Bệnh cúm ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Bệnh cúm ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

11-06-2020
Sống khỏe

Cúm là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và sẽ khỏi sau vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên bệnh cúm ở bà bầu lại rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần có biện pháp phòng tránh hữu hiệu cũng như xử lý nhanh khi xuất hiện các triệu chứng của cảm cúm.

Bệnh cúm ở bà bầu

Cảm cúm ở bà bầu là nhóm bệnh lý do nhiễm virus. Virus cúm xâm nhập vào cơ thể mẹ qua miệng hoặc mũi. Đây là bệnh lý rất thường gặp không chỉ ở phụ nữ mang thai mà ở mọi đối tượng do con đường lây nhiễm khá đơn giản. Đặc biệt, con người rất dễ mắc bệnh cúm khi thời tiết thay đổi.

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus cúm gây ra, chúng gồm cúm A, B và C. Trong số đó, cúm A và B là hai loại phổ biến hơn cả.

Biểu hiện bệnh cúm ở bà bầu

Bà bầu bị cúm sẽ gặp phải một số triệu chứng sau: 

  • Nghẹt mũi, mũi chảy nước mũi

  • Viêm họng

  • Ho khan

  • Một số trường hợp kèm theo sốt vừa phải

  • Đau nhức cơ

  • Mệt mỏi

Các triệu chứng cúm có thể xuất hiện trong 2 - 3 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1 - 2 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi người. Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện của bệnh cúm, hãy báo cho bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài khiến mẹ mệt mỏi lâu ngày.

Bệnh cúm ở bà bầu xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa đông là thời điểm mẹ dễ mắc bệnh nhất. Những lúc thời tiết chuyển mùa mẹ cũng nên chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh cúm.

Bệnh cúm ở bà bầu Cúm là tình trạng rất thường gặp ở mọi đối tượng, kể cả bà bầu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị cúm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh cúm ở bà bầu xảy ra. Cùng điểm mặt một vài nguyên nhân phổ biến mẹ nhé.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể khiến cho mẹ bầu cũng có những thay đổi nhất định. Đặc biệt, mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Hệ thống miễn dịch của mẹ giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị ho, cảm lạnh và cúm.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến mẹ dễ bị cúm. Việc tiếp xúc với những người đang bị cúm cũng khiến mẹ bị lây nhiễm chéo do virus gây cúm từ nước bọt, đờm của người bệnh thông qua không khí, lây nhiễm sang người bình thường.

Dịch vụ thai sản trọn gói

Biến chứng bệnh cúm ở bà bầu

Cúm là bệnh thường gặp, rất khó tránh đối với mẹ bầu do cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn nên dễ bị virus tấn công gây bệnh. Bà bầu bị cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng dài hơn so với người bình thường. Nếu người bình thường thường bị cúm khoảng 3 - 4 ngày thì mẹ bầu thường bị lâu hơn, khoảng 1 tuần hoặc hơn.

Bên cạnh đó, bệnh cúm ở bà bầu cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn những người khác. Nếu không được chữa trị sớm, mẹ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp một số biến chứng như nhiễm trùng máu dẫn đến giảm huyết áp, viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm nội tâm mạc… Tuy nhiên những biến chứng này ít xảy ra hơn.

Bệnh cúm ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động xấu đến thai nhi. Bệnh cúm ở bà bầu để lâu ngày có thể có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu, em bé sinh ra cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ khác.

Chính vì vậy, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh cúm hãy đi khám ngay để được tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.

Bệnh cúm ở bà bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Virus cúm không chỉ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn gây hại đến thai nhi nếu không có những biện pháp chữa trị đúng cách, kịp thời. Bệnh cúm ở bà bầu có thể dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nhất là khi mẹ bị cúm trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

Bệnh cúm ở bà bầu Một số loại thuốc trị cúm có thể gây dị tật thai nhi nên khi bà bầu bị cúm cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh cúm ở bà bầu có thể khiến thai nhi bị dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh và một số khiếm khuyết khác trên cơ thể. Ngoài ra, nếu mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu thai kỳ thì bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, nếu bà bầu bị cúm kèm theo sốt cao thì độc tính của virus càng biểu hiện mạnh, nó có thể kích thích tử cung co bóp gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. 

Mặc dù bà bầu bị cúm rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bị cảm cúm, mẹ bầu có được uống thuốc?

Với người thông thường, khi bị cúm chỉ cần uống thuốc trị cảm cúm đơn giản là được nhưng với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc lại gặp khó khăn hơn rất nhiều vì có nhiều loại thuốc cảm cúm có thể gây tác dụng phụ nguy hại khiến thai nhi bị dị tật, gây sảy thai và nhiễm độc thai nghén, nhất là đối với mẹ bầu bị cúm vào 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số loại thuốc trị cúm an toàn cho bà bầu. Mẹ nên đi khám để được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống vì có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị cúm cần làm gì trong thai kỳ?

Bà bầu bị cúm cần lưu ý đến nhiều vấn đề từ ăn uống, sinh hoạt cho đến việc dùng thuốc. 

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc

Như đã nói ở trên, việc sử dụng thuốc trị cúm cho bà bầu khó khăn hơn nhiều so với những người bình thường vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, khi bị cúm mẹ phải đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc an toàn, hiệu quả, không được tự ý mua thuốc về uống vì nó có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ.

Thăm khám bác sĩ để được chỉ dẫn

Cúm do nhiều nguyên nhân gây nên và cúm ở mỗi người là khác nhau. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Cũng nhờ đi khám, mẹ biết được tình trạng sức khỏe của mình và nhận được những tư vấn hữu ích từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng

Khi mang thai, cơ thể của mẹ thường nhạy cảm hơn, sức đề kháng cũng suy yếu hơn nên việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng đang lớn lên từng ngày nên mẹ càng cần phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng vì bây giờ mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn cho cả con nữa.

Mẹ nên ăn uống đủ chất, ăn nhiều trái cây nhất là trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn tốt hơn.

Tắm nước ấm

Khi bị cúm mẹ không nên tắm nước lạnh vì nó có thể khiến tình trạng cúm thêm nặng hơn. Thay vào đó, hãy tắm nước ấm vì nó tốt cho cơ thể yếu ớt của mẹ. Tắm nước ấm cũng giúp tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp mẹ nhanh khỏi bệnh hơn.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị cúm, mẹ bầu thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Vì vậy, mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc nhằm lấy lại tinh thần và sức lực. Nếu không ngủ đủ giấc mẹ sẽ càng mệt mỏi hơn và bệnh cũng có thể lâu khỏi hơn.

Bà bầu bị cúm nên ăn gì vừa nhanh khỏi mà lại an toàn?

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu bị cúm cũng nên bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể. Mẹ có thể tham khảo một số nguồn thực phẩm dưới đây:

Các loại trái cây giàu vitamin C

Những loại quả này lâu nay vẫn được biết đến là có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là đối với những người đang bị cúm thì chúng thật sự rất cần thiết để cơ thể chống lại các tác nhân gây cúm.

Bệnh cúm ở bà bầu Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng

Một vài múi bưởi, một trái cam hay những miếng ổi giòn ngọt ăn tráng miệng sẽ giúp mẹ bầu bị cúm hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể của mẹ khỏe mạnh và làn da cũng mịn màng, căng bóng hơn.

Cháo trứng, hành lá, tía tô

Nếu mẹ đang cảm thấy chán ăn do cơ thể mệt mỏi vì cúm thì có thể ăn một bát cháo trứng, hành lá, tía tô, vừa dễ ăn mà lại có công dụng chữa cúm hiệu quả.

Hành lá có vị cay, có tác dụng thông khí, giảm cảm. Tía tô có tính ấm, có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, đau họng. Trứng giàu protein và chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể tham khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. Sự kết hợp của 3 thực phẩm này sẽ mang đến cho mẹ món ăn thơm ngon mà lại có tác dụng trị cúm thần kỳ.

Các loại rau có màu xanh đậm

Lâu nay chúng ta vẫn được khuyên nên ăn nhiều rau xanh. Nhất là đối với bà bầu bị cúm thì càng nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm. Nguyên nhân là do những loại rau này chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch giúp cơ thể khỏe hơn, hồi phục nhanh hơn để chiến thắng tác nhân gây bệnh cúm khó chịu.

Tỏi, gừng

Nhiều bà bầu khi nghén sẽ không ăn được những gia vị có mùi nồng như tỏi nhưng nếu mẹ đang bị cúm thì hãy cố gắng bổ sung thêm gừng, tỏi để mau khỏi bệnh.

Thành phần của tỏi chứa một số chất kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống viêm nhiễm. Mẹ bầu có thể ăn sống, giã nước uống hoặc xông hơi bằng tinh dầu tỏi để đẩy lùi bệnh cúm.

Bị cảm cúm, bà bầu không được ăn gì?

Có một số thực phẩm ăn vào có thể sẽ khiến bệnh cúm ở bà bầu thêm nặng nên mẹ bầu cần tránh.

Thực phẩm lạnh

Ăn quá nhiều thực phẩm lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người đang bị cúm cần tránh xa những thực phẩm. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh thì sẽ gây tổn thương đến phổi. Khi phổi bị tổn thương, các triệu chứng của cúm càng nặng hơn. Ngoài ra, ăn thực phẩm lạnh có thể gây tổn thương tì vị và khiến cho chức năng của tì bị suy giảm.

Bệnh cúm ở bà bầu Mẹ bầu không nên uống nước lạnh, ăn đồ lạnh nếu đang bị cúm

Đồ tanh

Nếu đang bị cúm mà ăn nhiều đồ tanh như tôm, cua... thì bệnh sẽ càng thêm nặng, đặc biệt là với những trường hợp cúm kèm ho. Nguyên nhân là do hệ hô hấp rất dễ bị kích thích bởi đồ tanh.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Khi bị cúm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chức năng của hệ tiêu hóa yếu hơn. Do đó, nếu ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa gây khó tiêu, đau bụng. Khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, cơ thể cũng sẽ mệt mỏi, không cung cấp đủ dinh dưỡng khiến cho bệnh thêm nặng và lâu khỏi hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu

Cúm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có khả năng gây hại cho thai nhi, thậm chí gây sinh non, thai lưu, dị tật bẩm sinh nên mẹ cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.

Để phòng ngừa bệnh cúm ở bà bầu, cần lưu ý:

- Tránh xa các nguồn lây bệnh, không tiếp xúc với người đang mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người, các khu vực ô nhiễm

- Không tiếp xúc gần với gia cầm tươi sống vì chúng có thể chứa tác nhân gây cúm rồi truyền sang người

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh

- Hạn chế đi mưa vì rất dễ bị cảm cúm

- Khi ngủ không nên để gió quạt, gió điều hòa bay thẳng vào mũi vì rất dễ bị ngạt mũi và gây cúm

- Đặc biệt, nếu có ý định mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm phòng cúm vì đây được cho là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay

- Nếu có biểu hiện của cúm hãy đi khám ngay để được chỉ dẫn cách điều trị an toàn, hiệu quả

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh cúm ở bà bầu. Qua bài viết này, hy vọng mẹ sẽ có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh, chờ đón ngày con yêu chào đời.

Mẹ có thể lựa chọn đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc để được chăm sóc thai kỳ bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa chuyên môn cao và được trải nghiệm cảm giác "đi đẻ như nghỉ dưỡng".

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay