Buồn nôn vào ban đêm là bệnh gì? khi nào cần đi khám bác sĩ

Buồn nôn vào ban đêm là bệnh gì? khi nào cần đi khám bác sĩ

03-08-2021

Chứng buồn nôn vào ban đêm gây phiền toái cho khá nhiều người. Tình trạng này có thể do thai nghén, do điều trị ung thư, hoặc cũng có thể do một số bệnh lý về tiêu hóa gây ra. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng này, giúp giấc ngủ không bị ảnh hưởng? Cùng tham khảo những chia sẻ sau để giải đáp thắc mắc.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn vào ban đêm

Nôn thường xuyên có thể gây ra tình trạng mất nước, lâu dài có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây ra tình trạng

buồn nôn ban đêm

gồm những yếu tố sau.

Ăn quá nhiều

Khi bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn dẫn đến hiện tượng quá tải gây buồn nôn. Nhất là với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc những người vừa phẫu thuật một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa.

Để khắc phục, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. Nếu cần có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc, uống trà bạc hà hoặc ăn những loại quả chua.

Căng thẳng, lo âu

Tình trạng căng thẳng, lo âu, stress kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tổn thương dạ dày đặc biệt đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hội chứng ruột kích thích

.

Nguyên nhân là do khi bạn căng thẳng, sợ hãi, não bộ sẽ tiết adrenaline. Chất này có thể làm hệ tiêu hóa mất cân bằng. 

Bên cạnh đó, nếu tình trạng căng thẳng quá mức, người bệnh có thể gặp những thêm các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, mệt mỏi. 

Do đó nếu bạn thấy xuất hiện chứng buồn nôn ban đêm. Bạn cần xác định nguyên nhân có phải do mình làm việc quá sức, lo lắng quá hay không để điều chỉnh lại thói quen.

buon non vao ban dem Buồn nôn ban đêm có thể xuất phát từ căng thẳng, stress

Ngộ độc thực phẩm

Bất cứ vụ ngộ độc thực phẩm

nào cũng sẽ có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn hoặc sốt, tiêu chảy. Nếu đột nhiên

buồn nôn giữa đêm,

có thể bạn đã bị ngộ độc thực phẩm và cần gặp bác sĩ ngay lập tức.

buon non vao ban dem Ngộ độc thực phẩm có thể gây đau bụng, buồn nôn

Ngộ độc thực phẩm thường dễ bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Khi bị ngộ độc, bạn nên tuyệt đối tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ về vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi, tránh uống cà phê, sữa, rượu hoặc ăn nhiều chất béo.

Dị ứng

Không phải hầu hết những cơn buồn nôn đều xuất phát từ thực phẩm. Đôi khi việc bạn dị ứng là do sự thay đổi cách ăn hoặc thay đổi chế độ ăn kiêng. Những điều này có thể gây ra những cơn buồn nôn tạm thời.

Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình và tránh xa những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng.

Say rượu, bia

Việc quá chén trong mỗi bữa tiệc là không thể tránh khỏi. Nhưng những cơn say do rượu bia ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Khi say, ngoài buồn nôn, bạn còn có thể chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng đến dạ dày, hệ thần kinh.

Cách duy nhất để khắc phục là bạn phải kiểm soát việc uống rượu, bia của mình. Trong trường hợp say đến mức ngộ độc rượu bia thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để khắc phục kịp thời.

Buồn nôn ban đêm do mang thai

Buồn nôn khi mang thai hay còn được gọi là ốm nghén. Thường những cơn ốm nghén

sẽ nặng nhất vào tuần thứ 9 - 12. Những cơn ốm nghén này có thể xảy ra bất kể ngày hay đêm, thậm chí suốt tháng. Việc

buồn nôn vào ban đêm khi mang thai

phần lớn là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc do thiếu vitamin B6.

Để giảm thiểu những cơn buồn nôn khó chịu khi mang thai, mẹ nên tránh những thức ăn có mùi khó chịu, chia nhỏ bữa ăn, không để bụng đói. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng đồ uống lạnh giữa các bữa ăn để khắc phục.

buon non vao ban dem Buồn nôn ban đêm khi mang thai là triệu chứng gặp phải ở một số mẹ bầu

Tác dụng phụ của thuốc

Những loại thuốc giảm đau như codeine, oxycodone có thể khiến bạn buồn nôn. Những loại thuốc bổ sung sắt, kali, kháng viêm, aspirin cũng có thể kích thích dạ dày gây buồn nôn, đầy hơi. Như vậy,

chóng mặt, buồn nôn vào ban đêm

có thể xảy ra do tác dụng của việc dùng thuốc.

Bạn có thể hạn chế triệu chứng này bằng cách dùng thuốc trong bữa ăn. Ngoài ra, có thể nhờ bác sĩ tư vấn để dùng thêm một số loại thuốc giảm chứng buồn nôn.

Đau nửa đầu

80% bệnh nhân đau nửa đầu sẽ gặp tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Họ thường đau từng cơn bên đầu hoặc quanh sọ não. Điều nãy làm não tăng áp lực khiến họ buồn nôn. 

Căn bệnh này không có thuốc đặc trị. Khi có dấu hiệu đau nửa đầu, bạn có thể vận động nhẹ nhàng ở ngoài trời, hít thở sâu, nới lỏng quần áo.

buon non vao ban dem Đau nửa đầu có thể gây nên buồn nôn, đau đầu, chóng mặt

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit. Nó xảy ra khi dải cơ giữa thực quản và dạ dày không đóng, làm dịch tiêu hóa trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Từ đó gây ra chứng đau bụng, buồn nôn ban đêm

ở nhiều người.

Khi bị trào ngược axit, bạn thường bị ợ nóng, đắng miệng, buồn nôn. Bên cạnh đó còn có những triệu chứng như khó nuốt,

ho khan

, tức ngực,… Một trong những điều làm chứng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn là do ăn khuya. Khi bạn nằm xuống, axit rất dễ trào ngược lên.

Loét dạ dày

Loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày hoặc ruột non xuất hiện những vết loét do vi khuẩn H.Pylori gây ra. Khi bị

loét dạ dày

, bạn thường bị đau vùng giữa xương sườn và rốn. Cùng với đó là ợ hơi, buồn nôn, chỉ ăn một ít thức ăn cũng thấy no, nôn ói, đại tiện ra máu, cân nặng giảm sút không có nguyên nhân. 

Những hiện tượng này thường nặng hơn sau bữa ăn và vào ban đêm. Do đó, nếu bạn đang gặp chứng buồn nôn ban đêm

thì có thể đã bị loét dạ dày.

Một số dấu hiệu đi kèm với buồn nôn vào ban đêm

Ngoài những biểu hiện thông thường như chóng mặt, đau bụng, khi

buồn nôn ban đêm,

bạn thường sẽ có thêm những dấu hiệu sau.

Buồn nôn hay đi tiểu nhiều

Nếu chỉ thỉnh thoảng bạn mới buồn nôn vào ban đêm và đi tiểu nhiều thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng

buồn nôn hay đi tiểu nhiều

xảy ra nhiều lần, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh về thận.

Nguyên nhân là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu gây ra chứng ure huyết, Đây chính là lý do khiến bạn buồn nôn và nôn ói. Vì thế, nếu tình trạng buồn nôn kèm đi tiểu nhiều xảy ra thường xuyên, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

buồn nôn ban đêm Buồn nôn kèm đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu bệnh thận

Buồn nôn hay ợ

Việc

buồn nôn hay ợ hơi

thường xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý về tiêu hóa. Đây có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày, bệnh Celiac hoặc nặng hơn có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Nếu đã bị đau bụng buồn nôn và hay ợ, bạn nên lập tức thay đổi chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn vẫn ăn uống thiếu khoa học, triệu chứng này sẽ ngày càng nặng, gây ra những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.

Kinh nghiệm khắc phục buồn nôn ban đêm

Có nhiều cách để khắc phục chứng buồn nôn ban đêm. Trong đó có hai cách chủ yếu là giảm triệu chứng và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Giảm triệu chứng buồn nôn ban đêm

  • Bấm huyệt: Cách bấm huyệt có tác dụng giảm triệu chứng buồn nôn trong mọi trường hợp. Để bấm huyệt cải thiện nhanh buồn nôn, bạn hãy xác định vị trí của huyệt nội quan. Vị trí này chính là vùng giữa 2 gân lớn bàn tay khi ấn ngón cái vào. Thực hiện ấn nhẹ vào vùng này và xoa theo chuyển động hình tròn khoảng 2-3 phút. Tiếp đến lặp lại như vậy, bạn sẽ thấy hiệu quả.

buồn nôn ban đêm Khi bị buồn nôn bạn có thể áp dụng mẹo bấm huyệt nội quan hiệu quả
  • Dùng băng chống say tàu xe: Loại băng này được thiết kế tương tự như việc bấm huyệt. Bạn có thể tìm ở những tiệm thuốc hoặc những cửa hàng bán đồ du lịch cũng có loại băng này. Nó có hình dạng như băng ngăn mồ hôi, dùng để đeo quanh cổ tay, có gắn một viên bi nhỏ để liên tục ấn vào vùng huyệt Nội Quan.

  • Dùng liệu pháp mùi hương: Bạn có thể dùng liệu pháp mùi hương từ hoa oải hương, tinh dầu bạc hà để làm dịu dạ dày, giảm chứng buồn nôn.

    Theo đó, bạn có thể thắp nến thơm mùi oải hương hoặc tinh dầu bạc hà quanh nhà để xoa dịu cảm giác buồn nôn.

  • Ngoài ra, bạn nên tránh xa những mùi gây ra cảm giác buồn nôn cho bạn như những mùi tanh, mùi nước hoa nồng, mùi thối rữa. Giữ nhà cửa, phòng ốc thoáng mát cũng là cách ngăn ngừa tình trạng

    buồn nôn ban đêm

    đơn giản mà hiệu quả.

buon non ban dem Bạc hà có thể làm dịu dạ dày, giảm chứng buồn nôn ban đêm

Ăn uống đúng cách

  • Ăn nhạt: Nếu bạn ăn thức ăn quá nhiều gia vị, cảm giác buồn nôn chỉ nặng thêm. Khi buồn nôn, bạn nên ăn bánh mì hoặc bánh quy mặn để dạ dày ổn định lại.

  • Ăn sớm trước giờ ngủ: Việc ăn sớm trước khi đi ngủ là để dạ dày có thời gian tiêu hóa. Nếu bạn ăn quá gần giờ đi ngủ, cảm giác buồn nôn và chứng ợ nóng sẽ tăng.

  • Chia nhỏ bữa ăn: Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Từ đó làm giảm chứng buồn nôn ban đêm ở nhiều người mắc phải.

  • Uống nhiều nước: Cơ thể đủ nước sẽ giúp giảm chứng buồn nôn. Ngoài lượng nước đã uống trong ngày, bạn nên uống thêm khoảng 480ml nước vào ban đêm.

buon non vao ban dem Bánh mì có thể giúp dạ dày ổn định

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Bạn có thể gặp bác sĩ để được chỉ dẫn uống những loại thuốc chống nôn như Prochlorperazine, Metoclopramide,… Lưu ý là bạn phải tuân thủ theo bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc.

Nếu tình trạng buồn nôn ngày càng nặng, kéo dài hơn một tháng. Hoặc nôn kéo dài 2 ngày, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bạn buồn nôn không rõ lý do thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Bệnh viện Hồng Ngọc - địa chí chăm sóc sức khỏe uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn đang phải trải qua những cơn

buồn nôn ban đêm

không rõ nguyên nhân. Giấc ngủ và sức khỏe của bạn bị sa sút nghiêm trọng, công việc, học tập bị ảnh hưởng,... Lúc này, tốt nhất bạn nên tìm kiếm cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín để khắc phục tình trạng trên.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc với bề dày 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho bạn. Bệnh viện sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi về chuyên môn và y đức. Vì thế, thăm khám tại đây, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay