Chậm tiêu uống thuốc gì?

Chậm tiêu uống thuốc gì?

15-11-2013
Sống khỏe

Chậm tiêu cơ năng thường gặp khoảng 20 - 25% dân số, bệnh liên quan đến sự rối loạn của ống tiêu hóa nhưng phần lớn chưa được quan tâm một cách đầy đủ.

Biểu hiện của chậm tiêu

Bệnh cảnh lâm sàng chính là cảm giác đau và khó chịu vùng bụng, nhất là vùng thượng vị sau ăn, bao gồm rất nhiều mức độ khác nhau từ cảm giác khó chịu, nóng ran, đau tức hoặc cảm giác căng tức, cảm giác mau no, buồn nôn...

Các triệu chứng này phải kéo dài trên 3 tháng và xuất hiện ít nhất 3 đợt. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào loại hình của chậm tiêu cơ năng.

Cần hết sức chú ý, trước khi chẩn đoán chắc chắn là chậm tiêu cơ năng cần nội soi dạ dày tá tràng để loại bỏ tổn thương thực thể, ngoài ra cần làm siêu âm để chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý khác như cơn đau quặn gan do sỏi mật.

chậm tiêu

Chậm tiêu cơ năng được điều trị như thế nào?

Để điều trị có hiệu quả, trước hết cần khai thác được các thông tin hữu ích từ phía bệnh nhân, đặc biệt là các thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá..., những thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó, nhất là các thuốc chống viêm steroid hoặc non - steroid.

Bệnh nhân béo phì cần được giảm cân và bệnh nhân có căng thẳng về mặt tâm lý cần được sử dụng tâm lý liệu pháp trong điều trị.     

Ngoài ra cũng cần chú ý đến thời gian xuất hiện triệu chứng, nếu triệu chứng đã kéo dài nhưng không ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân thì cũng không cần điều trị, hoặc nếu triệu chứng mới xuất hiện thì cũng cần theo dõi một thời gian để xác định chẩn đoán trước khi điều trị.  

Ngược lại, nếu triệu chứng đã nặng và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân thì cần điều trị. Khi đó cần cân nhắc sử dụng các loại thuốc để điều trị có hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất.

Có rất nhiều thuốc có thể sử dụng trong điều trị chậm tiêu cơ năng, tuy nhiên liệu trình điều trị tối ưu cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tùy theo loại hình chậm tiêu mà có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp các thuốc. Có một số nhóm thuốc hay được sử dụng:

Nhóm thuốc an thần: hay được sử dụng là Sulpirit (Dogmatil). Về cơ bản, đây là thuốc chống rối loạn tâm thần lưỡng cực, tuy nhiên thuốc còn có tác dụng lên vùng thể lưới ở thân não và do đó có tác dụng ức chế tiết dịch vị dạ dày.

chậm tiêu

Vì thế thuốc còn được chỉ định dùng để điều trị trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh lý đại tràng chức năng.

Khi dùng thuốc liều cao và kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, ngủ gật ngủ gà, hội chứng ngoại tháp, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông, giảm khoái cảm, lãnh cảm, tăng cân, hạ huyết áp tư thế đứng...

Không được sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc bệnh động kinh, người bị u tủy thượng thận. Không được dùng thuốc cùng với levodopa, rượu, các thuốc hạ huyết áp khác. 

Nhóm thuốc đồng vận: hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là thuốc ức chế thụ thể Dopamin và Cisaprid.

- Thuốc ức chế acid: phần lớn bệnh nhân chậm tiêu cơ năng có triệu chứng mang tính chất rối loạn acid dạ dày gọi là dạng loét nên thuốc ức chế acid hay được sử dụng, trong đó đáng chú ý là hai nhóm thuốc kháng thụ thể H2 và nhóm thuốc ức chế bơm proton.

- Ngoài ra thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như prostaglandin cũng được sử dụng trong điều trị và cho kết quả khá tốt.

Điều trị nhằm vào vi khuẩn HP: tùy theo nghiên cứu nhưng tần suất gặp vi khuẩn HP trong chậm tiêu cơ năng khoảng 50%.

Hiện nay tùy theo điều kiện có thể sử dụng clarythoromycin, tinidazole hay amoxycilin hoặc metronidazole trong điều trị diệt HP, ngoài ra việc sử dụng bismuth trong điều trị diệt HP cho kết quả khá tốt.

Tóm lại, chậm tiêu cơ năng là một rối loạn thường gặp, tuy nhiên chỉ có một số ít bệnh nhân cần được điều trị, vấn đề chọn bệnh nhân và chọn phác đồ điều trị là một vấn đề hết sức quan trọng.

Vì vậy tất cả các bệnh nhân khi có biểu hiện như trên đều không nên tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế có uy tín để khám, chẩn đoán chính xác, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cần thiết nhất.      

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay