Hở van tim là một trong số những bệnh lý tim mạch thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì vậy, không ít người khi bị bệnh hở van tim luôn cảm thấy bất an, lo lắng, liệu bệnh có chữa trị được không? Có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Hở van tim là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến và nguy hiểm.
Van tim của con người thực tế không khác van một chiều trong hệ thống máy bơm, có tác dụng lưu thông máu theo một chiều, máu sẽ từ tĩnh mạch chạy về tim và đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại.
Nếu không có van tim, tim sẽ không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể vì lúc đó máu sẽ lưu thông hai chiều còn khi van tim bị hở quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn.
Hở van tim sẽ làm quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn.
Hở van tim khiến lưu thông máu trở nên khó khăn
Có 2 nguyên nhân gây nên bệnh hở van tim:
Trong bệnh lý hở van tim do mắc phải được chia làm 2 dạng bệnh thường gặp:
Bên cạnh hở van tim do thoái hóa còn có những bệnh lý khác khiến van tim bị tổn thương như: hồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim…
Khi van tim bị hư, các dây chằng và phần cơ giữ van tim bên trong bị đứt dẫn đến bệnh hở van tim.
Ngoài ra một số bệnh lý khác hiếm gặp nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến van tim bị hở như bệnh nhân bị phình động mạch chủ, cơ tim giãn nở, bệnh viêm nội tâm mạc…
Phần lớn hở van tim là do bẩm sinh
Giai đoạn đầu khi bệnh hở van tim vẫn đang ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ khó có thể phát hiện ra các triệu chứng và rất nhiều trường hợp trong quá trình thăm khám sức khỏe mới biết mình bị bệnh hở van tim.
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người mắc bệnh hở van tim
Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:
Khó thở:
Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh cảm thấy khó thở hơn, nhất là đối với bệnh nhân bị hở van động mạch phổi, hở van tim 2 lá. Khi người bệnh nằm xuống, dấu hiệu này sẽ tăng lên rõ rệt.
Mệt mỏi:
Do tim không tuần hoàn mang máu đi nuôi cơ thể nên người bị hở van tim thường cảm thấy mệt mỏi, nếu lao động quá sức người bệnh còn có thể ngất xỉu.
Tim đập nhanh:
Không ít người nhầm tưởng tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh nhịp tim đập nhanh không kiểm soát hay rối loạn nhịp tim, nhưng thực tế đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh hở van 2 lá giai đoạn đầu.
Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: chóng mặt, hoa mắt, sưng chân hoặc mắt cá chân, ho nhiều vào ban đêm…
Triệu chứng phổ biến của hở van tim là khó thở
Bệnh hở van tim là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, nếu không được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Về cách điều trị bệnh hở van tim, tùy vào từng giai đoạn phát hiện bệnh sớm hay muộn mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau:
Cần phẫu thuật thay van tim khi van tim tổn thương quá nặng. Có các phẫu thuật:
Van tim nhân tạo
Kiểm tra huyết áp:
Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc gắng sức hơn.
Ăn nhạt, ăn ít muối:
Để tránh cho tim phải gắng sức và giảm hiện tượng tăng huyết áp bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình, ăn thức ăn nhạt, ít muối, ít chất béo… và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh động mạch vành gây ảnh hưởng tới cơ tim, tăng mức độ hở van tim.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tăng huyết áp (nếu có)
Không uống cà phê:
Cà phê, rượu bia sẽ làm tăng hiện tượng rối loạn nhịp ở người bị bệnh hở van tim vì thế bạn cần tránh xa những đồ uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Tránh tăng cân:
Hiện tượng thừa cân, béo phì cũng là một gánh nặng cho tim khi co bóp. Hãy tập thể dục mỗi ngày, sinh hoạt điều độ với chế độ ăn khoa học.
Người bị bệnh liên quan đến tim mạch nên tránh tăng cân
Có thể nói, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, các bệnh lý về tim mạch như: Hở van tim, bệnh động mạch vành, phình động mạch chủ… nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, để có một trái tim khỏe bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm./.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/