[tổng quan] bệnh ngón tay lò xo

[tổng quan] bệnh ngón tay lò xo

26-10-2022

Ngón tay lò xò khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc co, duỗi, gấp và cử động ngón tay. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt thường ngày nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh ngón tay lò xo là gì?

Ngón tay lò xo còn được gọi là bệnh ngón tay cò súng, là hiện tượng các bao gân gấp ngón tay bị viêm hoặc thoái hóa, gây chít hẹp bao gân và khiến các gân gấp khó lướt qua khi duỗi hoặc gấp ngón tay.

Khi mắc bệnh lý này, các gân gấp bị viêm sẽ xuất hiện những hạt xơ, làm di động của gân gấp ở vị trí hạt xơ gặp khó khăn. Bệnh nhân mắc bệnh ngón tay lò xò thường phải gắng sức mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên kia để kéo ngón tay ra, giống như ngón tay có lò xo.

Bệnh ngón tay lò xo được chia thành 3 mức độ, theo tình trạng bệnh nặng, nhẹ khác nhau:

  • Mức độ 1: Người bệnh cảm thấy đau ở gốc ngón tay và các ngón tay vẫn di chuyển được.

  • Mức độ 2: Ngón tay bị giữ lại, gân vẫn di chuyển được nhưng khó khăn, bị bật hoặc phải dùng tay còn lại để hỗ trợ.

  • Mức độ 3: Ngón tay bị kẹt ở tư thế cò súng.

Bệnh ngón tay lò xo gây khó khăn trong việc cử động ngón tay

Triệu chứng của bệnh ngón tay lò xo

Các triệu chứng của bệnh ngón tay rất dễ nhận biết. Trong đó, có những triệu chứng điển hình như:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau tại gốc ngón tay (vị trí khớp bàn ngón), khi sờ có thể thấy hạt xơ và ấn vào thấy đau.

  • Cơn đau tăng lên khi duỗi hoặc uốn cong ngón tay.

  • Cứng ngón tay, thường gặp vào buổi sáng.

  • Ngón tay thường ở tư thế khóa gập vào lòng bàn tay .

  • Khi người bệnh di chuyển ngón tay, có thể nghe thấy âm thanh tương tự như tiếng click chuột máy tính.

  • Khi siêu âm thì thấy gân và bao gân gấp ngón tay có dịch bao quanh và bị dày lên.

Các triệu chứng trên sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng theo thời gian nếu không được điều trị. Nhất là những khi người bệnh cố nắm chặt một thứ gì đó hoặc cố duỗi thẳng ngón tay thì cơn đau cũng như các biểu hiện khác sẽ trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón tay lò xo. Trong đó, phải kể đến những nguyên nhân phổ biến gồm:

Chấn thương dây chằng ngón tay

Dây chằng ngón tay là bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ nối các khớp với nhau. Dây chằng thường bị tổn thương khi ngón tay bị trật khớp hoặc bong gân. Sau khi tổn thương, nếu dây chằng lành lại không đúng cách thì các khớp ngón tay có thể bị bật như lò xò hoặc bị gãy khi uốn tay.

Bên cạnh đó, nếu dây chằng lành bị lỏng lẻo thì khớp ngón tay cũng sẽ trật ra và bị gãy khi uốn cong ngón tay.

ngon tay lo xo Chấn thương ngón tay làm tăng nguy cơ bị ngón tay lò xo

Chuyển động lặp lại nhiều lần

Chuyển động các khớp ngón tay lặp đi lặp lại nhiều lần với mức độ mạnh mẽ, đột ngột có thể gây nên tình trạng ngón tay lò xo. Ngoài ra, ngón tay lò xo có thể xảy ra khi gân ngón tay bị viêm, kích ứng hoặc bị tổn thương.

Thông thường, gân sẽ được bao bọc bởi các mô gân, giúp gân được bôi trơn và bảo vệ. Trường hợp gân bị sưng, viêm thì bao gân sẽ bị kích thích và dẫn đến hình thành sẹo. Lúc này, gân sẽ dày hơn. 

Tình trạng gân dày lên khiến cho việc uốn cong ngón tay khó khăn hơn và có thể khiến ngón tay bật ra như lò xo.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp, thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngón tay lò xo. Xương khớp bị hao mòn khiến cử động ngón tay bị hạn chế và gây đau. Các khớp ngón tay có thể bị bật ra như lò xo hoặc bị vỡ.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh ngón tay lò xo

Tình trạng ngón tay lò xo có thể xuất hiện ở nhiều người. Tuy nhiên, có một vài yếu tố nguy cơ khiến một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh lý này hơn. Đó là:

Tuổi tác: Ngón tay lò xo thường xảy ra ở những người thuộc độ tuổi 40 - 60.

Giới tính: Tình trạng này phổ biến hơn ở nữ giới.

Tính chất công việc: Những công việc phải vận động nhiều, sử dụng các ngón tay, các chuyển động lặp đi lặp lại như nhạc công, công nhân công nghiệp… có nguy cơ cao mắc bệnh ngón tay lò xo.

Bệnh lý nền: Người có bệnh lý nền như tiểu đường, suy giáp, viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh.

Chấn thương: Nếu từng bị chấn thương ngón tay, gân ngón tay thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Chẩn đoán bệnh ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo có thể được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng hoặc thực hiện các kỹ thuật y khoa khác.

Chẩn đoán lâm sàng

Thông qua các biểu hiện cũng như hỏi tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác như đóng mở bàn tay, co duỗi ngón tay để kiểm tra cơn đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thực hiện kỹ thuật chẩn đoán

Người bệnh có thể được chỉ định siêu âm đầu dò để quan sát thấy gân, bao gân bị dày lên và có dịch bao quanh hay không. Ngoài ra, thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể thấy được những hạt xơ bao gân.

Bên cạnh siêu âm, người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Phương pháp điều trị ngón tay lò xo

ngon tay lo xo Tập vật lý trị liệu giúp nhanh hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát

Tình trạng ngón tay lò xo cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp như: dùng thuốc, không dùng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm, phẫu thuật… Cụ thể gồm:

Điều trị không dùng thuốc: Người bệnh cần hạn chế cử động ngón tay đang bị tổn thương, có thể chườm lạnh, chiếu tia hồng ngoại để giảm đau, nẹp cố định ngón tay…

Sử dụng thuốc: Bệnh nhân bị ngón tay lò xo có thể được chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ… Loại thuốc và liều dùng như thế nào người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc.

Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập vật lý trị liệu phù hợp để giúp cải thiện các triệu chứng, hỗ trợ nhanh phục hồi cũng như hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu với các thiết bị hiện đại để tăng hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật: Tùy vào mức độ bệnh cũng như việc thực hiện những phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị tình trạng ngón tay lò xo. Phẫu thuật cắt bỏ phần viêm xơ và giải phóng chèn ép để người bệnh có thể cử động ngón tay một cách tự nhiên và linh hoạt nhất.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tìm địa chỉ chữa trị uy tín. Tại Hà Nội, khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Hồng Ngọc được nhiều người đánh giá cao về việc điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh ngón tay lò xo. Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức, Mỹ, Phần Lan,... giúp cho việc điều trị luôn đạt kết quả cao nhất.

Đăng ký khám cơ xương khớp tại BV Hồng Ngọc ở đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay