và ban đêm lại rất tỉnh táo.

Tình trạng đảo lộn giấc ngủ hay gặp ở người già do rối loạn chức năng hoạt động tại não trong quá trình lão hóa hay xảy ra sau tai biến mạch máu não hoặc một cơn bệnh nặng…

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở người già hãy áp dụng cách sau:

  • Không nên ngủ vào ban ngày

  • Nếu ban đêm không ngủ được thì có thể sử dụng thuốc an thần nhưng với hàm lượng ít sau đó giảm dần và ngưng khi giấc ngủ trở về trạng thái bình thường. Việc sử dụng loại thuốc nào với hàm lượng bao nhiêu nên được bác sĩ đồng ý.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay