Bị nấm khi mang thai thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bị nấm có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Mời các mẹ cùng theo dõi cẩm nang chăm sóc mẹ bầu bị nấm hiệu quả mà Bệnh viện Hồng Ngọc chia sẻ chi tiết dưới đây.
Nấm âm đạo khi mang thai xảy ra khi môi trường axit ở vùng kín bị mất cân bằng, khiến nấm men phát triển quá mức. Từ đó gây ra tình trạng khí hư nhiều, khí hư bã đầu hoặc trắng đục, sung huyết vùng kín gây đau rát, khó chịu.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nấm khi mang thai có thể là do nồng độ estrogen tăng lên trong thai kỳ, hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc đang dùng steroid hay hóa trị…
Ngoài ra, bà bầu bị nấm khi mang thai còn có thể là do dịch tiết âm đạo tăng khiến vùng kín có độ ẩm quá cao. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số biểu hiện nấm âm đạo thường gặp để có biện pháp điều trị kịp thời như:
Ngoài ra, các chị em khi bị nấm có thể có nhiều triệu chứng khác như cảm giác bất an lo lắng, khó tập trung trong công việc…
Dấu hiệu điển hình của hiện tượng bị nấm khi mang thai là ngứa rát âm đạo
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bị nấm khi mang thai hiệu quả. Một trong số đó là dùng thuốc điều trị nấm đặt tại vị trí bị nấm, được chứng minh an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Một số loại cụ thể như viên đặt âm đạo Miconazol hoặc kem bôi như Clotrimazol 2%.
Các loại thuốc kháng nấm bằng đường uống như fluconazole cũng được sử dụng nhưng không được khuyến cáo dùng ở tam cá nguyệt thứ nhất của mẹ. Có thể sử dụng fluconazole ở tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba hoặc trong thời gian cho con bú.
Nếu mẹ mong muốn việc điều trị có hiệu quả nhanh nhất thì nên lưu ý những điều sau đây:
Mẹ bầu có thể điều trị bị nấm khi mang thai bằng thuốc đặt hoặc thuốc bôi
Có thể bạn quan tâm:
Giặt tay đồ lót bằng nước nóng, xả thật kỹ, phơi dưới nắng mặt trời
Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu nên làm gì?
Đa số bà bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu đều bắt nguồn từ nguyên nhân thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Dẫn đến mất sự cân bằng pH tại âm đạo.
– Mặc dù khi mang thai phụ nữ không có kinh nguyệt nhưng thay vào đó dịch nhầy âm đạo lại tiết nhiều hơn bình thường. Việc vệ sinh vùng kín hằng ngày là điều vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Do đó chị em nên rửa từ 1 – 2 lần với nước sạch là tốt nhất. Mẹ có thể lựa chọn sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để giảm bớt mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm.
– Tuyệt đối không sử dụng các dung dịch rửa không rõ nguồn gốc. Hoặc tự ý dùng thuốc mỡ, nước hoa để bôi, rửa hoặc xịt vào vùng kín.
– Sau khi đại tiểu tiện nên lau vùng kín với loại khăn mềm giặt sạch thường xuyên hoặc giấy không mùi hương.
– Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ khi bị nấm
Bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?
3 tháng cuối là thời điểm vô cùng quan trọng của thai kỳ. Chính vì vậy, sẽ hết sức nguy hiểm nếu các mẹ bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng cuối mà không điều trị dứt điểm.
Khi mắc bệnh này, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non hay thai nhi nhẹ cân hơn so với mẹ bầu khác. Nếu thai nhi là con gái thì trẻ có khả năng mắc nấm âm đạo bẩm sinh.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ sử dụng những loại thuốc khác nhau và ưu tiên không ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong thời gian điều trị nấm, các chị em phụ nữ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Luôn ghi nhớ vệ sinh từ trước ra sau để vi khuẩn không có cơ hội lây lan từ hậu môn sang âm đạo. Thêm vào đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chứa chất tẩy rửa mạnh.
Ngoài ra, hãy tăng cường uống nhiều nước. Ăn nhiều rau, trái cây tươi và các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời giúp vết viêm loét mau lành hơn.
Mẹ bầu bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu không nên quan hệ tình dục
Bị nấm có nên sinh thường?
Trường hợp các mẹ bầu bị nấm hay viêm âm đạo vẫn có thể sinh thường trong trường hợp các mẹ bầu đã đặt thuốc để làm sạch đường sinh.
Thực tế có thấy, vi khuẩn gây nấm và viêm âm đạo có thể lây lan sang trẻ ngay cả trong bụng mẹ hay ở ngoài môi trường. Chính vì điều đó, lời khuyên cho mẹ bầu nếu phát hiện bệnh lý này thì cần được điều trị dứt điểm trước ngày dự sinh để có thể tránh được việc gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong trường hợp sắp đến ngày sinh mà tình trạng bệnh lý vẫn chưa được điều trị thì tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mẹ, các bác sĩ sẽ quyết định xem mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.
Với những ca sinh thường thì các loại nấm, vi khuẩn tồn tại trong âm đạo sẽ rất dễ lây nhiễm sang các bộ phận như mắt, mũi, miệng… của thai nhi, khiến trẻ sinh ra dễ bị các bệnh nấm miệng, nấm da.
Nếu chị em đang cảm thấy lo lắng vì bị nấm khi mang thai và chưa biết cách xử trí như thế nào thì có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được tư vấn chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Bên cạnh đó, để được chăm sóc thai kỳ một cách trọn vẹn nhất. Các mẹ có thể tham khảo dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói của Hồng Ngọc. Đây là gói khám thai và sinh con được tư vấn bởi các bác sĩ sản khoa hàng đầu bệnh viện, cập nhật đầy đủ lịch khám thai định kỳ, siêu âm, xét nghiệm… cùng những quyền lợi hấp dẫn khác mà mẹ bầu được trải nghiệm trong thai kỳ.
Với 18 năm phát triển bền vững và ngày càng được đông đảo quý khách hàng tin yêu, tính đến nay Bệnh viện Hồng Ngọc đã chào đón hơn 35.000 em bé chào đời, chăm sóc hoàn hảo cho hàng nghìn phụ nữ mang thai. Bệnh viện tự hào nằm trong TOP 3 bệnh viện có dịch vụ phụ khoa, thai sản tốt nhất thủ đô Hà Nội.
Vậy nên nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thai kỳ, hãy kết nối tới bệnh viện theo thông tin liên hệ dưới đây để được giải đáp tận tâm và cập nhật nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc