Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không thể khôi phục hoàn toàn. Các giai đoạn suy thận gồm 5 giai đoạn từ nặng đến nhẹ với những triệu chứng và cách điều trị khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn.
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài, không thể khôi phục hoàn toàn. Điều này có nghĩa là quá trình cầu thận suy giảm các chức năng lọc, đào thải và cân bằng PH nên sẽ không chuyển hóa được hết các chất độc hại trong máu khiến cho các chỉ số độc hại trong máu tăng cao.
Các giai đoạn suy thận gồm những giai đoạn nào? Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn, dựa vào độ lọc cầu thận. Cụ thể bao gồm:
Suy thận mạn trải qua 5 giai đoạn
Suy thận trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn suy thận lại có mức độ nghiêm trọng và triệu chứng khác nhau. Cụ thể triệu chứng của các giai đoạn suy thận là:
Đây là những giai đoạn nhẹ nhất trong các giai đoạn suy thận. Lúc này, chức năng thận đã bị tổn thương nhưng chưa nghiêm trong, người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ khởi phát theo đợt rồi thôi nên rất khó phát hiện ra bệnh.
Ở những đợt cấp của suy thận mạn giai đoạn 1 và 2, người bệnh có thể thấy chán ăn, tiểu đêm nhiều lần, thường xuyên mệt mỏi, thiếu máu nhẹ và đau tức hai bên thắt lưng. Những triệu chứng này cũng không quá rõ ràng nên khó phát hiện ra mình mắc bệnh. Thông thường, ở 2 giai đoạn đầu của các giai đoạn suy thận, người bệnh chỉ phát hiện bệnh tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám bệnh lý khác.
Vì đây là giai đoạn nhẹ nhất trong các giai đoạn suy thận nên nếu phát hiện và điều trị sớm, kết hợp điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt phù hợp thì bệnh có thể kiểm soát tốt, hạn chế triệu chứng.
Ở giai đoạn 3 trong các giai đoạn suy thận, chức năng thận không còn tốt. Tuy đã xuất hiện các triệu chứng nhưng cũng không quá rõ ràng, khó phát hiện hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.
Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: đau lưng, nặng mặt, phù ở tay và chân, phù mi mắt, đi tiểu nhiều lần về đêm, lượng nước tiểu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn mức bình thường.
Đây là giai nặng của bệnh. Các biểu hiện xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: da dẻ xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, tăng huyết áp, tiểu đêm nhiều lần, phù nề, buồn nôn, da khô và ngứa, thường bị đau đầu…
Da khô và ngứa là một trong những dấu hiệu thường gặp của suy thận
Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn nặng nhất trong các giai đoạn suy thận. Chức năng thận bị tổn hại nghiêm trọng, các triệu chứng tương tự như giai đoạn 4 nhưng xuất hiện nhiều và nặng nề hơn. Nếu không điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào vì chất độc hại tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Dù ở giai đoạn nào trong các giai đoạn suy thận cũng cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Suy thận giai đoạn sớm cần điều trị để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, suy thận giai đoạn cuối cần điều trị để duy trì sự sống cho người bệnh. Ở các giai đoạn suy thận, cách điều trị cũng khác nhau.
Để điều trị suy thận, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo những phương pháp dưới đây:
Điều trị nội khoa
Hầu hết các trường hợp suy thận đều được kê thuốc sử dụng để kiểm soát đường máu, huyết áp, kiểm soát cholesterol để ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, thậm chí là tính mạng người bệnh.
Tư vấn dinh dưỡng, tập luyện
Tùy vào các giai đoạn suy thận đang mắc phải, ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để không khiến bệnh nặng nề hơn. Chế độ ăn của người bị suy thận cần hạn chế muối, hạn chế kali, phốt pho, đồng thời ăn nhiều rau xanh và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, kiểm soát cân nặng.
Chạy thận nhân tạo
Máu được đưa ra ngoài qua bộ lọc, được làm sạch rồi sau đó được đưa trở lại cơ thể. Trung bình người bệnh cần lọc máu 2-4 lần/tuần, thời gian khoảng 4-6 tiếng/lần.
Chạy thận nhân tạo HDF online tại BVĐK Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
Lọc màng bụng
Với phương pháp này, máu được làm sạch ngay bên trong cơ thể. Màng bụng của người bệnh được sử dụng làm màng lọc thay cho thận. Bác sĩ sẽ đưa vào bụng người bệnh một chất lỏng đặc biệt để hấp thu chất thải, sau đó chất lỏng này được dẫn lưu ra ngoài.
Ghép thận
Ghép thận là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả nhất hiện nay, thời gian duy trì được lâu. Phương pháp được thực hiện bằng cách lấy thận của người khỏe mạnh rồi ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần phải tìm được thận phù hợp và chi phí thực hiện khá cao.
Ghép thận vẫn tồn tại nguy cơ thải ghép và nhiều tác dụng phụ của thuốc thải ghép.
Suy thận có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị sớm. Tuy nhiên, các triệu chứng giai đoạn sớm lại không rõ ràng, khó phát hiện. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, khám thận tiết niệu ngay khi có biểu hiện bất thường.
Tại Hà Nội, phòng khám chuyên khoa Thận tiết niệu BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ khám thận uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Đăng ký khám thận tiết niệu tại Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao:
Đăng ký khám thận tiết niệu tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc