Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho bà bầu suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho bà bầu suốt thai kỳ để mẹ tròn con vuông

05-07-2021

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu là điều cần thực hiện ngay từ những ngày đầu mang thai. Trong đó chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu suốt thai kỳ cần đầy đủ dưỡng chất và đa dạng. Vậy bà bầu nên ăn gì? Bà bầu nên kiêng kỵ gì? Hãy cùng tham khảo các bí quyết trong bài viết sau nhé! 

Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu

Ngay từ khi biết mình mang thai, việc

khám thai định kỳ

rất quan trọng. Mẹ bầu cần nắm rõ lịch khám thai ở các mốc sau:

Trong 3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày), mẹ bầu cần đi khám 2 lần để xác định tình trạng mang thai, tính ngày dự sinh và làm một số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Khám lần đầu: trễ kinh 2 - 3 tuần 

  • Khám lần 2 lúc thai: tuần 11 - 13 tuần.

  • Trong đó mốc khám thai quan trọng cần nhớ đi khám sàng lọc dị tật thai nhi là tuần thứ 12.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày), mẹ bầu cần đi khám thai đều đặn ít nhất mỗi tháng 1 lần. Nếu có biểu hiện bất thường như ra máu, đau bụng thì nên đi khám bác sĩ. Và đừng quên mốc khám thai tuần thứ 22

để xét nghiệm, sàng lọc dị tật thai nhi.

Đến 3 tháng cuối của thai kỳ (tính từ tuần 28 đến tuần 40) các mẹ đến tái khám theo lịch sau:

  • Tuần 29 - 32: khám 1 lần

  • Tuần 32 - 35: 2 tuần khám 1 lần

  • Tuần 36 - 41: 1 tuần khám 1 lần.

Trong 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ xác định ngôi thai, ước lượng cân thai, khung chậu và tiên lượng sinh thường hay sinh khó. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu đúng cách và an toàn. 

Trong trường hợp mẹ bầu có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, xuất huyết, ra nước ối,... nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu Khám thai tại Hồng Ngọc sẽ được tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bà bầu

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho bà bầu khoa học nhất 

Chế độ dinh dưỡng 

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu muốn mẹ khỏe, con phát triển toàn diện thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do vậy dù mới mang thai hay mang thai ở giai đoạn nào mẹ bầu cũng cần đảm bảo dinh dưỡng cân đối, đủ chất hàng tháng. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn, nên kiêng các mẹ nên tìm hiểu để chăm sóc thai kỳ tốt nhé.

  • Thực phẩm nên ăn, nên uống 

Ngay từ đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt như:

- Thực phẩm giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ...   

- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: thịt nạc và các loại hạt ngũ cốc,...

- Thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ nạc, trứng gà, thịt gia cầm, các loại rau xanh. Quả nho, quả chuối, ...

- Thực phẩm giàu acid folic: bông cải xanh, bí đao, các loại hạt ngũ cốc,... 

- Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: sữa và các thực phẩm từ sữa, quả kiwi, chuối, ngũ cốc, tôm, cua....

- Bổ sung DHA: cá biển, cá hồi, lòng đỏ trứng, ngũ cốc,...

- Thực phẩm giàu kẽm: thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt đậu, các thực phẩm từ sữa, bánh mì, trứng gà, ... 

- Thực phẩm giàu đạm: đậu nành, bông cải xanh, quả bơ,...

- Các loại trái cây: Chuối, đu đủ chín, nho, táo, dâu tây, cam, bưởi,...

- Bổ sung thuốc uống vitamin, khoáng chất, canxi theo hướng dẫn bác sĩ.

- Uống sữa dành cho bà bầu.

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu Chế độ dinh dưỡng đa dạng sẽ giúp chăm sóc sức khỏe cho bà bầu khỏe hơn
  • Thực phẩm nên kiêng ăn, kiêng uống

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên kiêng ăn các thực phẩm sau: 

- Đồ tái sống.

- Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá kiếm,...

- Thức ăn cay nóng, gây táo bón…

- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

- Bia rượu, đồ uống chứa cồn

- Nước ngọt, nước có ga.

- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

- Hạn chế ăn các loại trái cây có tính hàn như: dứa, nhãn, vải,...(mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng ít).

Dịch vụ thai sản trọn gói

Vệ sinh thân thể 

Khi chăm sóc sức khỏe cho bà bầu, việc giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ rất quan trọng. Cơ thể sạch sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và hạn chế được những bệnh viêm nhiễm. Mẹ cần chú ý tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, hạn chế tắm bằng nước lạnh. Nên pha vài giọt dầu tràm vào nước tắm khi trời lạnh.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp. Mẹ bầu cần rửa sạch bầu ngực, vệ sinh núm ti bằng khăn mềm. Nên thay áo ngực khi đổ mồ hôi, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Ngoài ra, bạn cần giặt giũ quần áo sạch sẽ, phơi khô ráo. Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái.

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu Vệ sinh thân thể sạch sẽ và nên rửa sạch bầu ngực

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi 

Bạn nên có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp để có sức khỏe và tinh thần tốt. Nên có lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và suy nghĩ nhiều. 

Mẹ bầu tránh làm việc quá sức hay mang vác nặng. 

Môi trường sống của mẹ bầu cần trong lành, sạch sẽ, không có khói độc hay các chất gây hại. Các ông bố bà mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu có quan hệ tình dục, vợ và chồng nên có tư thế phù hợp và nhẹ nhàng. 

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn nhiều giúp chăm sóc sức khỏe cho bà bầu tốt hơn

Chế độ tập luyện           

Có một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và sinh con dễ dàng hơn. Tập thể dục có rất nhiều lợi ích như giúp tinh thần thoải mái, cải thiện giấc ngủ, cải thiện tình trạng táo bón....Từ đó giúp chăm sóc sức khỏe cho bà bầu có đề kháng tốt để bảo vệ thai nhi khỏe hơn.

Bạn nên tập môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga.... Mẹ bầu cần khởi động kỹ trước khi tập luyện. Không tập luyện quá sức và phải bổ sung đủ nước và lượng calo cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu nên duy trì chế độ tập luyện thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu Chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp mẹ bầu và em bé khỏe mạnh

Chế độ làm việc khoa học      

Trong quá trình mang thai, bạn nên làm việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân. Bạn cần sắp xếp lịch làm việc và lịch nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu không nên làm việc quá sức, không nên thức khuya.

Trong quá trình làm việc, nếu bạn có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng,.. hãy đi khám. Trong tháng cuối của thai kỳ, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn để sinh con khỏe mạnh.

Dấu hiệu nguy hiểm nên đi bác sĩ

Nếu mẹ có những dấu hiệu sau đây cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh trường hợp gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé:

  • Cảm, sốt trong quá trình mang thai nên đi khám bác sĩ. Tránh tự mua thuốc uống ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

  • Chảy máu trong quá trình mang thai dễ dẫn đến dọa sảy thai.

  • Đau bụng dữ dội.

  • Dịch âm đạo tiết bất thường.

  • Nhức đầu, choáng ngất, chóng mặt, tăng huyết áp, co giật.

  • Bị nhiễm các bệnh tình dục khi mang thai như HIV, giang mai, viêm vùng kín nặng,...

  • Thai nhi không có tim thai

     hay thiếu vận động.
  • Xuất hiện các dấu hiệu sinh sớm hay thai quá ngày sinh.

Khi gặp những dấu hiệu trên bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách. Tránh việc tự ý điều trị vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. 

Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu kiêng những điều dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh, tránh ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Chế độ ăn uống, tập luyện thiếu khoa học

  • Hạn chế đi xa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

  • Không bưng bê vật nặng trước bụng 

  • Không nên giơ 2 tay lên cao.

  • Không đi nhanh, leo cao hay đi cầu thang nhiều.

  • Không đi giày cao gót, không mặc quần áo chật

  • Không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Không tự ý xông hơi bằng thuốc bắc theo dân gian.

  • Tránh xa hóa chất độc hại, không dùng nước hoa xịt cơ thể.

  • Không tiếp xúc với chó, mèo.

Những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao

Các nhóm thai phụ có nguy cơ cao:

  • Thai phụ dưới 16 tuổi - trên 35 tuổi, thai phụ quá béo hoặc quá gầy  hoặc thai phụ có những vấn đề về tử cung. Những thai phụ này có thể bị sảy thai, dọa sảy thai, sinh non, tỷ lệ thai dị tật cao...

  • Thai phụ mắc một số bệnh như: tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh tim, các bệnh ác tính, các bệnh mãn tính, bệnh di truyền, bệnh đông máu, thiếu máu,... Những bệnh này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

  • Mẹ bầu có tiền sử thai sản như: tiền sản giật

    , sảy thai nhiều lần,

    sinh non

    , thai dị dạng,... cần chú ý làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ an toàn. 

Chuẩn bị sắp sinh 

Khi gần đến ngày dự sinh, thai phụ cần duy trì tinh thần thoải mái, vận động nhẹ nhàng để sinh con dễ hơn. Cần chuẩn bị sẵn các đồ đạc cần thiết cho cả mẹ và bé trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu sinh sớm hơn ngày dự sinh. Gia đình nên đồng hành cùng thai phụ trong cả quá trình mang thai và sau sinh. Nếu vào tháng cuối của thai kỳ, thai phụ có những dấu hiệu bất thường, cần nhập viện để bác sĩ thăm khám tránh rủi ro cho cả mẹ và bé.

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ uy tín được hàng nghìn phụ nữ mang thai tin chọn 

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu là việc làm ý nghĩa và cần thiết để đảm bảo em bé sinh ra mẹ tròn con vuông. Bạn nên chọn một địa điểm uy tín  và tin cậy để thăm khám và đăng ký sinh. Bệnh viện Hồng Ngọc là nơi được rất nhiều mẹ bầu và gia đình tin tưởng. 

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu Khám thai tại bệnh viện Hồng Ngọc luôn được tư vấn tận tâm, chu đáo

Bệnh viện Hồng Ngọc quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên gia đầu ngành, giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe bà bầu

.

Chắc chắn sẽ làm gia đình các mẹ bầu an tâm và hạnh phúc nhất. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có gói

thai sản và sinh con trọn gói

với nhiều quyền lợi chăm sóc trước và sau sinh hấp dẫn dành cho các mẹ bầu.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý:

 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay