[cảnh báo] các biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm

[cảnh báo] các biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm

11-03-2022

Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Vậy các biến chứng tay chân miệng thường gặp là gì? Cùng tham khảo bài viết sau để có thêm những thông tin hữu ích.

Biến chứng tay chân miệng thường xuất hiện khi nào?

Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm tại các địa phương. Thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng, dịch tay chân miệng rất dễ bùng phát mạnh. Hiện nay dịch tay chân miệng có xu hướng tăng cao trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.

Trẻ mắc tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao, nôn ói nhiều dễ dẫn đến biến chứng. Biến chứng tay chân miệng bao gồm: biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện sớm khoảng từ ngày 2 - 5 của bệnh.

[CẢNH BÁO] Các biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm Các nốt phỏng nước xuất hiện tập trung tại lòng bàn tay, chân, trong miệng, mông...

Những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng có thể kể tới là viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp không gặp biến chứng, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.

Các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh của bệnh tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện:

- Giật mình, co giật từng cơn ngắn 1 - 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa;

- Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược;

- Rung giật nhãn cầu;

- Tăng trương lực cơ;

- Yếu, liệt chi;

- Liệt dây thần kinh sọ não;

- Hôn mê thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Biến chứng tim mạch, hô hấp

Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

- Mạch nhanh (trên 150 lần/phút);

- Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây);

- Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể (tay hoặc chân...);

- Biến chứng tay chân miệng ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao (chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg (đối với trẻ dưới 1 tuổi), ≥ 115 mmHg (đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi), ≥ 120 mmHg (đối với trẻ trên 2 tuổi). Giai đoạn sau: Không đo được mạch và huyết áp;

[CẢNH BÁO] Các biến chứng tay chân miệng cực kỳ nguy hiểm Khó thở là dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng đang diễn tiến nặng

- Khó thở: Thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều;

- Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.

Biến chứng đối với thai kỳ

Nhiễm bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm. Phụ nữ mang thai cần phòng ngừa tay chân miệng bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mang bệnh.

Thai phụ mắc tay chân miệng có thể sinh con, trẻ sinh ra có thể mắc căn bệnh này nhưng triệu chứng nhẹ.

Nhận biết biến chứng tay chân miệng để đưa trẻ nhập viện kịp thời

Trẻ đang bị biến chứng

- Giật mình chới với;

- Ngủ nhiều, li bì;

- Run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.

Trẻ đã bị biến chứng nặng

- Thở mệt;

- Quấy khóc;

- Da nổi bông, lạnh tứ chi;

- Mạch nhanh;

- Huyết áp cao.

 width= Trẻ quấy khóc nhiều, thở mệt là dấu hiệu trẻ đang gặp biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng

4 sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

- Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ thường sử dụng thuốc xanh để bôi lên các nốt phỏng nước khiến hình dạng nốt bị che khuất, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Thêm vào đó, không ít cha mẹ lại dùng kháng sinh để trị bệnh mà không hề biết trường hợp bệnh không bội nhiễm thì thuốc kháng sinh không có tác dụng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hơn nữa, còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh khiến việc điều trị bệnh lý chung sau này gặp không hiệu quả.

- Sử dụng vitamin trong thời gian trẻ bị chân tay miệng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ cũng là điều không cần thiết.

- Nhiều phụ huynh còn kiêng tắm khi trẻ mắc tay chân miệng. Điều này là không cần thiết vì không tắm có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, gãi nhiều khiến nốt phỏng bị vỡ, dẫn đến nhiễm trùng. Thời gian mắc bệnh trẻ có thể tắm như bình thường nhưng cần tắm nước ấm, ở nơi kín gió.

 width= Trẻ mắc tay chân miệng có thể tắm bình thường với nước âm và ở nơi kín gió

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu với bệnh bệnh tay chân miệng, xử trí chủ yếu là giải quyết triệu chứng. Nếu trẻ sốt và đau, có thể sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau có chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Tăng cường bù nước, điện giải để tránh tình trạng mất nước.

Với trẻ tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học khoảng 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khỏe mạnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây lan.

Khi bé có những biểu hiện ban đầu của bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm, tránh gây ra những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm. Là chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm.

– Dịch vụ toàn diện: Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu dành cho nhi gồm Sơ sinh – Nhi – tiêm chủng vaccine…  để đồng hành cùng các bậc cha mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài thấu hiểu tâm lý trẻ, Hồng Ngọc còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các con thoải mái trong môi trường bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Khoa Nhi Hồng Ngọc luôn mang lại sự hài lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng NgọcTẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay