Mách bạn 11 cách chữa đau vai gáy cực kỳ hiệu quả

Mách bạn 11 cách chữa đau vai gáy cực kỳ hiệu quả

13-08-2022

Đau vai gáy không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Áp dụng ngay những cách chữa đau vai gáy được đưa ra trong bài viết dưới đây để cải khắc phục tình trạng này và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phân loại bệnh đau vai gáy

Tùy với thời gian diễn ra bệnh, đau vai gáy được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính.

Đau vai gáy cấp tính

Đây là loại đau vai gáy xảy ra ở một thời điểm ngắn, có thể là đau sau khi ngủ dậy không đúng tư thế, đau sau chấn thương… Loại đau vai gáy này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Đau vai gáy mãn tính

Đây là tình trạng đau vai gáy xảy ra thường xuyên, trong thời gian dài, kèm theo một vào triệu chứng như dị cảm, đau lan sang cánh tay. Bệnh lý này khó chữa dứt điểm vì đã tiến triển thành mãn tính.

Cách chữa đau vai gáy Đau vai gáy được chia thành đau vai gáy cấp tính và mãn tính

Mách bạn 11 cách chữa đau vai gáy cực kỳ hiệu quả

Đau vai gáy nên được điều trị từ sớm để vừa giúp giảm đau, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày vừa ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành mãn tính.

Dưới đây là 11 cách chữa đau vai gáy người bệnh có thể tham khảo để thực hiện:

Sử dụng thuốc

Nếu bị đau vai gáy ở mức độ nặng, nhiều người sẽ lựa chọn sử dụng thuốc để cắt giảm cơn đau nhức. Một số loại thuốc đem lại hiệu quả trong trường hợp này là thuốc ibuprofen, acetaminophen và naproxen…

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng để dạ dày, gan thận, xương khớp.

Vật lý trị liệu trị đau vai gáy

Đây là cách chữa đau vai gáy được sử dụng rộng rãi, áp dụng được với hầu hết các đối tượng bị bệnh. Phương pháp này giúp giảm đau bằng cách kéo giãn một số mô mềm quanh khớp, thông qua các bài tập giãn cơ, tập duỗi lưng, duỗi vai và ngực hay xoay vòng.

Trước khi thực hiện các bài tập đau vai gáy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thực hiện đúng cách, giúp tăng hiệu quả điều trị. Tập luyện sai cách có thể khiến tình trạng đau nhức không được cải thiện mà thậm chí còn làm trầm trọng thêm.

Khi vật lý trị liệu, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên nghiệp, có kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, bác sĩ chuyên môn cao để giúp đánh giá chính xác tình trạng đau nhức và đưa ra những phương pháp trị liệu phù hợp.

Khoa vật lý trị liệu của Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ được nhiều người bị đau vai gáy lựa chọn để điều trị bệnh. Nơi đây không chỉ hội tụ đội ngũ nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm mà còn đầu tư nhiều máy móc hiện đại, có bể bơi thủy trị liệu đầu tiên của miền Bắc… giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức vai gáy của bệnh nhân.

Chữa đau vai gáy Điều trị vật lý trị liệu tại Bệnh viện Hồng Ngọc

Khách hàng có nhu cầu đăng ký sử dụng các dịch vụ của khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Hồng Ngọc vui lòng đăng ký tại đây:

Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà

Người bệnh cũng có thể áp dụng những mẹo dân gian dưới đây để chữa đau vai gáy ngay tại nhà.

Sử dụng đá lạnh

Sử dụng đá lạnh là một cách chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản mà đem lại hiệu quả, giúp làm dịu cơn đau nhức cấp tính nhanh chóng. Nguyên nhân là do khi gặp nhiệt độ lạnh, mạch máu co lại giúp ngăn ngừa tình trạng sưng, làm tê các dây thần kinh nhỏ giúp giảm đau rõ rệt.

Khi thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần lấy vài viên đá lạnh cho vào túi chườm hoặc dùng gel lạnh để thoa lên vị trí đang bị đau nhức. Chườm khoảng 15 phút rồi dừng. Sau đó, nếu còn đau có thể chườm thêm vài lần nữa.

Lưu ý không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây kích ứng da hoặc chứng bỏng lạnh. Ngoài ra, cách làm này chỉ đem lại hiệu quả với những trường hợp đau vai gáy cấp tính. Nếu cơn đau kéo dài thì người bệnh nên đi khám.

Chườm nóng cũng là cách hữu hiệu để cải thiện chứng đau vai gáy Chườm lạnh sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng, dần dần cảm giác nhức mỏi sẽ giảm bớt

Chườm nóng

Ngoài chườm lạnh, chườm nóng cũng là cách hữu hiệu để cải thiện chứng đau vai gáy. Hơi nóng sẽ giúp kích thích lưu thông máu, làm dịu cơn đau và thư giãn cơn co thắt. Bạn có thể sử dụng một chai nước ấm, khăn nhúng nước ấm hoặc túi chườm ấm để đặt lên vùng vai gáy bị đau.

Ngoài cách trên, bạn có thể tắm nước ấm. Đặc biệt, tắm dưới vòi hoa sen để nước xả thẳng xuống vùng vai gáy đang bị đau cũng giúp làm giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả.

Có một lưu ý khi chườm nóng là không chườm nhiệt độ quá cao vì có thể gây tổn thương da. Mỗi lần chườm không nên chườm quá 20 phút.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Cơn đau nhức vai gáy sẽ càng nặng nề hơn khi bạn đứng hoặc di chuyển cổ sai tư thế. Vì vậy, bạn hãy nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh hay xoay vặn cổ quá mức để giúp cải thiện cơn đau.

Với nhiều trường hợp nặng, có thể sử dụng đai cố định cổ để không gây đau khi di chuyển.

Bài tập trị đau vai gáy

Bài tập giãn cơ

Đây là bài tập chữa đau vai gáy phổ biến, có thể thực hiện tại nhà mỗi ngày. 

Cách thực hiện bài 1:

  • Bước 1: Chuẩn bị với tư thế ngồi thoải mái, hít thở sâu thư giãn.

  • Bước 2: Cúi đầu sao cho cằm chạm ngực và giữ nguyên tư thế này khoảng 5-10 giây.

  • Bước 3: Từ từ ngửa đầu ra sau, mắt hướng lên trần nhà, giữ nguyên tư thế này khoảng 5-10 giây.

  • Bước 4: Nghiêng đầu sang bên phải để tai chạm vai và giữ tư thế này trong 5 - 10 giây, thả lỏng người.

  • Bước 5: Làm tương tự như bước 4 nhưng nghiêng trái.

  • Bước 6: Xoay đầu nhẹ nhàng sang hai bên để thả lỏng phần đầu cổ.

Cách thực hiện bài 2:

Khởi động bằng cách cuộn vai và xoay đầu theo chuyển động tròn. Sau đó, tiếp tục thực hiện xoay cổ (từ trái sang phải và ngược lại), uốn cong và kéo giãn cổ (nhìn lên – xuống). Thực hiện vài phút cho mỗi động tác.

Khi cơ cổ đã nóng lên, bắt đầu thực hiện kéo giãn: nghiêng đầu về phía vai. Thực hiện cho cả 2 bên.

Tiếp theo, gập cổ về phía trước (hướng cằm xuống ngực), xoay nhẹ về 1 bên. Thực hiện cho bên còn lại.

Thực hiện các động tác kéo giãn cơ cổ khoảng 30 giây cho mỗi bên, kết hợp thở sâu. Thực hiện 3 -5 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài tập tăng sức mạnh cơ vùng cổ

  • Bước 1

    :

    Nằm ngửa xuống sàn nhà, sau đó ưỡn cổ và vai lên, giữ trong vài giây.

  • Bước 2: Lắc vai qua lại khoảng 4 lần, sau đó thở ra và ép bụng xuống.

  • Bước 3

    :

    Thực hiện bài tập 3 lần một ngày.

Gập duỗi cổ

Các động tác đơn giản là chỉ cần đưa cằm từ từ xuống chạm vào thành ngực. Giữ nguyên cổ tại tư thế này trong thời gian khoảng 5 đến 10 giây. Quay trở lại vị trí ban đầu.

Kế tiếp là ngửa đầu ra sau và nhìn lên trần nhà. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay trở lại vị trí ban đầu của.

Tiếp theo là nghiêng đầu tối đa sang một bên vai cho đến khi cổ hơi căng ra. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này ở bên vai đối diện.

Lặp lại toàn bộ chuỗi liên hoàn này ba đến năm lần nữa.

Xoay đầu

Tương tự như gập duỗi cổ, xoay đầu cũng là một chuỗi các động tác giúp điều chỉnh hoạt động hệ xương khớp, dây chằng, gân cơ tại khu vực vai gáy.

  • Nhìn thẳng mặt về phía trước.

  • Quay đầu sang một bên giống như đang nhìn qua vai. Giữ trong 5 đến 10 giây.

  • Từ từ quay 180 độ theo hướng vai đối bên. Giữ lại trong 5 đến 10 giây.

  • Lặp lại các động tác như trên từ ba đến năm lần.

Xem thêm: Các bài tập khác Tại đây

Châm cứu và bấm huyệt

Biện pháp Đông y này giúp các cơ cổ vai gáy được thư giãn, giải tỏa căng thẳng và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp này bạn cũng cần lựa chọn cơ sở Y học cổ truyền uy tín, có đội ngũ bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm trong lĩnh bực châm cứu và bấm huyệt.

Thay đổi tư thế và gối ngủ

Đây là một trong những cách giảm đau vai gáy bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Những cách điều chỉnh thói quen ngủ bao gồm:

  • Sử dụng một tấm nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể.

  • Lựa chọn gối kê phù hợp, có độ mềm vừa phải để hỗ trợ tốt cho cổ và đầu.

  • Kê gối thấp khi ngủ bởi nằm gối quá cao khiến cổ bị gập xuống, không tốt cho cột sống.

  • Chỉ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, tránh tư thế nằm sấp.

  • Thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, tập yoga hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.

Giữ đủ nước cho cơ thể

Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ thúc đẩy lưu thông máu, giữ nhiệt cho cơ thể, mà còn nuôi dưỡng và cấp nước cho đĩa đệm – phần nằm giữa các đốt cột sống cổ của bạn. Đĩa đệm được tạo ra từ thành phần chính là nước, vì vậy giữ nước tốt giúp cho đĩa đệm trở nên dẻo và chắc. Hãy tập thói quen uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc.

Giải tỏa căng thẳng

Tâm trạng áp lực kéo dài có thể khiến vùng cổ bị căng cứng, từ đó gây ra đau mỏi vai gáy. Lúc này, giải tỏa căng thẳng là mẹo chữa đau vai gáy đơn giản nhất, giúp thư giãn tâm trí và ngăn ngừa chứng đau cứng cổ.

Ngồi thoải mái và thư giãn giúp giảm đau vai gáy Ngồi thoải mái và thư giãn để có những suy nghĩ tích cực, giúp giảm đau vai gáy

Bạn có thể kiểm soát tinh thần bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm ngồi thiền hoặc tập yoga, thỉnh thoảng nghỉ giải lao 5 – 10 phút nếu làm việc quá lâu trong văn phòng, ngủ đủ giấc và đúng giờ, hạn chế thức khuya…

Xây dựng tư thế đầu cổ tốt

Các cơn đau vai gáy gây ra tình trạng uể oải, mệt mỏi cả ngày và có thể làm giảm hiệu suất công việc. Do đó, xây dựng tư thế đầu cổ tốt là nền tảng để điều trị đau vai gáy tại nhà hay mọi nơi khác.

Để thực hiện điều này, đặt một chiếc gương tại vị trí thuận lợi gần nơi làm việc và hãy tự soi mình trong gương để xem mình có đang đứng hay ngồi thẳng lưng hay không. Nếu không, cơ thể phải đang căng các cơ và dây chằng hỗ trợ dựng cột sống, nâng đỡ khối đầu nên dễ gây ra đau vai gáy.

Áp dụng các liệu pháp xoa bóp

Cơ bị đau cũng có thể phản ứng tốt với các thao tác xoa bóp hằng ngày. Không nhất thiết phải đến phòng khám của bác sĩ, ngay cả người thân cũng có thể hỗ trợ trong cách điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà. Trong quá trình xoa bóp vùng cổ vai gáy, tác động trên các huyệt đạo theo đông y, các cơ và các mô tại chỗ sẽ được điều khiển thụ động, giúp máu lưu thông điều hòa hơn.

Mặc dù không có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy massage giúp giảm đau cổ vai gáy đáng kể nhưng đây vẫn là một liệu pháp bổ sung tốt để kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu khác.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay