[từ a-z] cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn nhất

[từ a-z] cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn nhất

01-10-2021

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là thức ăn đâu đời có giá trị nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì vậy, cho con bú sớm và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là việc làm được khuyến khích ở tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, do bỡ ngỡ lần đầu làm mẹ nên nhiều chị em vẫn chưa biết cách cho con bú cũng như chưa hiểu đúng và đủ lợi ích của sữa mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ trọn bộ cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn nhất, giúp các mẹ thành công khi nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào, giàu dinh dưỡng. Mời các mẹ cùng tham khảo!

Những thông tin chung về nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là gì?

Nuôi con bằng sữa mẹ được định nghĩa là cho bé bú và ăn sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Đây là một cách tự nhiên và tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh.Trong thời gian này, trẻ chỉ bú mẹ mà không cần phải bổ sung bất kỳ thức ăn hay đồ đồ uống nào khác kể cả uống nước, trừ trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyến nghị trẻ em được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, sau đó cho bé tiếp tục bú sữa mẹ kết hợp với thực phẩm bổ sung với chế độ ăn dặm

phù hợp cho tới khi trẻ ít nhất 2 tuổi.

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ?

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng cường gắn kết tình cảm mẹ con

Nuôi con bằng sữa mẹ là việc làm mang lại lợi ích “kép” cho cả người mẹ lẫn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể:

Lợi ích đối với trẻ

  • Cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ: Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó cung cấp protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, chất xúc tác và các yếu tố dinh dưỡng quan trọng khác. Những vi chất có trong sữa mẹ hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, từ đó trẻ có thể dễ dàng hấp thu hơn.

  • Bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch: Sữa mẹ bao gồm các yếu tố miễn dịch như kháng thể, tế bào bạch cầu và các thành phần chống vi khuẩn, giúp trẻ phòng ngừa nhiều bệnh tật và giữ gìn sức khỏe tốt.

  • Giảm nguy cơ gây nhiễm trùng: Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít

    nhiễm khuẩn

    hơn do hệ thống miễn dịch mạnh mẽ được truyền từ kháng thể có trong sữa mẹ cho con. Việc bú sữa mẹ cũng có thể giúp bé giảm nguy cơ dị ứng sau này.

  • Giúp trẻ tăng cân và phát triển trí não: Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hỗ trợ sự phát triển cân nặng và trí não của trẻ, giúp bé phát triển thông minh và khỏe mạnh.

Lợi ích đối với mẹ

  • Bảo vệ sức khỏe cho mẹ: Việc cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ một số bệnh lý như ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim mạch và tiểu đường ở phụ nữ. Ngoài ra, việc cho con bú còn giúp giảm nguy cơ áp xe vú và giúp kích thích cơ tử cung hoạt động sau sinh. 

  • Ngăn ngừa tình trạng cương tức vú, giúp mẹ sản xuất sữa phù hợp với nhu cầu của trẻ và hạn chế tối đa nguy cơ tắc sữa sau sinh. 

  • Tiết kiệm chi phí: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc sử dụng sữa theo công thức.

  • Tăng cường gắn kết mẹ và con: Việc cho bé bú sữa mẹ giúp tạo mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ giữa mẹ và con, mang lại sự an toàn và tạo cảm giác an toàn cho trẻ.

Bên cạnh lợi ích với bé và mẹ, thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời cũng giúp giảm nguy cơ bệnh dịch cộng đồng, từ đó giúp giảm chi phí y tế công. 

Một số nguy cơ của việc không nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

Theo nghiên cứu của WHO, trẻ không được sử dụng sữa mẹ có thể dễ mắc phải những bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa:

"

45% tử vong do nhiễm trùng sơ sinh, 30% tử vong do tiêu chảy cấp

, 18% tử vong do nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi". Một số thống kê của các tổ chức khác trên thế giới cũng cho thấy những trẻ không được bú mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Thiếu dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch yếu: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Nó cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho bé.

    Nếu không cho bé bú sữa mẹ, bé có thể bị thiếu dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm trùng và các bệnh lý khác như cảm lạnh,

    v

    iêm phổi

    ,

    dị ứng,...

  • Rối loạn tiêu hóa: Sữa mẹ bao gồm các thành phần dễ tiêu hóa và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Khi không cho bé bú sữa mẹ, bé có thể gặp rối loạn tiêu hóa, khuyết điểm hoặc khó tiêu hóa thức ăn

  • Giảm khả năng phát triển trí não: Các chất dinh dưỡng và DHA trong sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ. Việc không cho bé bú sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé

  • Rối loạn tâm lý và tình cảm: Việc bú sữa mẹ cũng giúp tạo mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ giữa mẹ và con. Khi bé không được nuôi bằng sữa mẹ, bé có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của bé và mẹ

Đối với người mẹ, việc không nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, buồng trứng. Bởi việc cho con bú còn có khả năng giảm số chu kỳ rụng trứng lại, đảm bảo nội tiết của mẹ sẽ ổn định khi đến tháng. Khi nội tiết được ổn định cũng góp phần giúp mẹ có hệ sinh sản khỏe mạnh hơn.

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ: Những nguyên tắc quan trọng

Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được diễn ra thuận lợi, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:

Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh

Trẻ cần được tiếp xúc da kề da với mẹ và được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nhờ động tác mút đầu vú của trẻ sẽ gây phản xạ lên tuyến yên làm tiết oxytocin khiến tử cung co chặt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ. Việc cho con bú sớm, sữa về sớm, vú tiết sữa nhiều hơn nên ít bị sưng đau và nhiễm khuẩn..

Lưu ý: Ngoài bú sữa non của mẹ, không cần và không nên cho trẻ uống bất cứ thứ nước gì ngay sau sinh.

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ Trẻ cần được tiếp xúc da kề da với mẹ và được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh

Cho con bú hoàn toàn đến 6 tháng sau sinh 

  • Trong 6 tháng đầu sau sinh, sữa mẹ

    là thức ăn duy nhất của trẻ. Không cho trẻ ăn thêm bất kì loại sữa nào khác, kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm, thậm chí không cần uống thêm nước bởi điều này chỉ làm tăng gánh nặng cho thận, không tốt cho trẻ..
  • Cho con bú theo nhu cầu, không cần bú theo giờ giấc, bất kể ngày hay đêm. Trẻ bú ban đêm càng giúp tăng lượng sữa của bà mẹ do tăng lượng nội tiết kích thích sinh sữa của tuyến yên.

  • Khi bú, trẻ có thể thiu thiu ngủ. Cần đánh thức trẻ bằng cách “nói chuyện”, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân, kích thích cho trẻ tiếp tục bú.

  • Nếu bầu vú chưa hết sữa thì mẹ nên vắt hết ra để tuyến sữa rỗng thì sữa sẽ về nhiều hơn. Khi trẻ bú no không nên đặt nằm ngay mà nên bế vác trẻ lên vai, xoa vỗ nhẹ vào lưng cho hơi trong dạ dày thoát ra, tránh bị trớ

    .
  • Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối. 

  • Khi mẹ hoặc trẻ bị ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.

  • Nếu trẻ bú đủ sữa thì cân nặng hàng tháng của bé tăng đều và đi tiểu bình thường. 

  • Nên cho con bú đến 24 tháng mới cai sữa. Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) mới bắt đầu cho ăn dặm.

Trường hợp nào không nên cho trẻ bú sữa mẹ?

Mặc dù việc cho trẻ bú sữa mẹ được khuyến khích vì lợi ích về dinh dưỡng mà nó mang lại, nhưng có một số trường hợp đặc biệt khi không nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc cần thận trọng

Người mẹ có một trong các yếu tố sau thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Mẹ bị nhiễm trùng hoặc bệnh lý truyền nhiễm: Nếu mẹ mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như HIV, AIDS, việc cho con bú sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp này, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ về cách làm sao để đảm bảo an toàn cho bé. 

  • Người mẹ mắc bệnh tim, bệnh thận, thiếu máu nặng cần điều trị không nên cho con bú vì có thể làm mẹ mất sức và không đủ dự trữ chất béo để sản xuất sữa

  • Mẹ không nên cho con bú khi đang sử dụng thuốc điều trị ung thư, điều chỉnh huyết áp, thuốc an thần hoặc thuốc điều trị tuyến giáp,... Những loại thuốc này có thể làm giảm chất lượng sữa của mẹ và làm em bé khó hấp thụ hơn. 

  • Không cho con bú nếu có sử dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện

* Lưu ý: Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan A, viêm gan B có thể cho con bú nếu bé được uống các loại thuốc hỗ trợ tương ứng và tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Nếu mẹ gặp vấn đề sức khỏe, cần sử dụng thuốc điều trị...cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bú để trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.

Cần xét nghiệm kiểm tra đảm bảo độ an toàn nếu trong thời gian mang thai và cho con bú mẹ có tiếp xúc với hóa chất độc hại. 

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ Người mẹ đang uống thuốc điều trị ung thư, bệnh tuyến giáp, huyết áp… thì không nên cho nuôi con bằng sữa mẹ

Trường hợp trẻ không nên bú sữa mẹ: 

  • Bé bị dị ứng sữa mẹ: Mặc dù lạ, nhưng trẻ cũng có thể phản ứng dị ứng với một số thành phần trong sữa mẹ như khó dung nạp lactose, không thu nạp chất béo,... Nếu bé có các triệu chứng dị ứng như phát ban, ngạt mũi, khó thở hoặc tiêu chảy sau khi bú, bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và hướng xử lý.

  • Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch: Trường hợp này cha mẹ nên tham khảo  ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để quyết định có nên cho trẻ bú mẹ hay không.

  • Bé lên cân quá nhanh: Trong một số trường hợp, bé cần tăng cân nhanh hoặc mẹ không có đủ sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu. Trong tình trạng này, có thể cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để quyết định liệu có cần bổ sung chế độ ăn khác cùng với sữa mẹ hay không

Một số trường hợp đặc biệt khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình tự nhiên và tốt cho sức khỏe của bé và mẹ. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà việc nuôi con bằng sữa mẹ nên được thực hiện sớm và xuyên suốt. 

Trẻ sinh non, nhẹ cân

Trẻ sinh non và nhẹ cân rất cần được bú sớm. So với sữa của mẹ sinh con đủ tháng, sữa của mẹ sinh non có hàm lượng protein, chất béo, năng lượng, natri, clorua, kali, canxi, sắt và magie cao hơn. Sau 3 tuần đầu tiên, sữa mẹ sẽ trở về trạng thái ổn định. 

Bên cạnh đó, trẻ sinh non bú mẹ sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn và có sức đề kháng cao hơn rất nhiều so với trẻ sinh non phải bú sữa công thức. 

Những ngày đầu sau sinh, trẻ chưa thể tự bú được thì mẹ cần vắt sữa ra cốc chén, dùng thìa cho bé uống. Số bữa bú của trẻ sinh non cần được tăng lên trong ngày,  từ 10 đến 20 lần bú/ngày.

Trẻ sinh đôi

Mẹ hoàn toàn có thể cung cấp đủ sữa cho cả hai bé bú nếu sinh đôi. Khi trẻ bú nhiều, nhu cầu bú tăng cao thì cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh và sản xuất đủ sữa cho cả hai bé. Thời gian đầu chưa quen, mẹ có thể cho từng bé bú, bé bú trước, bé bú sau. Khi mẹ đã cho bé bú quen, mẹ có thể tập cho hai bé bú cùng một lúc. 

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của bà mẹ đang nuôi con sinh đôi cần cần phải được quan tâm nhiều hơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa cho trẻ.

Hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách

Các tư thế cho trẻ bú

Có nhiều tư thế khác nhau cho trẻ bú sữa mẹ, và bạn có thể chọn tư thế phù hợp với cả bé và mẹ để tạo ra trải nghiệm thoải mái và hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo cả mẹ và trẻ đều cảm thấy thoải mái: Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng; bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ; mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú và mẹ đỡ toàn bộ cơ thể trẻ. Dưới đây là một số tư thế cho trẻ bú đúng cách mà các mẹ có thể tham khảo: 

Tư thế ngồi

  • Mẹ nên chọn một chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường hoặc ghế ngồi bởi mỗi cữ bú của trẻ kéo dài từ 15-30 phút.

  • Tư thế phổ biến và dễ nhất là bế bé nằm ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung:

  • Cho bé bú bên nào thì dùng tay cùng phía với đó để đỡ bé.

  • Đảm bảo 3 điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ.

Lưu ý:  Nhiều mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này là sai lầm bởi sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé.

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ Tư thế ngồi khi cho con bú cần đảm bảo 3 điểm đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng

Tư thế nằm

Mẹ có thể nằm khi cho con bú, đặt bé nằm nghiêng bên cạnh, đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ trào bị trào ngược. Tuy nhiên, mẹ nên tập ngồi dậy và đi lại sớm sau sinh để khí huyết lưu thông, giúp mau hồi phục sức khỏe và sớm cho bé bú ở tư thế ngồi.

Tư thế cho bú song sinh

  • Đặt hai bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.

  • Để tránh mỏi tay và nâng đỡ người bé, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. 

  • Cho lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại.

  • Với bé yếu hơn trong việc ngậm bắt vú mẹ nên cho bú trước, sau khi ổn định thì cho bé bú mạnh hơn bú.

  • Thay đổi vị trí cho 2 bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.

Nhận biết cách ngậm vú đúng

Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xem bé đã ngậm bắt vú đúng hay chưa. Nếu bé đang bắt sai núm vú, mẹ hãy điều chỉnh nhẹ nhàng để con cảm thấy thoải mái nhất có thể. Khi trẻ đã bắt đúng núm vú, mẹ sẽ thấy: 

  • Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.

  • Miệng trẻ mở rộng.

  • Môi dưới hướng ra ngoài.

  • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Ngậm vú sai gây ra những hậu quả gì?

  • Tổn thương núm vú mẹ: Ngậm vú sai có thể gây phát ban, nứt cổ gà, viêm nhiễm vùng vú. Điều này làm tăng nguy cơ mẹ sẽ không thoải mái khi cho bé bú và có thể dẫn đến việc mẹ dễ cho bé cai sữa mẹ sớm hơn dự kiến.

  • Cương tức vú, tắc tia sữa

    . do trẻ không bú được hết sữa mà mẹ tiết ra. Việc ngậm vú sai cách còn có thể làm cho bé không thể bú sữa mẹ, bé không thể lấy đủ sữa hoặc không đủ lượng sữa cần thiết để phát triển và tăng cân.
  • Vú sẽ tạo ít sữa đi do thiếu kích thích đúng cách.

  • Ngậm vú sai có thể gây ra sự khó khăn và lo lắng cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể cảm thấy lo lắng vì bé không thể cho mẹ bú sữa hiệu quả, đồng thời bé cũng có thể cảm thấy không thoải mái và khó chịu khi bú mẹ. Mẹ có thể thấy bé khóc nhiều đòi ăn nhưng lại từ chối bú mẹ, mỗi lần bú mẹ kéo dài làm cả mẹ và bé đều mệt mỏi. 

  • Trẻ tăng cân kém.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang đói

Thông thường chứ 3 - 4 tiếng mẹ nên cho con bú no một lần. Đặc biệt, nếu thấy các dấu hiệu sau thì mẹ nên cho bé bú sớm: 

  • Liếm môi thường xuyên kể cả khi ngủ

  • Há miệng và quay đầu sang 2 bên để tìm vú mẹ

  • Đưa lưỡi ra vào.

  • Mút ngón tay hoặc mút nắm tay: Hành động này thường xuyên xảy ra khi con đang ngủ. Bé càng đói thì tần suất mút ngón tay càng liên tục.

  • Quấy khóc: Tiếng khóc của bé có thể là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy bé đang đói. Tiếng khóc có thể từ nhẹ nhàng chuyển sang nổi giận, mặc dù tức giận tùy thuộc vào độ đói và cảm xúc của bé.

  • Di chuyển, cựa quậy nhiều hơn với tần suất liên tục: Trẻ có thể hoạt động nhiều hơn, di chuyển tay chân, quay đầu để tìm kiếm vú mẹ

Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ Khi trẻ đói sẽ quấy khóc và cựa quậy liên tục

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bú đủ sữa mẹ

Một ngày mẹ nên cho trẻ được bú no từ  6 - 8 lần, mỗi cữ bú cách nhau 3 - 4 tiếng. Nếu trẻ đã được bú no và bú đủ, trẻ sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu nhiều: 2 ngày đầu tiên sau sinh bé cần thay khoảng 2 - 4 cái tã. Tuy nhiên, từ ngày thứ 5 trở đi, tăng lên khoảng 6-8 cái. Nước tiểu của bé nhạt màu, không có mùi. Nếu nước tiểu có màu sẫm thì nhiều khả năng bé vẫn còn đói.

  • Đi ngoài: 1-2 ngày đầu sau sinh trẻ thường đi phân su. Khi chuyển từ bú sữa non sang sữa mẹ, phân của trẻ sẽ lỏng hơn, có màu vàng và ít có mùi hôi. Trẻ có thể đi ngoài 3-4  lần một ngày, phân có màu vàng và lỏng là được.

  • Tăng cân: Cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé tăng liên tục chứng tỏ là bé đã bú đủ sữa.

  • Bàn tay của bé dần dần buông lỏng và xòe ra là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú no.

  • Trẻ dễ chịu, vui vẻ và thư thái, thả lỏng cơ thể

  • Giấc ngủ của bé sâu và liền mạch

Cẩn nang nuôi con bằng sữa mẹ: 7 vấn đề thường gặp khi cho con bú

Cương tức vú

Nguyên nhân của tình trạng cương tức vú thường do mẹ không cho trẻ bú sớm, bé không được bú đúng cữ và không bú thường xuyên, trẻ ngậm bắt vú sai cách hoặc mẹ hạn chế thời gian mỗi cữ bú của con. Điều này làm cho sữa mẹ không được tiết ra hết, sữa còn trong bầu ngực dễ làm mẹ bị đau nhức kéo dài.

Do đó, mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên, bú đủ cữ và bú hết sữa trong bầu ngực mẹ. Nếu trẻ không bú được hết sữa thì cần vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Trước khi cho trẻ bú có thể dùng gạc ấm đắp lên vú, trẻ bú xong thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.

Đau và nứt núm vú

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay