Buồn nôn ớn lạnh là tình trạng nhiều người có thể gặp phải trong cuộc sống sinh hoạt. Đi kèm với tình trạng này có thể là các dấu hiệu khác như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai. Vậy buồn nôn ớn lạnh là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không?
Tình trạng buồn nôn ớn lạnh có thể cảnh báo cơ thể bạn đang mắc các bệnh lý, các vấn đề sức khỏe sau:
Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn có thể gây buồn nôn ớn lạnh, sốt nhẹ, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn và cơ thể mệt mỏi. Các độc tố cũng có thể ảnh hưởng đến thần kinh gây cảm giác đau đầu. Hầu hết các trường hợp ngộ độc thức ăn đều có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ cần điều trị kháng sinh nếu ngộ độc là do vi khuẩn.
Do vấn đề đường tiêu hóa
Khi mắc các vấn đề về tiêu hóa, cơ thể sẽ có các dấu hiệu như buồn nôn run chân tay, ớn lạnh, đau đầu, đau bụng,… Khi đi vệ sinh có thể bị đi lỏng, màu sắc phân không bình thường, có mùi khắm hoặc tanh.
Buồn nôn ớn lạnh có thể do các bệnh tiêu hóa gây nên
Viêm đường hô hấp, cảm lạnh
Buồn nôn ớn lạnh cũng là biểu hiện của các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh. Kèm với triệu chứng buồn nôn ớn lạnh lại là các triệu chứng đi kèm như:
Viêm não
Triệu chứng buồn nôn, lạnh người, đau đầu có thể xuất hiện trong bệnh nhiễm trùng não, là tình trạng tủy sống hoặc màng bao quanh não bị viêm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm độc chì (Lead Poisoning)
Khi nhiễm độc chì, cơ thể sẽ có các triệu chứng bao gồm:
Chì có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể và làm chậm quá trình tăng trưởng, giảm IQ. Việc cần làm là loại bỏ nguồn chì và thải chì ra khỏi cơ thể.
Ngộ độc carbon monoxide
Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu và không mùi, khi hút phải có thể gây ngộ độc nghiêm trọng và gây tử vong. Ngộ độc carbon monoxide có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu. Các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý có triệu chứng tương tự khác.
Ngộ độc carbon monoxide có thể gây ra buồn nôn ớn lạnh, chóng mặt, đau đầu
Nếu buồn nôn ớn lạnh do bệnh lý, cần điều trị bệnh lý mới có thể chấm dứt tình trạng này. Ngoài ra, có thể áp dụng các cách sau để giảm sự khó chịu cũng như tình trạng buồn nôn ớn lạnh:
Dùng các nguyên liệu trong nhà bếp
Bạn hoàn toàn có thể giảm tình trạng buồn nôn ớn lạnh tại nhà với các nguyên liệu hết sức quen thuộc:
Gừng
Bạn có thể sử dụng gừng theo các cách như sau:
Trà gừng
Gừng tươi
Gừng có tính ấm, giúp giảm buồn nôn ớn lạnh hiệu quả
Gừng tươi và chanh
Bạc hà
Bạc hà là một trong những cách giảm buồn nôn hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng giảm đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể sử dụng bạc hà theo các cách sau:
Tinh dầu bạc hà
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ một giọt tinh dầu bạc hà lên lưỡi và hít thật sâu. Chú ý cần chọn mua tinh dầu bạc hà đảm bảo chất lượng.
Lá bạc hà khô
Lá bạc hà tươi
Nước ép bạc hà
Quế
Ngoài là gia vị quen thuộc trong nấu ăn, quế còn có tác dụng giảm buồn nôn và các vấn đề tiêu hóa khác rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng quế theo các đơn giản dưới đây:
Chú ý: phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng quế
Quế có tác dụng giảm buồn nôn và cải thiện các vấn đề tiêu hóa khác
Đinh hương
Đinh hương rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ tiêu hóa, làm dịu kích thích dạ dày và giảm cơn buồn nôn. Bạn hãy thử theo những cách sau để cơn buồn nôn ớn lạnh không còn là vấn đề nữa.
Trà đinh hương
Đinh hương mật ong
Có thể bạn quan tâm:
Bấm vuốt huyệt
Đây là phương pháp giảm buồn nôn bắt nguồn từ Trung Quốc. Sử dụng áp lực để kích thích các huyệt vị trên cơ thể. Tác động lên huyệt Neiguan – một vị trí trên cánh tay gần cổ tay là cách giảm buồn nôn rất hiệu quả, có tác dụng tức thời.
Cụ thể các bước làm như sau:
Khi bị buồn nôn ớn lạnh bạn có thể áp dụng mẹo bấm huyệt Neiguan
Điều trị y tế
Nếu bạn bị nôn, buồn nôn từ 3 lần/ngày thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sau thì bạn cũng cần đến bệnh viện ngay lập tức:
Nếu tình trạng buồn nôn, nôn quá nặng, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống nôn như: Promethazine hydrochloride, Chlorpromazine, Trimethobenzamide hydrochloride,…
Chú ý là chỉ sử dụng các thuốc này theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua sử dụng để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.
Buồn nôn kèm đau bụng, đau dạ dày bạn cần đến bệnh viện khám sớm hơn
Buồn nôn run chân tay
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, chân tay bủn rủn, choáng váng và tình trạng này diễn ra thường xuyên thì rất có thể đây là bệnh lý và cần được phát hiện, điều trị sớm. Một trong những bệnh có triệu chứng điển hình là buồn nôn run chân tay, choáng váng, đi đứng không vững khi thay đổi tư thế là huyết áp thấp tư thế.
Buồn nôn rùng mình
Rùng mình có thể là do nhiệt độ lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tuy nhiên, nếu rùng mình kèm buồn nôn kéo dài có thể là biểu hiện của các bệnh lý như hạ đường huyết, nhiễm trùng đường hô hấp,…
Buồn nôn rùng mình có thể do hạ đường huyết, cảm lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ
Chóng mặt buồn nôn ù tai là bệnh gì?
Thường xuyên buồn nôn và ù tai kèm đau đầu, hoa mắt,… có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe như thiếu máu, các bệnh tim mạch, thần kinh hoặc các rối loạn về tâm lý. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân tốt nhất nên đi khám để được điều trị kịp thời, dứt điểm.
Là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn, Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được bệnh nhân đánh cao như:
Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc