Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Chứng này chiếm khoảng 10% dân số, khoảng 70% số bệnh nhân mắc chứng khô miệng gặp nhiều phiền phức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.
Dấu hiệu khô miệng
Dấu hiệu của chứng khô miệng: khó chịu, khô niêm mạc miệng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác. Khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói. Khó khăn trong việc sử dụng răng giả. Dễ bị sâu răng và dể mắc bệnh nha chu. Teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu. Nhiễm trùng ngược dòng của các tuyến nước bọt. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.
Nguyên nhân khô miệng
Nước bọt tiết ít sẽ gây khô miệng. Nước bọt được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, vòm miệng, có nhiều tuyến, nhưng đa số là từ 3 tuyến nước bọt chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến ở hai bên má. Sự tiết nước bọt được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh thực vật như một quy luật, kích thích hệ phó giao cảm làm tăng lưu lượng nước bọt và kích thích hệ giao cảm làm giảm sự tiết nước bọt. Biến đổi ngày đêm cũng ảnh hưởng như trong bóng tối và giấc ngủ sẽ làm giảm tiết nước bọt.
Nguyên nhân tiên phát
– Thiếu tuyến nước bọt (hiếm gặp).
– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng liên quan đến phần lớn các tuyến nước bọt chính do virút (ví dụ như bệnh quai bị), do vi trùng, do nấm.
– Bệnh tuyến nước bọt tự miễn: làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm việc tiết nước bọt.
– Teo tuyến nước bọt vì xạ trị khi điều trị các khối ung thư đầu và cổ.
– Sỏi tuyến nước bọt.
– Do ung bướu.
Nguyên nhân thứ phát
– Mất nước: xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim, hội chứng tăng urê máu.
– Do thuốc: Các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, một số thuốc hạ áp, thuốc trị chứng đau nửa đầu (migraine), thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh parkinson, thuốc giảm co thắt… có thể là nguyên nhân gây khô miệng.
– Bệnh thiếu máu: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu ác tính.
– Một số bệnh lý khác như: cấy ghép tủy xương, rối loạn nội tiết, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng…
Chẩn đoán chứng khô miệng như thế nào?
Bệnh sử: bác sĩ sẽ khai thác những thông tin liên quan chứng khô miệng: thời gian, tần số, và mức độ nghiêm trọng. Chứng khô miệng liên quan đến các bộ phận khác (mắt, mũi, họng, da, âm đạo) hay không? Có sử dụng thuốc men nào, tiền sử các bệnh tật của bạn?…
– Khám lâm sàng: đánh giá tuyến nước bọt có bị viêm nhiễm hay tắc nghẽn do sỏi, tình trạng niêm mạc miệng khô hoặc đỏ, tình trạng răng lợi, hạch dưới hàm… tùy thuộc vào định hướng chẩn đoán của bác sĩ.
– Test đánh giá khả năng tiết nước bọt: trong thử nghiệm này, lượng nước bọt tiết ra được đo trong một thời gian nhất định. Thử nghiệm này không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng và không đau. Ít hơn 0,7ml/phút bệnh nhân có nguy cơ, trong khi 1,0ml/phút hoặc cao hơn được coi là bình thường.
– Chụp nhấp nháy: thực hiện trong bệnh viện, xét nghiệm này đo lường tỉ lệ một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm từ máu và được tuyến nước bọt tiết ra, có ưu điểm thấy các tuyến nước bọt nhưng độ sắc nét không cao, cũng là một phương pháp khác để đo lưu lượng tiết nước bọt.
– Để chẩn đoán sâu hơn có thể cần đến một số kỹ thuật như chụp X-quang hoặc CT-scanner. Siêu âm cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán đánh giá các tổn thương dạng khối.
– Sinh thiết tuyến nước bọt: một vết rạch nhỏ, nông được thực hiện bên trong môi dưới để lấy ra mẫu sinh thiết, giúp chẩn đoán bệnh, là một test có thể dùng khi chẩn đoán hội chứng Sjogren.
– Xét nghiệm vi sinh học để chẩn đoán vi trùng.
Phòng ngừa bệnh khô miệng
Để cải thiện các triệu chứng khô miệng của bạn và giữ cho răng của bạn khỏe mạnh, bạn nên:
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường.
- Hạn chếlượng caffeine. Caffeine có thể khiến chứng khô miệng của bạn trầm trọng hơn
- Tránh các loại thực phẩm có đường hoặc có tính acid vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng .
- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng.
- Ngưng hút thuốc lá.
-Uống từng ngụm nước hoặc ngậm mẩu nước đá trong suốt cả ngày để làm ẩm miệng của bạn và uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ nhai và nuốt.
- Hít thở bằng mũi của bạn. Điều trị bệnh nghẹt mũi nếu có.
- Thêm độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Để ý và đến một số thuốc có phản ứng phụ làm khô miệng để tránh.
- Hãy thử dùng nước bọt nhân tạo. Những sản phẩm có chứa carboxymethyl cellulose hoặc hydroxyethyl cellulose.
Điều trị bệnh khô miệng
Tùy thuộc vào nguyên nhân khô miệng mà các bác sĩ sẽ giải quyết, tùy thuộc vào nguyên nhân mà một số chuyên khoa có thể liên quan như: răng hàm mặt, nội khoa, ung bướu…
– Do thuốc: giảm liều lượng thuốc hoặc sử dụng thuốc thay thế có thể khắc phục.
– Viêm nhiễm do vi trùng thì dùng kháng sinh, do nấm thì dùng thuốc trị nấm…
– Do phản ứng phụ tia xạ, tạm thời dùng loại nước bọt nhân tạo, uống các vitamin.
– Do sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì phẫu thuật…
– Một số tình huống bác sĩ sẽ chỉ định dùng Pilocarpin theo đường uống để điều trị triệu chứng khô miệng do thiểu năng tuyến nước bọt, xảy ra sau khi dùng tia xạ điều trị ung thư đầu và cổ.
Để điểu trị hiệu quả bệnh khô miệng, bạn cần lưu ý các triệu chứng và thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo sẽ mang tới sự hài lòng cho tất cả khách hàng.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Khô miệng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Chứng này chiếm khoảng 10% dân số, khoảng 70% số bệnh nhân mắc chứng khô miệng gặp nhiều phiền phức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.
Dấu hiệu khô miệng
Dấu hiệu của chứng khô miệng: khó chịu, khô niêm mạc miệng, đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác. Khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói. Khó khăn trong việc sử dụng răng giả. Dễ bị sâu răng và dể mắc bệnh nha chu. Teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu. Nhiễm trùng ngược dòng của các tuyến nước bọt. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.
Nguyên nhân khô miệng
Nước bọt tiết ít sẽ gây khô miệng. Nước bọt được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi, vòm miệng, có nhiều tuyến, nhưng đa số là từ 3 tuyến nước bọt chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến ở hai bên má. Sự tiết nước bọt được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh thực vật như một quy luật, kích thích hệ phó giao cảm làm tăng lưu lượng nước bọt và kích thích hệ giao cảm làm giảm sự tiết nước bọt. Biến đổi ngày đêm cũng ảnh hưởng như trong bóng tối và giấc ngủ sẽ làm giảm tiết nước bọt.
Nguyên nhân tiên phát
– Thiếu tuyến nước bọt (hiếm gặp).
– Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng liên quan đến phần lớn các tuyến nước bọt chính do virút (ví dụ như bệnh quai bị), do vi trùng, do nấm.
– Bệnh tuyến nước bọt tự miễn: làm phá hủy từ từ các mô tuyến nước bọt và hậu quả là làm giảm việc tiết nước bọt.
– Teo tuyến nước bọt vì xạ trị khi điều trị các khối ung thư đầu và cổ.
– Sỏi tuyến nước bọt.
– Do ung bướu.
Nguyên nhân thứ phát
– Mất nước: xuất huyết, tiểu tiện, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim, hội chứng tăng urê máu.
– Do thuốc: Các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, một số thuốc hạ áp, thuốc trị chứng đau nửa đầu (migraine), thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh parkinson, thuốc giảm co thắt… có thể là nguyên nhân gây khô miệng.
– Bệnh thiếu máu: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu ác tính.
– Một số bệnh lý khác như: cấy ghép tủy xương, rối loạn nội tiết, căng thẳng, lo âu, trầm cảm và thiếu hụt dinh dưỡng…
Chẩn đoán chứng khô miệng như thế nào?
Bệnh sử: bác sĩ sẽ khai thác những thông tin liên quan chứng khô miệng: thời gian, tần số, và mức độ nghiêm trọng. Chứng khô miệng liên quan đến các bộ phận khác (mắt, mũi, họng, da, âm đạo) hay không? Có sử dụng thuốc men nào, tiền sử các bệnh tật của bạn?…
– Khám lâm sàng: đánh giá tuyến nước bọt có bị viêm nhiễm hay tắc nghẽn do sỏi, tình trạng niêm mạc miệng khô hoặc đỏ, tình trạng răng lợi, hạch dưới hàm… tùy thuộc vào định hướng chẩn đoán của bác sĩ.
– Test đánh giá khả năng tiết nước bọt: trong thử nghiệm này, lượng nước bọt tiết ra được đo trong một thời gian nhất định. Thử nghiệm này không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng và không đau. Ít hơn 0,7ml/phút bệnh nhân có nguy cơ, trong khi 1,0ml/phút hoặc cao hơn được coi là bình thường.
– Chụp nhấp nháy: thực hiện trong bệnh viện, xét nghiệm này đo lường tỉ lệ một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm từ máu và được tuyến nước bọt tiết ra, có ưu điểm thấy các tuyến nước bọt nhưng độ sắc nét không cao, cũng là một phương pháp khác để đo lưu lượng tiết nước bọt.
– Để chẩn đoán sâu hơn có thể cần đến một số kỹ thuật như chụp X-quang hoặc CT-scanner. Siêu âm cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán đánh giá các tổn thương dạng khối.
– Sinh thiết tuyến nước bọt: một vết rạch nhỏ, nông được thực hiện bên trong môi dưới để lấy ra mẫu sinh thiết, giúp chẩn đoán bệnh, là một test có thể dùng khi chẩn đoán hội chứng Sjogren.
– Xét nghiệm vi sinh học để chẩn đoán vi trùng.
Phòng ngừa bệnh khô miệng
Để cải thiện các triệu chứng khô miệng của bạn và giữ cho răng của bạn khỏe mạnh, bạn nên:
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường.
- Hạn chếlượng caffeine. Caffeine có thể khiến chứng khô miệng của bạn trầm trọng hơn
- Tránh các loại thực phẩm có đường hoặc có tính acid vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng .
- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng.
- Ngưng hút thuốc lá.
-Uống từng ngụm nước hoặc ngậm mẩu nước đá trong suốt cả ngày để làm ẩm miệng của bạn và uống nước trong bữa ăn để hỗ trợ nhai và nuốt.
- Hít thở bằng mũi của bạn. Điều trị bệnh nghẹt mũi nếu có.
- Thêm độ ẩm không khí vào ban đêm với máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Để ý và đến một số thuốc có phản ứng phụ làm khô miệng để tránh.
- Hãy thử dùng nước bọt nhân tạo. Những sản phẩm có chứa carboxymethyl cellulose hoặc hydroxyethyl cellulose.
Điều trị bệnh khô miệng
Tùy thuộc vào nguyên nhân khô miệng mà các bác sĩ sẽ giải quyết, tùy thuộc vào nguyên nhân mà một số chuyên khoa có thể liên quan như: răng hàm mặt, nội khoa, ung bướu…
– Do thuốc: giảm liều lượng thuốc hoặc sử dụng thuốc thay thế có thể khắc phục.
– Viêm nhiễm do vi trùng thì dùng kháng sinh, do nấm thì dùng thuốc trị nấm…
– Do phản ứng phụ tia xạ, tạm thời dùng loại nước bọt nhân tạo, uống các vitamin.
– Do sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẹt thì phẫu thuật…
– Một số tình huống bác sĩ sẽ chỉ định dùng Pilocarpin theo đường uống để điều trị triệu chứng khô miệng do thiểu năng tuyến nước bọt, xảy ra sau khi dùng tia xạ điều trị ung thư đầu và cổ.
Để điểu trị hiệu quả bệnh khô miệng, bạn cần lưu ý các triệu chứng và thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo sẽ mang tới sự hài lòng cho tất cả khách hàng.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/