Chảy máu ngoài kỳ kinh có nguy hiểm không?

Chảy máu ngoài kỳ kinh có nguy hiểm không?

15-11-2013
Sống khỏe

Phụ nữ thường chỉ quen với sự ra máu hằng tháng, gọi là kinh nguyệt, mà bản chất là sự bong lớp nội mạc tử cung do ảnh hưởng của hoóc môn. Do vậy, khi thấy máu ra ngoài kỳ kinh thường rất lo sợ. Tuy nhiên, hầu hết các hiện tượng bất thường này lại là do bệnh lý lành tính. 

Khi nào bị coi là ra máu bất thường?

Chảy máu ngoài kỳ kinh có thể bao gồm những hiện tượng như ra máu ít giữa hai kỳ kinh - thường nhận thấy sau khi đi tiểu và thấy máu thấm trên giấy vệ sinh, hoặc ra máu nhiều khi hành kinh đến mức băng vệ sinh ướt sũng ngay giờ đầu mà lẽ ra có thể vài giờ. Mọi trường hợp ra máu âm đạo kéo dài hàng tuần cũng bị coi là bất thường.

Có nên lo lắng khi thấy máu ra khác thường không?

Còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác. Nếu ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là thông thường và không đáng lo. Nếu đang bắt đầu dùng viên thuốc tránh thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu dùng thuốc. Nếu đã ở tuổi mãn kinh hoặc sau mãn kinh và đang điều trị bằng hoóc môn liệu pháp thay thế (nghĩa là uống oestrogen hằng ngày cộng với progestin uống trong 10-12 ngày mỗi tháng) thì có thể bị chảy máu ngoài kỳ kinh do ngừng thuốc giống như ra kinh trong vài ngày. Nếu bị ra máu không giống như hiện tượng “ra máu do ngừng thuốc” thì cần hỏi ý kiến bác sĩ. Con gái chưa đến tuổi dậy thì mà bị ra máu bất thường thì rất cần quan tâm.

 width= Ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là thông thường và không đáng lo

Trẻ sơ sinh gái có thể thấy ra máu âm đạo trong vài ngày không đáng ngại (do ảnh hưởng của hoóc môn từ mẹ truyền sang), nhưng nếu kéo dài cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Nói chung, nếu phụ nữ thấy ra máu khác thường đều cần đi khám.

Có nên lo ngại khi đã bị cắt tử cung mà vẫn ra máu?

Có. Khi đã bị cắt tử cung toàn phần mà vẫn ra máu thì nhiều khả năng là bệnh lý ở âm đạo, cần được bác sĩ phụ khoa khám.

Một số trường hợp cắt tử cung không hoàn toàn, còn để lại cổ tử cung nên có thể ra máu từ cổ tử cung hay âm đạo.

Chảy máu ngoài kỳ kinh có phải là bị ung thư không?

Hầu hết các trường hợp ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh là do bệnh lý lành tính. Ở những phụ nữ tiền mãn kinh, ra máu ngoài kỳ kinh thường do sự dao dộng của hoóc môn chứ không phải do ung thư. Ở những phụ nữ có tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh, ra máu âm đạo có thể do ung thư phụ khoa, nhưng cũng có thể do bệnh lành tính. Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ phát triển ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo, cho nên cần được bác sĩ khám xem có những yếu tố nguy cơ này không.

Bệnh phụ khoa nào hay gây ra chảy máu âm đạo?

Ra máu âm đạo có thể là triệu chứng của một số bệnh phụ khoa sau:

- Rối loạn kinh nguyệt

- Nồng độ hoóc môn dao động

- Viêm âm đạo (một bệnh nhiễm khuẩn và có thể chữa trị được)

- Giãn tĩnh mạch âm hộ (tĩnh mạch giãn và có thể bị trầy xát)

- Khối u, polip hay u xơ âm đạo, cổ tử cung, tử cung hay vòi trứng

Chảy máu ngoài kỳ kinh Vi khuẩn chlamydia là một nguyên nhân gây ra bệnh lây qua đường tình dục

- Bệnh lộn cổ tử cung, một bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ, nhất là phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai, mô cổ tử cung trở nên dễ bị trợt, thường hay chảy máu sau khi giao hợp

- Ung thư tử cung, cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ

- Một số bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, lậu hay sùi sinh dục

- Thương tích ở âm đạo do chấn thương hay do lạm dụng tình dục, khi mới có thai hoặc có thai ngoài tử cung

- Biến chứng thai nghén như thai chết lưu

Khi ra máu âm đạo khác thường, nên làm gì?

Nếu đang ở độ tuổi hoạt động tình dục hay đã ngoài 18 tuổi, nên được thăm khám tiểu khung và làm phết tế bào cổ tử cung mỗi năm một lần. Tuy nhiên, nếu từng có kết quả phiến đồ bình thường trong 3 năm liên tiếp thì có thể làm thăm dò này thưa hơn. Khi ra máu âm đạo khác thường, cần báo cho bác sĩ biết. Không nên quá lo lắng vì trong hầu hết trường hợp là lành tính.

Tuy nhiên có 2 trường hợp cần gặp bác sĩ ngay: trong 1 giờ đã thấm đẫm băng vệ sinh hay đang có thai mà ra máu. Khi dùng viên thuốc tránh thai hay đang điều trị bằng liệu pháp hoóc môn thay thế cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

**Lưu ý:

 Những thông tin cung cấp trong bài viết của 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

 mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage: Bệnh viện Hồng Ngọc

 để tham khảo thêm những thông tin bổ ích khác.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay