Hướng dẫn chi tiết nhất cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hướng dẫn chi tiết nhất cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

07-04-2022

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể được chữa khỏi nhanh chóng nếu được chăm sóc đúng cách. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào là đúng và cần phải lưu ý gì khi chăm sóc trẻ hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa co bóp bất thường, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn ói… Khi bị rối loạn tiêu hóa, khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của trẻ gặp bất thường nên sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Khi đó, trẻ sẽ có các biểu hiện dưới đây:

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Phân lỏng kèm nước, thậm chí có chất nhầy và lẫn máu. Tiêu chảy kéo dài khiến bé mất nước, mệt mỏi, da khô, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được bù nước kịp thời.

Táo bón

Táo bón là tình trạng 2-3 ngày bé mới đi tiêu một lần. Phân cứng, rắn, đóng khuôn… Táo bón thường khiến bé đau bụng, khó đi ngoài, phải rặn gắng sức thậm chí đi ngoài ra máu.

rối loạn tieu hoa Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị táo bón

Nôn trớ

Nôn trớ là dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nôn trớ xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 1 tuổi mà vẫn thường xuyên bị nôn trớ thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của con đang gặp vấn đề.

Đi ngoài phân sống

Bình thường, đường ruột của bé chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng và thải chất độc hại ra ngoài hiệu quả. Khi mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn thì hệ tiêu hóa sẽ làm việc không hiệu quả, dẫn đến đi ngoài phân sống.

Phân sống thường có màu trắng hoặc còn nguyên các loại thức ăn chưa được tiêu hóa.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa ngay tại nhà

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể được điều trị khỏi ngay tại nhà bằng những cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả, đúng cách. Khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến 4 nhóm dinh dưỡng chính là chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin khoáng chất.

Trong chế độ ăn của bé nên cân bằng các loại dinh dưỡng trên, không ăn quá nhiều một loại chất. Ngoài ra, cần lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của con. Ví dụ trẻ mới bắt đầu ăn dặm thì cho bé ăn thức ăn mềm, ăn rau củ, rồi sau đó mới cho con ăn chất đạm.

hen phế quản ở trẻ Trẻ nhỏ cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phòng ngừa nhiễm bệnh

Thức ăn của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật. Ba mẹ nên cho bé ăn chín uống sôi, không ăn đồ nguội qua đêm, thức ăn ôi thiu vì có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc thức ăn.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh

Ngoài chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cũng cần vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hãy lau dọn phòng của bé gọn gàng, sạch sẽ. Đồ chơi, đồ dùng của con nên được cọ rửa 2 lần/tuần để tránh tình trạng vi khuẩn, virus từ đồ dùng, đồ chơi xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh.

Sau khi trẻ đi vệ sinh, hãy rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng sát khuẩn. Trước bữa ăn, cũng nên tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ.

Tăng cường vận động cho trẻ

Có thể nhiều ba mẹ không chú ý nhưng cho bé vận động thường xuyên không chỉ giúp nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.

Vận động thường xuyên giúp tinh thần trẻ thoải mái, vui vẻ hơn, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn và luôn khỏe mạnh. Bố mẹ có thể cho con chơi các môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, cầu lông, bóng rổ…

Không lạm dụng thuốc

Khi áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cần lưu ý không được lạm dụng thuốc đối với trẻ. Nhiều bậc phụ huynh thấy con gặp vấn đề gì bất thường là nghĩ ngay đến việc dùng thuốc cho nhanh khỏi. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc luôn là con dao 2 lưỡi. Chúng có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh nhưng cũng khiến hệ tiêu hóa phụ thuộc vào thuốc và đôi khi còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột và gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có.

Vì vậy, trước khi cho bé dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về cho con sử dụng.

Bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa

Sử dụng các sản phẩm có khả năng bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như cải thiện nhanh các triệu chứng mà rối loạn tiêu hóa gây ra.

sữa chua Cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Theo các chuyên gia, 70% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở đường tiêu hóa nên việc bổ sung lợi khuẩn là rất cần thiết. Để chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tốt nhất, ba mẹ có thể cho bé ăn sữa chua mỗi ngày, bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể tự chăm sóc và chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé gặp phải những tình trạng dưới đây thì ba mẹ cần cho con đi khám ngay:

  • Trẻ bị nôn trớ nhiều, mệt mỏi, quấy khóc, ăn ngủ kém trong thời gian dài.

  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, kèm theo các dấu hiệu mất nước như da khô, khô miệng…

  • Trẻ sốt cao, lười ăn, bỏ bú.

  • Trẻ bị táo bón nhiều ngày, đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn.

  • Trẻ còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao, quấy khóc liên tục thì nên cho bé đi khám

Như vậy, nếu bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa, ba mẹ có thể áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa được nêu ra trong bài viết này để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.

Ngoài ra, để đảm bảo nhất, hãy cho con đi khám tiêu hóa ở những cơ sở y tế uy tín để tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Đăng ký khám Tiêu hóa ở Bệnh viện Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay