Chỉ sau 1 cú đánh Golf, bệnh nhân 43 tuổi đột ngột liệt 2 chân

Chỉ sau 1 cú đánh Golf, bệnh nhân 43 tuổi đột ngột liệt 2 chân

23-10-2023

Mất vận động chân và vùng chậu, đại tiểu tiện không tự chủ,... là những triệu chứng xảy ra ngay sau khi anh KIM JONG GON (43 tuổi) thực hiện động tác đánh Golf. Bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L2 3/5, L3 2/5, L4>S1 chèn ép rễ thần kinh vùng dưới thắt lưng và đã được phẫu thuật. Hiện bệnh nhân đang điều trị tích cực tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng BVĐK Hồng Ngọc.

Liệt 2 chân ngay sau 1 cú đánh Golf

Theo ThS.BS Tống Khánh Linh - Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng BVĐK Hồng Ngọc, golf là môn thể thao đòi hỏi người chơi thường xuyên vặn mình và dùng nhiều sức lực từ các cơ. Tai nạn khi chơi có thể khiến cho đĩa đệm bị thoái hóa chèn ép vào rễ thần kinh vùng thắt lưng. Rễ thần kinh này chi phối hoàn toàn hoạt động của 2 chân. Vì thế khi chúng bị tổn thương sẽ gây mất vận động chân, bàng quang và trực tràng, thậm chí liệt vĩnh viễn.

“Đối với trường hợp bệnh nhân Gon, khối thoát vị ở cao hơn thông thường, chèn ép vào tận sâu sợi trục khiến cho cụm rễ thần kinh bị tổn thương nặng nên cần phẫu thuật giải phóng khối thoát vị chèn ép và tập vật lý trị liệu ngay sau mổ để khôi phục vận động nhanh chóng. Khi tập cần quan tâm đến vùng mổ do có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng.” - bác sĩ Linh chia sẻ thêm.

Liệt 2 chân ngay sau 1 cú đánh Golf

Hồi phục cơ lực ⅘ chỉ sau gần 2 tháng điều trị

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Linh đã thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị theo từng giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1: kích thích cơ, phòng chống thương tật thứ phát, tập dịch chuyển giúp giảm đau, khôi phục khả năng vận động và cảm giác của chân; Giai đoạn 2: tập trung tăng sức mạnh cơ, tập đứng đi giúp bệnh nhân có thể tự sinh hoạt hàng ngày mà không cần trợ giúp.

“Cơ bị liệt do dây thần kinh chi phối bị tổn thương, nên cần tạo điều kiện để dây thần kinh hồi phục, giúp người bệnh thích nghi với tình trạng khiếm khuyết của cơ thể. Vì thế, chúng tôi đã xây dựng phác đồ điều trị dựa trên nguyên tắc phục hồi chức năng an toàn, không gây xâm lấn vết mổ và không làm ảnh hưởng khối thoát vị đĩa đệm khác chưa được phẫu thuật. Ở giai đoạn đầu, chủ yếu bệnh nhân tập vận động có trợ giúp kết hợp với điện châm để giảm đau, khôi phục vận động và kích thích dây thần kinh cảm giác. Khi bệnh nhân có cơ lực tốt hơn và có cảm giác rõ rệt vùng chân thì sẽ chuyển sang giai đoạn 2 là tập vận động chủ động, kháng trở, tập đứng đi kết hợp bể thủy trị liệu…” - Bác sĩ Linh cho biết.

Bệnh nhân Gon tập đứng dưới sự hỗ trợ của Kỹ thuật viên

Từ một người bị liệt hoàn toàn 2 chân, cơ lực gần như bằng 0/5 thì sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã bắt đầu đứng được trong thời gian ngắn. Sau 4 tuần, bệnh nhân đã tập đi với khung dưới sự trợ giúp của kỹ thuật viên. Đến thời điểm hiện tại, sau gần 2 tháng luyện tập, bệnh nhân đã tự dịch chuyển được người, đứng và đi độc lập với khung đi cùng nẹp KAFO, cơ lực chân đã đạt 4/5.

 

Bệnh nhân Gon tập đi độc lập với khung đi và nẹp KAFO

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân phải cẩn thận, tránh để té ngã, va quệt gây trầy xước, tập luyện tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, sinh hoạt đúng tư thế và thay đổi tư thế thường xuyên, độc lập trong sinh hoạt nhất có thể.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Không bê vác đồ nặng, cúi gập xoắn vặn cột sống đột ngột - nếu bắt buộc thì cần có tư thế bê vác đúng; Lựa chọn những bộ môn có khả năng thư giãn, giảm đau, kéo giãn nhẹ nhàng, làm mạnh cột sống và cơ cốt lõi như yoga, bơi lội, đạp xe....; Hạn chế những môn thể thao có cường độ vận động mạnh, đột ngột như golf, đá bóng, cầu lông, tennis,... - nếu bắt buộc thì cần khởi động kỹ, chơi đúng kỹ thuật, đúng tư thế, tập các bài kéo giãn và làm mạnh cơ vùng lưng hàng ngày; Không ngồi lâu và cần giữ khoảng cách bàn ghế máy tính phù hợp với bản thân; Đặc biệt, điều trị Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng sớm và tuân thủ đúng liệu trình; Thường xuyên thăm khám định kỳ để nắm được tình trạng bệnh lý. Nếu gặp chấn thương thể thao, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ điều trị kịp thời, tránh biến chứng liệt, tàn phế,...

Thông tin liên hệ: Khoa vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng 

  • BVĐK Hồng Ngọc Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội 
  • Bệnh viện ĐK Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 0911.858.622
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay