Nhiều người cho rằng mụn nhọt, mẩn ngứa thường lành tính và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị viêm cầu thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết, đe doạ đến cả tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị khỏi bệnh?
Mụn nhọt, mẩn ngứa khá nguy hiểm và rất dễ tái phát
Theo Đông y, mụn nhọt, mẩn ngứa do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc gây bệnh thường là do gan bị suy yếu, không còn khả năng lọc và loại bỏ độc tố trong máu, lâu dần gây tích tụ các chất độc. Những chất độc tích tụ lâu ngày sẽ tích nhiệt và thể hiện ra bên ngoài bằng các nốt mề đay, mẩn ngứa… và đặc biệt là mụn nhọt.
Mụn nhọt, mẩn ngứa là tình trạng hay gặp vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hoặc do tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm … Nhiều người thường bị tái phát nhiều lần – ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.
Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
Đông y, muốn điều trị triệt để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khoẻ tạm thời. Còn về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc và nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc, tránh hoàn toàn mụn nhọt.
Y học cổ truyền thường dùng các thảo dược thanh nhiệt giải độc như: Diệp hạ châu, biển súc, bồ công anh, hạ khô thảo, sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa…
Một số bài thuốc cụ thể cho từng trường hợp:
- Giai đoạn viêm nhiễm: Phải thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết.
Dùng bài thuốc: Kinh giới 10g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 16g, Thổ phục linh 12g, Đỗ đen sao 40g, Cam thảo dây 10g, Vòi voi 12g, Cỏ xước 12g.
- Chữa mụn nhọt vào mùa hè: Phải thanh nhiệt, giải độc
Dùng bài thuốc: Thanh hao 10g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Đạm trúc diệp 12g, Xích thược 12g, Lá sen (Hà diệp) 16g, Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g.
- Khi mụn nhọt hoá mủ: Chữa bằng cách thác độc bài nùng
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, Liên kiều 12g, Trần bì 6g, Bối mẫu 8g, Hoàng cầm 12g, Gai bồ kết 12g, Bồ công anh 16g, Cam thảo 6g.
- Chữa đinh râu (mụn nhọt mọc ở mặt hay gặp ở xung quanh môi, miệng, mũi): Phải thanh hoá giải độc, lương huyết tiêu độc.
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 40g, Cúc hoa 20g, Bồ công anh 40g, Tiểu hoa địa đinh 40g, Liên kiều 20g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Đan bì 12g, Thạch cao 40g.
- Chữa chín mé (mụn nhọt mọc ở đầu ngón tay, ngón chân): Phải thanh hoả giải độc.
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, Thạch xương bồ 10g, Hà thủ ô 16g, Hạ khô thảo 16g, Kinh giới 12g, Gai bồ kết 10g.
- Chữa phát ban do phong nhiệt (nổi ban đỏ do khí hậu nóng): Phải khu phong thanh nhiệt, lương huyết.
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 16g, Bồ công anh 12g, Ké đầu ngựa 16g, Kinh giới 16g, Lá dâu (tang diệp) 16g, Phù bình (bèo cái) 10g, Xác ve 6g, Thổ phục linh 16g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g, Xa tiền 16g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 tháng. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Phòng ngừa mụn nhọt, mẩn ngứa mùa hè
Để phòng mụn nhọt, bạn cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ như thay quần áo hằng ngày, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biêt, không được gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu vì khi nặn sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Về mùa hè không nên ăn uống đồ cay nóng, kích thích như uống rượu, hút thuốc, ăn ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, cà phê, uống nhiều nước đá. Nên tăng cường ăn nhiều rau quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay, mồng tơi, cua đồng, mướp đắng, chanh, cam, thanh long…
Khi ra ngoài trời phải đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, đeo kính râm, tránh tụ tập đông người.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Nhiều người cho rằng mụn nhọt, mẩn ngứa thường lành tính và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị viêm cầu thận, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết, đe doạ đến cả tính mạng. Vậy làm thế nào để phòng tránh và điều trị khỏi bệnh?
Mụn nhọt, mẩn ngứa khá nguy hiểm và rất dễ tái phát
Theo Đông y, mụn nhọt, mẩn ngứa do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc gây bệnh thường là do gan bị suy yếu, không còn khả năng lọc và loại bỏ độc tố trong máu, lâu dần gây tích tụ các chất độc. Những chất độc tích tụ lâu ngày sẽ tích nhiệt và thể hiện ra bên ngoài bằng các nốt mề đay, mẩn ngứa… và đặc biệt là mụn nhọt.
Mụn nhọt, mẩn ngứa là tình trạng hay gặp vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hoặc do tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm … Nhiều người thường bị tái phát nhiều lần – ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.
Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
Đông y, muốn điều trị triệt để bệnh không tái phát phải tìm tới cái gốc của bệnh. Việc thoát mủ, điều trị thuốc… chỉ là biện pháp phòng chống nhiễm trùng, tránh nguy hiểm sức khoẻ tạm thời. Còn về lâu dài, cần thanh nhiệt, lương huyết, đặc biệt coi trọng việc giải nhiệt độc và nâng cao tạng can (gan) để giúp cơ thể thải hết chất độc, tránh hoàn toàn mụn nhọt.
Y học cổ truyền thường dùng các thảo dược thanh nhiệt giải độc như: Diệp hạ châu, biển súc, bồ công anh, hạ khô thảo, sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa…
Một số bài thuốc cụ thể cho từng trường hợp:
- Giai đoạn viêm nhiễm: Phải thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết.
Dùng bài thuốc: Kinh giới 10g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 16g, Thổ phục linh 12g, Đỗ đen sao 40g, Cam thảo dây 10g, Vòi voi 12g, Cỏ xước 12g.
- Chữa mụn nhọt vào mùa hè: Phải thanh nhiệt, giải độc
Dùng bài thuốc: Thanh hao 10g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Đạm trúc diệp 12g, Xích thược 12g, Lá sen (Hà diệp) 16g, Hoàng liên 6g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g.
- Khi mụn nhọt hoá mủ: Chữa bằng cách thác độc bài nùng
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, Liên kiều 12g, Trần bì 6g, Bối mẫu 8g, Hoàng cầm 12g, Gai bồ kết 12g, Bồ công anh 16g, Cam thảo 6g.
- Chữa đinh râu (mụn nhọt mọc ở mặt hay gặp ở xung quanh môi, miệng, mũi): Phải thanh hoá giải độc, lương huyết tiêu độc.
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 40g, Cúc hoa 20g, Bồ công anh 40g, Tiểu hoa địa đinh 40g, Liên kiều 20g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Đan bì 12g, Thạch cao 40g.
- Chữa chín mé (mụn nhọt mọc ở đầu ngón tay, ngón chân): Phải thanh hoả giải độc.
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, Thạch xương bồ 10g, Hà thủ ô 16g, Hạ khô thảo 16g, Kinh giới 12g, Gai bồ kết 10g.
- Chữa phát ban do phong nhiệt (nổi ban đỏ do khí hậu nóng): Phải khu phong thanh nhiệt, lương huyết.
Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 16g, Bồ công anh 12g, Ké đầu ngựa 16g, Kinh giới 16g, Lá dâu (tang diệp) 16g, Phù bình (bèo cái) 10g, Xác ve 6g, Thổ phục linh 16g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g, Xa tiền 16g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 tháng. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Phòng ngừa mụn nhọt, mẩn ngứa mùa hè
Để phòng mụn nhọt, bạn cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ như thay quần áo hằng ngày, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn; nên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biêt, không được gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu vì khi nặn sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Về mùa hè không nên ăn uống đồ cay nóng, kích thích như uống rượu, hút thuốc, ăn ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, cà phê, uống nhiều nước đá. Nên tăng cường ăn nhiều rau quả có tính mát như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, rau đay, mồng tơi, cua đồng, mướp đắng, chanh, cam, thanh long…
Khi ra ngoài trời phải đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, đeo kính râm, tránh tụ tập đông người.
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/