Một vết nhiễm trùng nhỏ có thể đẩy bệnh nhân đái tháo đường vào cơn nguy kịch

Một vết nhiễm trùng nhỏ có thể đẩy bệnh nhân đái tháo đường vào cơn nguy kịch

09-05-2023

Không thăm khám khi có dấu hiệu bệnh và không tuân thủ điều trị là hai sai lầm nghiêm trọng của không ít bệnh nhân đái tháo đường. Một trong những hệ luỵ họ gặp phải là nguy cơ nhiễm trùng nặng, đe dọa đến tính mạng.

Không tuân thủ điều trị, bệnh nhân hôn mê do đường máu tăng gấp 10 lần

“Bệnh tiểu đường của tôi cũng đã được vài năm rồi. Điều trị, ăn uống cũng thất thường. Lúc thì xuống hơn 5 phẩy, lúc thì hơn 10 phẩy. Thế mà không ngờ cái tiểu đường của tôi nó phát ra, ảnh hưởng đến cái chân” - bệnh nhân Đ.V.Minh (65 tuổi, Bắc Giang) chia sẻ về tiền sử bệnh và hoàn cảnh nhập viện của mình.

Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân Minh hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, xuất huyết tiêu hoá, suy thận độ 2B và áp xe nặng nề vùng cẳng chân phải. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết của bệnh nhân lên đến 78,95 mmol/l (cao gấp 10 lần bình thường). 

ca-benh-bien-chung-dai-thao-duong-nang Bệnh nhân Đ.V.Minh cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực

“Hôm cấp cứu, tôi tưởng chồng tôi chết chứ không sống được. Có lúc nâng dậy chồng tôi tự nhiên mắt trợn ngược lên, mồm méo xệch. Cũng may các bác sĩ kịp thời cứu chồng tôi qua cơn hoạn nạn” - vợ bệnh nhân vẫn bàng hoàng khi nhớ lại. 

Chia sẻ về quá trình cấp cứu cho bệnh nhân, ThS. BSCKII Bùi Thanh Tiến - Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết “Bệnh nhân này là một trường hợp rất nặng, chúng tôi phải đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo để bệnh nhân thở máy, truyền máu, huyết tương, truyền Insulin hạ đường máu, dùng kháng sinh mạnh. Đồng thời chúng tôi phải hội chẩn liên chuyên khoa và áp dụng nhiều biện pháp để điều trị tích cực cho bệnh nhân.”

Bỏ qua dấu hiệu bệnh, đến khi sốc nhiễm khuẩn mới biết bị đái tháo đường

Đó là tình trạng của bệnh nhân C.N.Ánh, 62 tuổi, Hà Nội. Bệnh nhân này nhập viện khi đã sốt cao 4 ngày, được chẩn đoán có khối áp xe ở gan trái kích thước lớn gần 6cm, nhiễm trùng huyết ở mức độ nặng, chỉ số viêm tăng rất cao (procalcitonin tăng 50 lần, chỉ số viêm CRP tăng 40 lần).

“Khối áp xe của bệnh nhân Ánh vẫn ở giai đoạn sớm, chưa nhũ hoá. Nếu không có bệnh nền, bệnh nhân chỉ cần dùng kháng sinh mạnh, phối hợp là có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của bệnh nhân lúc vào viện cao gấp 4 lần so với chỉ số bình thường. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn từ khối áp xe đi vào máu, phát triển và gây nhiễm khuẩn huyết.”, BS CKI. Đinh Quốc Anh - Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Ánh chia sẻ. 

Bệnh nhân cho biết gần đây ăn nhiều, uống nhiều nhưng lại giảm cân bất thường đến 6kg trong một tháng. “Nhà tôi không ai bị tiểu đường, tôi cũng không nghĩ mình bị. Vài tháng nay thấy mệt mỏi thì chỉ cho rằng đến tuổi sức khoẻ nó yếu đi thôi ”, bệnh nhân C.N.Ánh cho biết. 

Cơ chế ảnh hưởng hai chiều do hệ miễn dịch suy giảm

Ở cả hai trường hợp trên, bệnh nhân đều phải điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực do tình trạng nhiễm trùng nặng. 

Lý giải điều này, ThS. BSCKII Bùi Thanh Tiến cho biết: “Bệnh nhân đái tháo đường khi bị nhiễm trùng sẽ rất nặng do hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời các bệnh lý cấp tính do vi khuẩn, vi rút cũng kích thích cơ thể sinh ra hoóc môn kháng insulin khiến đường máu càng tăng cao. Cơ chế hai chiều này sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng.”

ca-benh-bien-chung-dai-thao-duong-nang ThS. BSCKII Bùi Thanh Tiến giải thích cơ chế nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân đái tháo đường

Cụ thể, tế bào miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân đái tháo đường bị suy yếu, không có khả năng đối phó với các tác nhân gây bệnh. Đường huyết cao cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Một vết thương nhỏ cũng đủ để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Ở bệnh nhân đái tháo đường, các triệu chứng nhiễm trùng thường không điển hình, khá mờ nhạt. Bệnh nhân thường chỉ sốt nhẹ, nhiệt độ dao động 37-38 độ C, người mệt mỏi, ăn uống kém,.. nên dễ chủ quan đến khi triệu chứng nặng hơn thì tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng. 

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo đối bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ điều trị, có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp. Khi có những biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và được chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.

Đăng ký khám Đái tháo đường ở Bệnh viện Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay