Băng huyết sau sinh - "thủ phạm" gây tử vong hàng đầu ở sản phụ

Băng huyết sau sinh - "thủ phạm" gây tử vong hàng đầu ở sản phụ

24-02-2021

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nhiều sản phụ trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình có hơn 14 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị hiện tượng băng huyết sau sinh thường/mổ vào mỗi năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 3% – 8%.

Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh hay chảy máu sau sinh được định nghĩa là lượng máu mất đi quá 500 ml sau khi sinh thường hoặc 1000 ml sau khi sinh mổ trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh.

Băng huyết sau sinh được chia thành hai loại:

  • Băng huyết nguyên phát: xảy ra sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh

  • Băng huyết thứ phát: xảy ra từ 24 giờ đến 12 tuần sau sinh hoặc hơn.

băng huyết sau sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của băng huyết sau sinh

Các triệu chứng thường bao gồm:

- Chảy máu nhiều từ âm đạo, rỉ ra liên tục, không ngừng theo thời gian

- Nhịp tim tăng lên, cảm thấy yếu ớt khi đứng và tăng nhịp hô hấp.

- Khi mất nhiều máu hơn, thai phụ có thể cảm thấy lạnh, huyết áp giảm và có thể bất tỉnh.

- Sản phụ cũng có thể bị sốc tuần hoàn với các triệu chứng như nhìn mờ, da lạnh và sần sùi, lú lẫn và cảm thấy buồn ngủ.

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Có 3 giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ gồm: cổ tử cung xóa mở, sổ thai và sổ nhau – cầm máu.

Tử cung sẽ co hồi lại sau khi sổ thai để giảm thể tích. Nhau thai không có tính đàn hồi nên khi tử cung thu nhỏ sẽ làm cho nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Từ nơi nhau bám máu sẽ chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau và làm cho nhau tiếp tục bong ra. Nhau sẽ từ từ được tống ra ngoài thông qua các cơn co của tử cung.

Cơ thế thông thường là sau giai đoạn sổ nhau, tiến trình co thắt của tử cung sẽ bắt đầu, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của cung tại vị trí nhau bám kết hợp với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể để tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp nhưng chảy máu.

Băng huyết sẽ xảy ra khi tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và không sổ ra ngoài.

Băng huyết sau sinh

Nguyên nhân gây nên băng huyết sau sinh sẽ bao gồm:

Đờ tử cung

Tình trạng tử cung không có khả năng co bóp, dẫn đến chảy máu liên tục. Việc mô nhau thai còn sót lại và nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ gây đờ tử cung.

Đờ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sinh.

Tổn thương đường sinh dục

Tổn thương ống sinh bao gồm tử cung, cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn có thể xảy ra ngay cả khi quá trình sinh nở được theo dõi đúng cách.

Bất thường bánh nhau

Các trường hợp nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo đều có thể gây băng huyết sau sinh. Bên cạnh đó, bánh nhau có diện tích lớn khi bong ra cũng sẽ khiến máu chảy nhiều gây băng huyết sau sinh.

Huyết khối

Rối loạn chảy máu xảy ra khi không đông được máu. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, sốt khi mang thai, chảy máu trước khi sinh và bệnh tim.

Cách xử trí và phòng ngừa băng huyết sau sinh

Cách xử trí băng huyết sau sinh

Oxytocin thường được sử dụng ngay sau khi sinh em bé để ngăn ngừa băng huyết sau sinh. Có thể dùng misoprostol ở những nơi không có sẵn oxytocin.

Kẹp dây rốn sớm không làm giảm rủi ro và có thể gây thiếu máu cho em bé, do đó thường không được khuyến khích.

Xử trí tích cực giai đoạn 3 là phương pháp rút ngắn giai đoạn từ khi sinh em bé đến khi sổ nhau thai. Giai đoạn này là lúc mẹ có nguy cơ mắc băng huyết sau sinh. Xử trí tích cực bao gồm việc cho uống một loại thuốc giúp tử cung co lại trước khi sổ nhau thai bằng cách kéo dây rốn nhẹ nhàng đồng thời tạo áp lực lên vùng bụng dưới để hỗ trợ tử cung (kéo dây rốn có kiểm soát).

Kích thích núm vú và cho con bú sẽ kích hoạt giải phóng oxytocin tự nhiên trong cơ thể, do đó các chuyên gia khuyến khích trẻ bú sớm sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ băng huyết sau sinh cho người mẹ.

Phòng ngừa băng huyết sau sinh

Thai phụ cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa băng huyết sau sinh gồm:

  • Khám thai định kỳ

    theo lịch đầy đủ của bác sĩ
  • Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có;

  • Phòng ngừa thiếu máu bằng cách bổ sung sắt, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ

  • Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng;

  • Cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở…

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay