Buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi phải làm gì?

Buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi phải làm gì?

05-07-2021

Buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi là một trong những dấu hiệu khiến nhiều chị em lo lắng sau khi thực hiện thủ thuật. Liệu đây có phải là một dấu hiệu sớm cho việc mang thai hay là một điều bất thường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chuyển phôi và chuyển phôi xong nên ăn gì tốt nhất. 

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là một thủ thuật của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là kỹ thuật đưa phôi vào lại cơ thể mẹ để phôi phát triển thành thai nhi. Phôi được chuyển vào cơ thể mẹ có thể là phôi đã được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5. Cũng có thể là phôi tương hoặc phôi được đông lạnh.

Kỹ thuật chuyển phôi được thực hiện từ ngày 18 đến 20 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi niêm mạc tử cung đã đạt chuẩn về độ dày từ 9 - 10mm. Sức khỏe và tinh thần của mẹ cũng đã sẵn sàng cho việc mang thai. Sau chuyển phôi, cơ thể mẹ sẽ có vài sự thay đổi nhẹ như đau lưng, chuột rút hoặc buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi tùy vào cơ địa mỗi người.

Trên thế giới, kỹ thuật chuyển phôi được thực hiện lần đầu tiên năm 1984. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà những dụng cụ và thiết bị của công nghệ chuyển phôi ngày càng được cải tiến. Qua đó giảm thiểu tối đa đau đớn cho người mẹ và những tác động lên tử cung.

Dấu hiệu chuyển phôi thành công ngày 4, ngày 5, ngày 6

Buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi Chuyền phôi là một quy trình của thụ tinh trong ống nghiệm

Từ ngày 3 đến ngày 6 là thời gian rất quan trọng vì phôi sẽ tìm vị trí để làm tổ. Do đó, những ngày này mẹ nên chăm sóc cơ thể thật chu đáo. Đồng thời để ý những dấu hiệu lạ trên cơ thể, bao gồm cả buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi.

Những dấu hiệu chuyển phôi thành công từ ngày 3 đến ngày 5

  • Bụng dưới nặng, hơi quặn, cảm giác thỉnh thoảng bị nhói. Những lúc này mẹ nên nằm nghỉ.

  • Ngực căng tức, mềm khi chạm vào. Một số mẹ đau đầu ti, một số mẹ sẽ đau cả bầu ngực.

  • Hai bên hông eo hoặc lưng bị đau.

  • Ra máu: điều này là do phôi thai làm tổ gây tổn thương niêm mạc tử cung. Lượng máu này chỉ ra một ít, nếu ra nhiều mẹ nên kiểm tra ngay.

  • Chuột rút: chuột rút trong thời điểm này sẽ tương tự như chuột rút vào thời kỳ kinh nguyệt.

  • Buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi: Đây là dấu hiệu do nội tiết tố tăng, cũng là dấu hiệu mang thai phổ biến ở hầu hết phụ nữ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai thực hiện kỹ thuật chuyển phôi cũng sẽ có những dấu hiệu trên. Một số mẹ dù không có bất kỳ dấu hiệu sau khi chuyển phôi ngày 4, ngày 5, ngày 6 nào. Nhưng thực tế họ vẫn có thai như bình thường. Vì thế nếu không có những dấu hiệu trên, mẹ cũng đừng quá căng thẳng. Tinh thần của mẹ rất quan trọng, vì thế hãy kiên nhẫn chờ đến ngày thứ 14.

Dấu hiệu sau 6 ngày chuyển phôi

Sau 6 ngày chuyển phôi, bụng mẹ có thể vẫn còn đau lâm râm. Hoặc cảm giác nặng bụng vẫn còn kéo dài thêm vài ngày nữa. Âm đạo luôn ẩm ướt, huyết trắng ra nhiều do nội tiết tố tăng. Nếu mẹ từng ra máu âm đạo thì thời điểm này mẹ cũng có thể ra một ít máu.

Đau hông là dấu hiệu bình thường sau chuyển phôi Đau hông là dấu hiệu bình thường sau chuyển phôi

Buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi nên làm gì?

Bạn có thể bị buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi. Đây có thể là hiện tượng nghén do cơ thể người mẹ tăng nội tiết tố. Nhưng không phải ai cũng có hiện tượng này. Nếu cảm thấy buồn nôn nhiều, kéo dài ít ngày sau. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn nhất.

Một số mẹ có thể đến ngày thứ 9 - 10 mới có cảm giác buồn nôn kèm theo chóng mặt, khó thở. Cũng có một số mẹ sẽ bình thường và không có cảm giác gì. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người khác nhau mà những biểu hiện này cũng sẽ khác nhau. 

Do đó, nếu mẹ không có cảm giác buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy theo dõi đến ngày thứ 14. Sau ngày này các mẹ sẽ được đến bệnh viện để đo nồng độ beta hCG, nhằm xác định chắc chắn mình đã mang thai hay chưa.

Chuyển phôi xong nên làm gì?

Sau khi chuyển phôi mẹ sẽ được nằm nghỉ ở bệnh viện ít ngày. Tiếp đến, chuyển phôi xong nên làm gì nếu mẹ ra viện về nhà? Để hạn chế cảm giác buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây.

Luyện tập, vận động nhẹ nhàng

Sau khi chuyển phôi, nhiều mẹ quan niệm phải nằm yên một chỗ để tránh nguy hiểm. Thực tế đó là một quan niệm sai. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vận động sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Qua đó máu vận chuyển tới tử cung đều đặn, mang nhiều chất dinh dưỡng và nội tiết tới phôi để giảm cảm giác buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên tập luyện, vận động nhẹ nhàng nhất có thể. Thời lượng tốt nhất là khoảng 15 phút.

Ngoài ra, để giữ thai an toàn tuyệt đối, mẹ bầu cần tránh các điều sau:

  • Nên tránh bưng bê. Không được leo trèo. Không đi cầu thang. Bước đi chậm rãi.

  • Không được đưa 2 tay lên cao lấy bất cứ vật dụng gì.

  • Luôn luôn đi dép có độ bám chắc để tránh trơn trượt, vấp ngã.

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc bắc, nam hay bất kỳ loại thuốc gì mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Tránh nóng giận, buồn nhiều vì tinh thần của mẹ giữ vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh đó, sau khi chuyển phôi, mẹ nên đọc sách để thư giãn và có thêm kiến thức về hành trình làm mẹ. Mẹ bầu hãy đọc những cuốn về thai giáo hay về quá trình mang thai. Ngày nay, việc nuôi dạy con nên được thực hiện ngay từ trong bụng mẹ.

Tránh hoạt động thể thao mạnh sau khi chuyển phôi Tránh hoạt động thể thao mạnh sau khi chuyển phôi

Ăn đủ bữa, nạp đủ dinh dưỡng

Sau chuyển phôi là giai đoạn quan trọng và cần nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho quá trình cấy ghép phôi vào tử cung. Đây cũng là bước đầu tiên trong chu trình phát triển của thai nhi. Vậy chuyển phôi xong nên ăn gì để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân và tăng cơ hội thụ thai?

Những chất béo không bão hòa

Đây là nhóm dưỡng chất đầu tiên mà mẹ nên bổ sung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất béo không bão hòa có thể làm tăng cơ hội có con của người phụ nữ lên 3 đến 4 lần. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ ăn nhiều chất béo không bão hòa từ thịt đỏ, bơ động vật. Khi tiến hành thụ tinh nhân tạo, cơ hội thành công sẽ cao hơn. Những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa mẹ có thể tìm thấy như cá hồi hoặc trong các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, dầu ô liu, bơ, các loại đậu,… Tuy nhiên, hãy thử chút một và lưu ý trong cách chế biến để hạn chế tình trạng buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi khiến các mẹ khó chịu.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Ngoài tìm hiểu chuyển phôi xong nên ăn gì, mẹ cũng nên lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Bởi những chất dinh dưỡng trong thời điểm này cũng là những chất dinh dưỡng mẹ sẽ cung cấp cho thai nhi. Mẹ nên lưu ý về những dưỡng chất sau:

  • Axit folic: đây là chất giúp phát triển và phân chia tế bào, phát triển tế bào máu. Nếu thiếu axit folic sẽ rất dễ bị sảy thai hoặc khi sinh ra trẻ bị hở hàm ếch. Axit folic có nhiều trong các loại hạt, măng tây, các loại đậu.

  • Chất đạm: mẹ có thể cung cấp chất đạm qua những thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, các loại đậu, nhất là cá.

  • Chất sắt: sắt là chất giúp mẹ không bị thiếu máu. Mẹ có thể bổ sung sắt qua những động vật thân mềm như hàu, ốc hoặc những loại ngũ cốc, bột ca cao, thịt đỏ.

  • Canxi: mẹ có bổ sung qua sữa và những sản phẩm từ sữa.

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vừa giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn trong thai kỳ, vừa có tác dụng giảm tình trạng buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi.

Lưu ý thêm những vấn đề

  • Không ăn những thực phẩm ngọt nhân tạo như bánh kẹo, nước uống có gas.

  • Không ăn đồ cay nóng, đồ muối chua.

  • Không nên năn những món ăn dễ gây kích ứng. Tránh những thực phẩm mình từng bị dị ứng.

  • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống.

  • Lựa chọn các thực phẩm phù hợp, ít mùi để hạn chế bị

    buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi

    do ăn uống.

Tránh những loại đồ uống có ga để hạn chế buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi Tránh những loại đồ uống có ga để hạn chế buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi

Dấu hiệu chuyển phôi xong nên đi bệnh viện ngay

Sau khi chuyển phôi xong vài ngày, mẹ bầu có thể ra một chút máu âm đạo. Đó có thể là máu báo cho thấy phôi đã làm tổ. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều kèm đau bụng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để hạn chế khả năng thai ngoài tử cung. Hoặc đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn chuyển phôi không thành công.

Ngoài ra, chị em có thể có những dấu hiệu khác như: sốt, chóng mặt, bí tiểu, đau bụng. Trong trường hợp cơ thể mệt mỏi quá độ, khó chịu, không thoải mái thì hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sớm nhất có thể.

IVF Hồng Ngọc - Mang tiếng cười trẻ thơ đến với các cặp vợ chồng “khát con”

Trung tâm IVF Hồng Ngọc hiện là địa chỉ được các cặp vợ chồng hiếm muộn tin tưởng lựa chọn trong hành trình tìm kiếm con yêu. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản về hỗ trợ sinh sản tại châu Âu.

Dưới sự điều hành của BS Ivan Reich – chuyên gia hỗ trợ sinh sản hàng đầu châu Âu với 40 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm IVF Hồng Ngọc sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân, triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay

Trung tâm hỗ trợ sinh sản Hồng Ngọc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Hồng Ngọc là nơi được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn khi gặp vấn đề về sinh sản

Đặc biệt, khi thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại IVF Hồng Ngọc khách hàng sẽ được hưởng các chương trình ưu đãi hỗ trợ tài chính như trả góp 0% lãi suất

Ngoài ra, trung tâm IVF Hồng Ngọc cũng phối hợp với khoa Sản và khoa Nhi trong việc chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé trước và sau sinh. Thai phụ sẽ được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện với những thông tin hữu ích. Qua đó, đảm bảo cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn an toàn.

Vì thế, nếu mẹ có các thắc mắc về điều trị vô sinh hiếm muộn, thụ tinh ống nghiệm hay cụ thể hơn là xử trí buồn nôn sau 4 ngày chuyển phôi thì có thể liên hệ tới Trung tâm IVF Hồng Ngọc để được bác sĩ giải đáp cụ thể.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Trung tâm IVF Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/ivfhongngoc2014

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay