Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý Cơ xương khớp phổ biến và hiện có xu hướng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh, những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp để giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh, hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.
Bất kỳ vị trí nào trên cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sốt thắt lưng, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.
Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường
Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng sau:
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm là đau tại nhiều vị trí trên cột sống. Ban đầu, những triệu chứng này chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám. Nhưng lâu dần cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, vận động khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc.
Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:
Đau thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn ở vùng thắt lưng.
Cơn đau lan rộng
Khi bệnh đã trở nặng, cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng thắt lưng mà còn lan rộng xuống vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, gây cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
Cơn đau gia tăng khi vận động
Khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau có thể tạm thời biến mất. Tuy nhiên, vận động mạnh hay thâm chí chỉ là khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng cũng khiến cho cơn đau gia tăng. Hơn nữa, mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu cũng sẽ gây đau đớn.
Cơn đau thoát vị đĩa đệm gia tăng khi mang vác vật nặng
Giảm khả năng hoạt động
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể khiến người bệnh không ưỡn cong lưng hoặc cúi người xuống được; chân tay yếu hơn bình thường, khó khăn khi cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng không thể đứng thẳng mà bị vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, bệnh nhân phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
Mất kiểm soát cơ thể
Mất kiểm soát cơ thể xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát vị, đẩy ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh, khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, rối loạn cảm giác thậm chí là bị teo cơ, bại liệt,…
Có thể bạn quan tâm:
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:
Đau dọc vùng gáy
Dấu hiệu ban đầu khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc đau dọc cả vùng gáy.
Đau nhức lan rộng
Lâu dần, cơn đau sẽ lan rộng ra từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí là lan lên sau đầu và hốc mắt.
Cường độ cơn đau thất thường
Các cơn đau cổ diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, không đồng nhất, đau có thể tăng lên khi vận động, nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc chỉ là ho, hắt hơi.
Mất cảm giác
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể làm giảm lực tay, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hay mặc quần áo.
Hạn chế khả năng hoạt động
Các cử động tại cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay ra phía sau lưng hoặc giơ tay lên cao. Theo thời gian, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.
Yếu cơ
Khi thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng và chèn ép tủy sống, chân và tay người bệnh sẽ bị yếu đi, không thể đứng vững. Nếu tình trạng này ngày một nặng thêm thì người bệnh sẽ có cảm giác cơ đùi hay bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
Các dấu hiệu khác
Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể gây đau một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hay khó tiểu.
Tương tự như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ tăng dần theo cấp độ từ nhẹ tới nặng nếu không có cách điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, khi phát hiện một trong các triệu chứng thoát vị đĩa đệm người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như hẹp ống sống, thiếu máu não, tàn phế, hội chứng chèn ép tủy,…
Ngồi sai tư thế thường xuyên có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:
Chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng nào đã tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu của một người bệnh.
Giai đoạn đau cấp tính
Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.
Giai đoạn chèn ép rễ
Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Vào lúc này, vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…
Chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm
Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện những tổn thương khác của cột sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất, giúp xác định vị trí, hình thái, số tần thoát vị.
Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần được thực hiện sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều trị thoát vị đĩa đệm chủ yếu là thay đổi lối sống, tránh những tư thế gây đau, tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc làm giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Nếu các biện pháp trên không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm trong vài tuần, bác sĩ có thể khuyên điều trị bằng vật lý trị liệu.
Một số chương trình Vật lý trị liệu được Hồng Ngọc sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm châm cứu, bấm huyệt, các bài tập kéo giãn giúp cho cơ mềm dẻo và linh hoạt; các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo, sử dụng các thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Đức như sóng cao tần, đèn hồng ngoại, điện xung, thủy trị liệu, nhiệt trị liệu… giúp đưa đĩa đệm sai lệch về đúng vị trí ban đầu.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc và vật lý trị liệu không giúp cải thiện triệu chứng trong khoảng 4-6 tuần thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay đó là: mổ mở, vi phẫu, nội soi, hợp nhất cột sống, thay đĩa đệm nhân tạo.
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm:
Khi khám và điều trị thoát vị đĩa đệm tại BVĐK Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng hàng đầu Thủ đô:
Điều trị thoát vị đĩa đệm tại Hồng Ngọc sẽ giúp đẩy lùi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm, cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Đăng ký thăm khám và điều trị thoát vị địa đệm TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc