Khi bị choáng váng cần phải làm gì?

Khi bị choáng váng cần phải làm gì?

15-11-2013
Sống khỏe

Choáng váng là cảm giác thấy toàn bộ sức lực bị suy yếu tới mức không thể hoạt động gì được, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trước khi bị choáng, người bệnh có thể đã bị chóng mặt hoặc cảm thấy như mình sắp bị ngất xỉu.

Hiện tượng choáng váng có nhiều nguyên nhân từ nhẹ tới nặng. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân bị choáng váng trong điều kiện như thế nào. Nhìn cảnh tượng bề ngoài của người bệnh thường không xác định được tình hình sức khỏe của họ có đến mức bị nguy kịch hay không, nhưng nếu biết rõ trước đây bệnh nhân đã mắc một bệnh gì đó (nhất là bệnh tim) thì hiện tượng choáng có thể do chính căn bệnh cũ gây ra và đã tới hồi trầm trọng, cần phải đưa đi cấp cứu ngay.

Nguyên nhân có thể do có vấn đề ở não, ở tim, bị rối loạn về vấn đề chuyển hóa chất, hoặc có một bộ phận cơ thể không hoạt động tốt. Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân về thần kinh hoặc tâm lý.

Trường hợp suy nhược cần cấp cứu ngay

– Nạn nhân bị chấn thương sọ não hoặc vừa qua một tai nạn trong thời gian gần đây: hiện tượng choáng có thể do có bộ phận trong cơ thể bị tổn thương nặng hoặc chảy máu.

– Khi nghi ngờ nạn nhân đã bị ngộ độc thức ăn, thuốc hoặc khí độc.

– Bệnh nhân sẵn có bệnh đau tim hoặc có hiện tượng đau ngực kèm theo khó thở, nôn ói, sốc.

– Bệnh nhân là phụ nữ, thấy đau bụng, mặt tái đi và bị sốc: có khả năng chửa ngoài dạ con.

– Bệnh nhân cao tuổi đã từng bị chấn thương sọ não hoặc não: có thể do vết thương đau trở lại hoặc gây biến chứng.

– Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và đã dùng thuốc có insuline. Hiện tượng choáng có thể do thiếu đường trong máu, nhưng bệnh nhân không biết có được dùng đường không. Chỉ có bác sĩ mới quyết định được.

Những trường hợp như trên cần đưa ngay tới nơi cấp cứu hoặc gọi xe cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Trường hợp có khả năng phải cấp cứu nhưng không khẩn cấp

Người bị choáng trẻ tuổi không có bệnh tật gì hoặc cao tuổi nhưng khỏe mạnh, không có hiện tượng gì kèm theo.

Bị suy nhược nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, người lạnh, mặt tái do quá xúc cảm, do vừa phải chích thuốc hoặc vừa nhìn thấy một cảnh tượng có máu.

Đôi khi do vừa làm việc gì nặng nhọc gây mệt mỏi hoặc bị nhiễm bệnh cúm khiến nhịp tim đập chậm lại trong một thời gian ngắn.

Choáng kèm theo hiện tượng giảm huyết áp thường gặp ở người lính trẻ khi bị mệt hoặc căng thẳng thần kinh do phải đứng gác lâu ở tư thế bất động, ở người cao tuổi khi phải thức dậy bất chợt trong đêm, do cơ thể bị mất nước (vì đổ mồ hôi nhiều, đi tiêu chảy…), do việc dùng thuốc về huyết áp không phù hợp với cơ thể.

Những cơn co cơ do rối loạn thần kinh có thể dẫn tới hiện tượng bị choáng, đặc biệt trong bối cảnh của người đang trong lúc lo âu, thở gấp do cố gắng thực hiện một việc gì hoặc trong tình trạng lao lực.

Những trường hợp này đều không đáng lo ngại. Bị choáng váng vào lúc cuối ngày có thể do đói.

Hiện tượng choáng còn có thể có những nguyên nhân hoàn toàn tâm lý như: lo âu, hoảng loạn, u uất, kích động…

choáng váng

Cần phải làm gì khi bị choáng váng?

Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi khuy áo ở cổ, nới rộng những chỗ quần áo thắt chặt vào người. Mở cửa sổ làm cho phòng thoáng mát hơn nếu thời tiết nóng và sưởi ấm phòng nếu thấy lạnh.

Không nên để nhiều người đứng xung quanh nhưng cần có một người túc trực để theo dõi diễn biến sức khỏe của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân là người trẻ, không có bệnh tật gì thì rồi cơn choáng sẽ qua sau khi được nằm nghỉ một lúc, nhưng đối với người cao tuổi thì phải thận trọng hơn. Nếu bệnh nhân đã từng bị tai biến về tim hay não thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Nếu hiện tượng choáng kéo dài và có vẻ trầm trọng, trong khi chờ đợi bác sĩ, cần để bệnh nhân ngồi nghỉ hoặc tốt nhất là nằm, không gối đầu, để đầu thấp cho tới khi người bệnh tỉnh táo hơn.

Không cho bệnh nhân uống thuốc gì trừ khi đã được bác sĩ chỉ định từ trước cần dùng thuốc gì trong trường hợp như thế.

Chẩn đoán và điều trị

Những trường hợp nặng cần phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Những trường hợp nhẹ cũng cần phải được kiểm tra cẩn thận như: đo huyết áp ở tư thế đứng, nằm; thực hiện các xét nghiệm về tim mạch, về hệ thần kinh; làm bảng điện tâm đồ, xét nghiệm máu.

Tuy vậy, cũng có một số trường hợp choáng vẫn không tìm được nguyên nhân xác đáng nên người bệnh vẫn bị đi bị lại nhiều lần.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay