Bị trĩ khi mang thai điều trị bằng cách nào?

Bị trĩ khi mang thai điều trị bằng cách nào?

26-03-2020

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Nguy cơ bị trĩ tăng lên tỉ lệ thuận với sự phát triển của thai nhi, khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Phân loại bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng - thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Bị trĩ khi mang thai có thể gây đau đớn, ngứa rát, châm chích hoặc chảy máu đặc biệt là trong hoặc sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên bệnh này không gây hại cho sức khỏe của bà bầu hoặc sức khỏe của em bé. Mặc dù trong khi chuyển dạ, do lực đẩy có thể khiến bệnh trĩ nặng thêm nhưng sẽ tự khỏi sau khi sinh con.

Một số phụ nữ mắc bệnh trĩ lần đầu tiên khi họ mang thai. Nhưng nếu bạn đã bị bệnh trĩ trước đó, thì có nhiều khả năng sẽ tái phát khi mang thai.

Có hai loại bệnh trĩ:

  • Bệnh trĩ nội - bên trong cơ thể, được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

  • Bệnh trĩ ngoại, nằm ngoài cơ thể và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Bị trĩ khi mang thai

Triệu chứng bị trĩ khi mang thai

Các triệu chứng bị trĩ khi mang thai bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện;

  • Rối loạn nhu động ruột;

  • Một vùng da nổi lên gần hậu môn;

  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn;

  • Đau và sưng vùng quanh hậu môn;

Thông thường, bệnh trĩ ngoại sẽ gặp phải những triệu chứng trên, có thể phát triển cục máu đông trong búi trĩ ngoại. Đây được gọi là bệnh trĩ huyết khối sẽ gây viêm và đau đớn hơn.

Trĩ nội thường không đau ngay cả khi chảy máu, người bệnh chỉ thấy máu khi dùng giấy lau hoặc trên thành bồn cầu khi đi vệ sinh.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai 

Có đến gần 50% phụ nữ bị trĩ khi mang thai, chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

  • Thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn hơn và bắt đầu gây áp vào xương chậu, nhất là đối với các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng dẫn đến kết quả là các tĩnh mạch này có thể bị sưng và đau.

  • Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân của bệnh trĩ, vì làm giãn các thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn.

  • Tăng thể tích máu, làm mở rộng tĩnh mạch, cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân tác động lên hậu môn cũng làm gia tăng nguy cơ bị trĩ khi mang thai:

  • Thường xuyên rặn khi đi vệ sinh;

  • Tăng cân quá nhiều khi mang thai;

  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài;

  • Bệnh trĩ là phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai bị táo bón.

Bị trĩ khi mang thai

Bị trị khi mang thai có sinh thường được không?

Tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ quyết định xem thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Nếu bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường. Nhưng chắc chắn việc sinh thường ít nhiều cũng khiến tình trạng trĩ nặng thêm sau sinh.

Khi sinh thường, búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Do đó, đối với những người bị trĩ sau khi sinh sẽ bị đau và đại tiện khó khăn hơn.

Nếu bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì giải pháp tốt nhất là đẻ mổ. Vì nếu đẻ thường sẽ khiến búi trĩ tụt xuống sâu có thể gây biến chứng khó lường.

Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ thường tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, để giảm bớt những khó chịu trong thai kỳ bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.

  • Ngâm vùng trực tràng trong nước ấm nhiều lần trong ngày

  • Sử dụng túi nước đá chườm vào vùng bị trĩ sẽ làm giảm sưng và giúp giảm đau.

  • Giữ hậu môn sạch sẽ và khô ráo: Hãy thử sử dụng khăn ẩm hoặc khăn lau trẻ em để nhẹ nhàng làm sạch khu vực sau khi đi đại điện thay vì dùng giấy vệ sinh khô.

  • Giữ cho vùng hậu môn được khô thoáng sau khi tắm hoặc đi tiêu vì độ ẩm quá mức có thể gây kích ứng

  • Sử dụng baking soda (ướt hoặc khô) vào khu vực bị trĩ để giảm ngứa

  • Có thể sử dụng thuốc để giảm triệu chứng của bệnh, tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý mua thuốc về dùng.

Bị trĩ khi mang thai Chú ý chế độ dinh dưỡng để giảm triệu chứng trĩ khi mang thai

Cách phòng bệnh trĩ khi mang thai

Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa táo bón:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Có rất nhiều cách tốt để kết hợp nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống như các thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm các loại trái cây, các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu

  • Uống nhiều nước

    , tối thiểu 3 lít nước mỗi ngày
  • Không nhịn đi đại tiện

  • Cố gắng không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài: Tại nơi làm việc, hãy đảm bảo đi bộ xung quanh trong vài phút mỗi giờ. Ở nhà, khi nằm nên nằm nghiêng để làm giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng

  • Chý ý chế độ dinh dưỡng để không tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng khiến nguy cơ bị trĩ tăng lên

  • Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng để trị táo bón trong thai kỳ, vì chúng có thể gây mất nước và có thể kích thích co bóp tử cung.

Nếu có những triệu chứng bị trĩ khi mang thai, bạn hãy đến ngay Bệnh viện Hồng Ngọc để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp cho bà bầu.

Tại Hồng Ngọc, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn diện tình trạng sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, khám lâm sàng chẩn đoán tình trạng, mức độ trĩ ở bà bầu để từ đó đưa ra giả pháp tốt nhất, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, cùng dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn khách sạn 5*, Bệnh viện Hồng Ngọc là sự lựa chọn hàng đầu của các bà bầu để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và thư thái nhất.

Để đặt lịch khám thai tại bệnh viện Hồng Ngọc, mẹ vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay