Bệnh đau thắt ngực ở người già

Bệnh đau thắt ngực ở người già

26-06-2023

Đau thắt ngực ở người già xuất phát từ tim, gây ra bởi việc thu hẹp của động mạch vành. Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực và nam giới có xu hướng bị nhiều hơn phụ nữ.

Nguyên nhân gây đau thắt ngực ở người già

Lồng ngực chứa nhiều cơ quan nội tạng nên nếu bất kỳ bộ phận nào bị tổn thương cũng có thể khiến người bệnh bị đau thắt ngực. Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đau thắt ngực ở người già là do các bệnh lý tim mạch. Những tổn thương trong mạch vành, động mạch bị xơ vữa, thiếu dinh dưỡng cơ tim đều có biểu hiện là đau ngực. Mức độ đau càng gia tăng khi người bệnh thực hiện các hoạt động: gắng sức, đi bộ nhanh, chạy, leo cầu thang, bị kích động tâm lý...

Nếu đau không giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, thậm chí đau dữ dội hơn, kèm vã mồ hôi thì có thể nghĩ đến trường hợp bị nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành. Ngoài ra, một số bệnh lý tim mạch khác như suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, co thắt mạch vành cũng có biểu hiện đau thắt ngực.

Không chỉ bệnh tim mạch, một số bệnh về hô hấp như viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, tràn khí màng phổi, ung thư phổi... cũng có thể gây đau thắt ngực ở người già kèm một số triệu chứng như ho, sốt, khó thở, thở khò khè...

Thậm chí, đau tức ngực còn là triệu chứng của một số bệnh về đường tiêu hóa trên như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tráng... Hoặc có thể do các bệnh lý như áp-xe gan, áp-xe cơ hoành. Cùng với đó, việc thường xuyên lo lắng, sợ hãi và hồi hộp cũng có thể dẫn đến đau thắt ngực.

Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau thắt ngực, người bệnh cần đi khám ở những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

 width= Đau thắt ngực ở người già có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Các triệu chứng của đau thắt ngực ở người già

Đau thắt ngực ở người già có thể là những cơn đau không rõ ràng, có thể đau dữ dội như có áp lực lớn đang đè ép lên vùng ngực. Cơn đau có thể lan xuống lưng, vai, cánh tay, đau lên cổ. Nhiều trường hợp người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng.

Khi bị đau thắt ngực, người bệnh có thể thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như vã mồ hôi, choáng váng, khó thở, thậm chí là ngất xỉu.

Có các loại đau thắt ngực với những triệu chứng khác nhau như:

Đau thắt ngực về đêm: Cơn đau thường xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột về nhịp tim, hô hấp và huyết áp, thường là khi xuất hiện các cơn ngủ mơ, ác mộng. Đau thắt ngực thường kèm theo triệu chứng khó thở về đêm, nhất là khi người bệnh nằm ngừa làm tăng lượng máu về tim, tăng sức căng của thành tim nên nhu cầu oxy cũng tăng theo, nếu không đáp ứng đủ sẽ gây khó thở.

Đau thắt ngực khi nằm: Trong thời gian nghỉ ngơi người già cũng có thể bị đau thắt ngực. Tình trạng này thường kèm theo triệu chứng tăng nhịp tim, tăng huyết áp... Sự gia tăng này gây ra các cơn đau thắt ngực hoặc có thể là do chứng thiếu máu do bị vỡ mảng bám và tạo thành huyết khối. Nếu cơn đau thắt ngực không giảm, nhu cầu oxy cơ tim không được đáp ứng đủ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

 width= Người già có thể bị đau thắt ngực về đêm, khi nằm....

Đau thắt ngực ở người già có nguy hiểm không?

Đau thắt ngực là dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh lý về tim mạch cũng như các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa. Nếu cơn đau thắt ngực không ổn định, xảy ra thường xuyên ở những thời điểm khác nhau, mức độ ngày càng nghiêm trọng thì đây là dấu hiệu nguy hiểm.

Nếu cơn đau thắt ngực trở nên trầm trọng, kéo dài trên 15 phút, không giảm dù đã uống thuốc và nghỉ ngơi thì đây có thể là dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời, tim bị tổn thương và người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.

Khi nào cần cấp cứu nếu bị đau thắt ngực?

Nếu bị đau thắt ngực, người bệnh hãy ngồi xuống, nghỉ ngơi để giúp giảm thiểu cơn đau. Tiếp đó, hãy uống thuốc chống đau thắt ngực nếu trước đó đã được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, nếu gặp phải những trường hợp dưới đây thì cần cấp cứu ngay vì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:

  • Đau thắt ngực mới xuất hiện và ở mức độ nặng.

  • Kéo dài hơn vài phút.

  • Đau thắt ngực kèm tình trạng khó thở. 

  • Cơn đau khiến người bệnh lo lắng và sợ hãi.

Đừng chần chờ khi bị đau thắt ngực mức độ nặng vì nó là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Phải làm gì khi bị đau thắt ngực?

Nếu bị đau thắt ngực, hãy thực hiện những điều sau để giảm thiểu cơn đau cũng như giảm tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau:

– Ngừng hút thuốc nếu đang bị đau thắt ngực, thuốc lá chỉ làm cho các cơn đau tệ hại hơn.

– Nếu bị cao huyết áp thì nên kiểm tra huyết áp một cách thường xuyên, khi bị mắc chứng đau thắt ngực và có những biện pháp chữa trị chứng cao huyết áp.

– Nếu đang thừa cân thì hãy giảm cân ngay để làm giảm sức ép lên lồng ngực và tim. Đồng thời, giảm cân cũng là cách để giảm huyết áp cao.

– Giảm hàm lượng cholesterol: có rất nhiều cách như thay đổi chế độ ăn uống (ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, chất béo không lành mạnh), tập luyện để làm giảm lượng cholesterol.

– Vận động: Tham gia vào các hoạt động thể chất một cách vừa sức, khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày và phù hợp với tình trạng thể chất như bơi, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, tập dưỡng sinh, làm vườn… Không nên vận động quá nhiều, gắng sức, thực hiện những động tác mạnh, khó vì nó có thể phản tác dụng.

 width= Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây

– Khẩu phần ăn: 

  • Không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo như thịt mỡ, bơ, sữa chưa tách kem, thức ăn sấy khô, pho mát,… Tốt nhất là nên sử dụng ít chất béo, không bão hòa đơn hoặc đa không no.

  • Ăn nhiều loại cá chứa dầu từ 2-3 lần/ tuần như các loại cá cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi hoặc cá ngừ tươi.

  • Ăn các loại thịt nạc, thịt gia cầm như thịt gà.

  • Hạn chế ăn các đồ ăn chiên dầu mỡ, nếu có hãy sử dụng các loại dầu từ hoa hướng dương, hạt cải hay ô liu.

  • Hạn chế ăn muối hoặc các đồ ăn ướp muối.

  • Một số nghiên cứu cho rằng uống chút rượu có thể có lợi cho tim, liều lượng chính xác không được tính toán chính xác nhưng chỉ là một lượng thật nhỏ. Vì vậy đừng uống quá liều lượng cho phép, uống quá nhiều chỉ mang lại thiệt hại cho sức khỏe của bạn.

Và một cách bảo vệ sức khỏe tim mạch khoa học và hiệu quả nhất đó là hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, nhận biết sớm những bất thường của các cơ quan để kịp thời điều trị. Nếu bị đau thắt ngực, hãy đi khám sức khỏe tim mạch định kỳ và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đăng ký khám sức khỏe với đội ngũ bác sĩ Tim mạch BV Hồng Ngọc tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay