Bé sơ sinh nghẹt mũi phải làm gì?

Bé sơ sinh nghẹt mũi phải làm gì?

15-11-2013
Sống khỏe
Mục lục

Câu hỏi:

Con gái tôi hiện đang 22 ngày tuổi nhưng đang bị ngẹt mũi và khó thở do lây cảm cúm từ gia đình, hiện tôi cũng bị cảm cúm. 

Tôi đã dùng thuốc cảm cúm Cảm Xuyên Hương được 1 ngày, uống nước cây hương nhu hàng ngày và dùng thuốc Natriclorid để nhỏ cháu song vẫn chưa cải thiện được nhiều. Cháu vẫn ngoan và bú đều, không quấy khóc. Gia đình tôi hiện đang rất lo lắng vì nghĩ là cháu bị ốm quá sớm như thế có phải là đã bị mất khả năng miễn dịch với cảm cúm hay không và hướng dẫn giúp chúng tôi cách điều trị cho cháu cũng như cho mẹ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! (Lê Thị Hằng)

Trả lời:

Chúc mừng gia đình anh chị có thêm cháu gái.

Triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh (trẻ dưới 1 tháng tuổi và trẻ hơn 1 tuổi) là một triệu chứng rất thường gặp do thể tích hố mũi ở lứa tuổi này rất bé.

Triệu chứng này có thể chỉ ở mức độ rất nhẹ như khò khè, bé thường quấy khóc, bú kém cho tới những mức độ nghiêm trọng như tím tái có chu kỳ (khi bé bật khóc để thở miệng thì hết tím), hoặc suy hô hấp.

Nguyên nhân thứ nhất, và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất là viêm mũi. Bệnh lý viêm mũi này có thể là do nhiễm siêu vi, hoặc không tìm thấy nguyên nhân.

Cách điều trị thông thường là rửa mũi tích cực cho bé bằng nước muối sinh lý, nhỏ thuốc co mạch, bệnh sẽ khỏi sau 5-7 ngày.

Nhóm nguyên nhân thứ hai ít gặp hơn, bao gồm các dị tật bẩm sinh như tắc cửa mũi sau, nếu tắc hai bên bé sẽ có triệu chứng tím tái ngay sau sinh, hoặc hẹp hố lê (phần xương đầu xoang mũi), hoặc do thoát vị túi lệ, hoặc u bất thường trong hố mũi hoặc những chấn thương trong lúc sanh như tụ máu vách ngăn, hoặc sẹo trong hố mũi do chăm sóc hút đàm nhớt qua mũi nhiều lần không đúng cách.

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Triệu chứng nghẹt mũi do nhóm nguyên nhân này thường xuất hiện ngay sau sinh, dai dẳng, không cải thiện với điều trị nội khoa.

Để chẩn đoán cần phải được khám tỉ mỉ bởi các bác sĩ tai mũi họng nhi và trong một số trường hợp cần phải có hình ảnh hỗ trợ như x-quang có cản quang hố mũi hoặc CT. Phẫu thuật là phương pháp điều trị dứt điểm cho các thể bệnh thuộc nhóm nguyên nhân này.

Con gái của anh có nguyên nhân là viêm mũi sau khi bị nhiễm siêu vi khá rõ ràng, do vậy cách điều trị anh đã thực hiện như hiện nay là hợp lý.

Vấn đề này không ảnh hưởng gì đến hệ thống miễn dịch của bé, vì trong 6 tháng đầu bé sẽ chiến đấu với nhiễm trùng nhờ vào lượng kháng thể mà cơ thể của mẹ đã truyền sang bé trong thai kỳ.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay