Bệnh cúm mùa: con đường lây truyền và cách điều trị giảm nhanh triệu chứng

Bệnh cúm mùa: con đường lây truyền và cách điều trị giảm nhanh triệu chứng

23-11-2021

Cúm mùa do virus cúm gây ra, xảy ra hàng năm, chủ yếu vào mùa đông xuân, khi có sự thay đổi thời tiết. Bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi.

Cúm mùa là bệnh gì?

Cúm mùa nằm trong số những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, virus cúm (Influenza virus) là nguyên nhân chính dẫn đến cúm mùa.

WHO cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em nhiễm cúm mùa. Bệnh cúm mùa ở Việt Nam cũng ghi nhận có khoảng 1 – 1,8 triệu ca hàng năm.

Đa phần người bị cúm mùa đều tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp cúm mùa gây ra những biến chứng nghiêm trọng (viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não…) đối với người bệnh mãn tính liên quan tới tim phổi, thận, thiếu máu, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh chuyển hóa, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai…

Phân loại chủng virus cúm mùa

Virus cúm mùa được phân thành 4 chủng, có ký hiệu là A, B, C, D. Trong đó, cúm mùa ở người do chủng A, B gây ra; chủng C thường nhẹ và không có triệu chứng, chủng D gây bệnh cho gia súc và không gây bệnh ở người.

Cúm A

Cúm mùa phổ biến nhất là cúm A, số ca nhiễm cúm A ở người chiếm khoảng 75%.

Dựa theo sự kết hợp giữa kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N) (các protein chính trên bề mặt virus) sẽ phân loại virus cúm A thành nhiều phân tuýp.

Cúm A sẽ bùng phát thành những đợt dịch lớn nhỏ khác nhau nếu gặp điều kiện thuận lợi. Trong lịch sử thế giới đã từng ghi nhận các đại dịch cúm toàn cầu do các chủng virus cúm A gây nên như H5N1, H3N2, H1N1.

bệnh cúm mùa Cúm A phổ biến nhất ở người

Cúm B

Cúm B có 2 dòng: dòng B/Yamagata và dòng B/Victoria, số ca nhiễm cúm B ở người chiếm khoảng 25%.

Cúm B có khả năng lây lan rất mạnh từ người sang người nhưng nguy cơ trở thành đại dịch không cao.

Cúm C

Cúm C không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, ít gặp và ít nguy hiểm hơn so với hai chủng cúm A và B. Bệnh do cúm C cũng không có khả năng bùng phát thành dịch ở người.

Cúm D

Cấu tạo và đặc điểm của virus cúm D tương tự như chủng virus cúm C nhưng chủ yếu gây bệnh trên gia súc, chưa xác định gây bệnh ở người.

3 giai đoạn phát triển của bệnh cúm mùa

Khi bị cúm mùa, các triệu chứng sẽ xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần nhưng cũng có trường hợp mắc cúm mùa kéo dài ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

3 giai đoạn của một đợt cúm mùa sẽ là:

Giai đoạn khởi phát: kéo dài từ ngày 1 đến ngày 3

Sẽ đột ngột xuất hiện những triệu chứng cúm mùa như sốt, nhức đầu, ho khan, đau họng, đau mỏi cơ, nghẹt mũi.

Giai đoạn toàn phát: kéo dài từ ngày thứ 4 trở đi

Giảm triệu chứng sốt và đau nhức cơ, thêm biểu hiện khàn tiếng, tức ngực, ho, khô và đau họng. Có thể xuất hiện thêm cảm giác cơ thể mệt mỏi hoặc đầy hơi.

Giai đoạn phục hồi: từ ngày thứ 8 trở đi

Giảm dần các triệu chứng, cảm giác mệt mỏi và cơn ho sẽ kéo dài thêm 1 – 2 tuần.

bệnh cúm mùa Nhận biết sớm cúm mùa khi thấy cơ thể sốt trên 38 độ không hạ, người mệt mỏi

Nguyên nhân cúm mùa do đâu?

Nguyên nhân chính gây bệnh cúm mùa ở người là virus cúm (Influena virus). Hệ hô hấp bao gồm mũi, cổ họng, phổi của người bệnh sẽ bị virus cúm tấn công .

Bệnh cúm mùa ở Việt Nam thường do ba chủng virus cúm A, B, C. Ở người phổ biến nhất là hai chủng A và B. Cúm mùa được xếp vào danh sách những bệnh truyền nhiễm đáng sợ vì khả năng lây nhiễm khủng khiếp, nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch.

Cúm mùa xảy ra quanh năm, nhất là thời điểm khi thời tiết trở lạnh, nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời sẽ gây ra những ổ dịch rải rác tại các địa phương.

Nhận biết triệu chứng bệnh cúm mùa thường gặp

Sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh, người bệnh cúm mùa sẽ có dấu hiệu đầu tiên nhưng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh vì hai loại bệnh có triệu chứng tương đồng nhau.

Bên cạnh các dấu hiệu đau họng, sổ mũi, hắt hơi, có thể xác định đã nhiễm cúm mùa khi thấy các dấu hiệu sau:

  • Sốt vừa đến cao (trên 38 độ C)

  • Đau nhức cơ bắp

  • Đau đầu, chóng mặt

  • Cảm giác ớn lạnh

  • Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực

  • Buồn nôn, tiêu chảy

    (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn)

Bệnh cúm mùa có thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 ngày. Sốt và triệu chứng khác sẽ biến mất sau khoảng 5 ngày nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Trong vòng 1 hoặc 2 tuần, tất cả các triệu chứng sẽ hết hoàn toàn.

Ai dễ mắc cúm mùa?

Bệnh cúm mùa có thể xảy ra đối với bất cứ ai nhưng những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu là người dễ mắc bệnh nhất:

Trẻ sơ sinh

Nguy cơ cao trẻ sinh non (dưới 32 tuần tuổi) kèm theo nguy cơ về sức khỏe và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vaccine cúm dễ nhiễm cúm mùa.

Trẻ em

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm mùa. Đặc biệt trẻ có bệnh lý nền như suyễn, tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hoa, gan – thận…

Người cao tuổi (trên 65 tuổi), người có bệnh nền mãn tính

Đối tượng người cao tuổi, người đang có bệnh nền mãn tính như tiểu đường, suy thận, suy gan, tim phổi, suy giảm miễn dịch… sẽ dễ nhiễm bệnh cúm mùa hơn.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi như nội tiết tố, hệ miễn dịch yếu dẫn tới sức đề kháng suy giảm. Chính điều này khiến cơ thể phụ nữ mang hai nhạy cảm hơn nên dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.

Tương tự, sản phụ sau sinh bị suy giảm sức khỏe nhiều cũng khiến virus cúm mùa tấn công dễ dàng hơn.

bệnh cúm mùa Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm mùa nên cần được tiêm phòng vắc - xin cúm hàng năm

Con đường lây bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa có lây không? Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em và người lớn cần chủ động phòng tránh và ngăn chặn nguồn lây virus cúm mùa vì đây là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao trong cộng động và hoàn toàn có thể thể bùng phát thành đại dịch.

2 con đường lây truyền của virus cúm mùa sẽ gồm:

Dịch tiết đường hô hấp

Ho và hắt xì là triệu chứng phổ biến nhất ở người nhiễm cúm mùa nên khi người bệnh ho, hắt xì sẽ phát tán virus cúm mùa ra ngoài không khí theo tuyến nước bọt.

Virus cúm mùa có khả năng năng tồn tại dai dẳng và phát tán rộng trong không khó tới phạm vi 2m nên người khỏe mạnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh.

Bề mặt tiếp xúc

Khi người bệnh cúm mùa ho hoặc hắt xì, các dịch tiết sẽ bắn ra ngoài và bám lên đồ vật như khăn, quần áo, bàn chải, ly uống nước, mặt bàn, tay nắm cửa…nếu người khỏe mạnh chạm phải đồ vật đó và vô tình đưa tay lên mũi, miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm mùa xâm nhập và tấn công cơ thể.

Bất kỳ mùa nào trong năm cũng là thời gian xảy ra cúm mùa nhưng đỉnh điểm là tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11. Vào mùa lạnh, các triệu chứng bệnh cúm mùa như sổ mũi, đau nhức cơ sẽ nặng nề hơn do không khí ẩn chứ nhiều nguồn vi khuẩn khác.

Vậy nên trẻ em và người lớn cần chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa bằng vaccine, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi đưa tay lên mũi miệng… khi thời tiết trở lạnh.

Biến chứng bệnh cúm mùa

Mọi người dễ bị nhầm lẫn cúm mùa và cảm thông thường vì dấu hiệu tương tự nhau nên chủ quan, xem nhẹ việc điều trị mà không biết rằng biến chứng bệnh cúm mùa khá nguy hiểm như gây viêm phổi, suy hô hấp… Các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu… cũng có khởi nguồn từ việc không điều trị kịp thời cúm mùa.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ có thai bị cúm mùa sẽ rất nguy hiểm vì giai đoạn này thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai nhi có nguy cơ bị dị tật, sảy thai hoặc thai lưu nếu mẹ nhiễm cúm mùa.

Hội chứng Reye (sưng phù ở gan và não) là biến chứng bệnh cúm mùa nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong cao, thường gặp ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi. Biến chứng Reye sẽ xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng đặc trưng giảm dần, trẻ sẽ bị nôn, mê sảng, co giật sau đó hôn mê sâu rồi tử vong.

bệnh cúm mùa Trẻ em và người lớn tuổi sẽ bị cúm mùa tấn công gây di chứng nặng nề nếu không điều trị và phòng tránh

Chẩn đoán bệnh cúm mùa 

Thông qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng có thể chẩn đoán bệnh cúm mùa nhưng cũng rất dễ nhầm lần triệu chứng bệnh cúm mùa với các bệnh đường hô hấp khác.

Các xét nghiệm virus học như nuôi cấy virus, phát hiện aicd nucleic (PCR, RT-PCR), huyết thanh chẩn đoán đều được dùng để chẩn đoán và xác định người bị cúm mùa. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi đối với một số trường hợp để đánh giá mức độ tổn thương do virus cúm mùa gây ra.

Cách điều trị bệnh cúm mùa

Giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng là mục tiêu chính của các cách điều trị bệnh cúm mùa.

Người bị cúm mùa có thể tự điều trị tại nhà nếu ở mức độ nhẹ; còn ở mức độ nặng, người bị cúm mùa cần phập viện để được điều trị và chăm sóc phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát.

Cách chữa cúm mùa tại nhà

Nghỉ ngơi cho tới khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và uống nhiều nước là những điều một người cần làm khi bị mắc cúm mùa.

Người bị cúm mùa hãy sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt để vệ sinh họng 2 – 3 lần mỗi ngày nhằm hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.

Để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, thông tắc mũi, cần vệ sinh mũi bằng thuốc xịt mũi mỗi ngày.

bệnh cúm mùa Điều trị cúm mùa tại nhà bằng thuốc không kê đơn và chú trọng dinh dưỡng

Dùng thuốc để điều trị cúm mùa

Người bị cúm mùa có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, đau mỏi người nhưng các đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có bệnh nền, tiền sử dị ứng thuốc cần cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.

Tuyệt đối không không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt do cúm mùa gây ra vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm với bệnh nhân.

Bác sĩ cũng sẽ kê thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm mùa trong tùy trường hợp như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza) nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Phòng ngừa bệnh cúm mùa bằng cách nào hiệu quả?

Mỗi người cần thực hiện đúng các biện pháp dưới đây để chủ động phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả nhất:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, khi hắt hơi, ho cần che miệng và sau khi hắt hơi, ho cần rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn. Đồng thời dùng nước muối để vệ sinh mũi, họng đều đặn.

  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, nhất là mùa đông xuân.

  • Có chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh kết hợp với thể dục thể thao .

  • Nếu không thực sự cần thiết, hãy hạn chế tiếp xúc với người bị cúm mùa

  • Chỉ mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.

  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi thấy triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu trầm trọng hơn.

  • Tiêm vắc - xin ngừa cúm mùa hàng năm, nhất là đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn.

Khi mùa đông đến, bệnh cúm mùa sẽ tấn công và lây lan rất nhanh trong cộng đồng nên rất cần thiết phải chủ động chủng ngừa cúm mùa đúng lịch, đủ liều nhằm tăng cường miễn dịch, phòng tránh dịch bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ tiêm chủng vắc - xin uy tín tại Hà Nội trong đó có vắc - xin phòng ngừa bệnh cúm mùa. Dịch vụ tiêm chủng tại Hồng Ngọc có những ưu điểm như:

– Nguồn vắc - xin uy tín, đảm bảo chất lượng, bảo quản theo tiêu chuẩn GSP.

– Được tư vấn, khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

– Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp 12 quận của Hà Nội, khách hàng có thể lựa chọn tiêm tại bất kỳ địa điểm nào thuận tiện cho mình nhất, gồm:

+ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Yên Ninh

+ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh

+ Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Keangnam

+ Phòng khám Hồng Ngọc Savico

+ Phòng khám Hồng Ngọc Nguyễn Tuân

+ Phòng khám Hồng Ngọc Tố Hữu

+ Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc Tây Hồ

- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm trước khi ra về.

- Phòng tiêm chủng rộng rãi, sạch sẽ, có khu vui chơi cho trẻ em.

- Ekip trực cấp cứu với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng thiết bị máy móc hiện đại luôn sẵn sàng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

- Khách hàng được nhắn tin nhắc lịch tiêm theo đúng lịch.

Đặc biệt, với mong muốn giúp các bậc làm cha làm mẹ “trọn vẹn an tâm” không lo thiếu hoặc hết vắc - xin khi đến lịch tiêm chủng cho con, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã triển khai chương trình tiêm chủng trọn gói với đầy đủ các loại vắc – xin cần thiết, đảm bảo luôn đúng lịch – đủ liều.

Để biết thêm thông tin về gói tiêm chủng của Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ:

Hotline: 0949416006 – 0947616006 – 0911858616

Tell: (84-4) 3927 5568 ext *3036 – *3388 – *2244

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay