Bảng đánh giá sàng lọc tự kỷ cho trẻ em (M-CHAT)

Bảng đánh giá sàng lọc tự kỷ cho trẻ em (M-CHAT)

27-03-2024

Bảng kiểm M-CHAT là công cụ hiệu quả giúp các bậc phụ huynh có thể tự đánh giá tầm soát tự kỷ cho trẻ ở nhà. Từ đó giúp hỗ trợ phát hiện tình trạng bệnh để có phương hướng can thiệp kịp thời.

Bảng đánh giá M-CHAT là gì?

Bảng đánh giá M-CHAT là công cụ giúp tầm soát trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD). Thông qua bảng hỏi này, người đánh giá có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ từ 18 tháng tuổi. Từ đó, có hướng xử trí và điều trị phù hợp.

M-CHAT được sử dụng rộng rãi trên Thế Giới, được Tổ chức Tự kỷ và Trung tâm phòng chống dịch bệnh khuyến nghị. 

Bảng đánh giá M-CHAT giúp sàng lọc nguy cơ tự kỷ và một số nguy cơ mắc các rối loạn phát triển khác

Đối tượng nên sử dụng bảng đánh giá M-CHAT

M-CHAT là bảng hỏi được sử dụng để đánh giá những nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Bảng đánh giá này được thiết kế để cha mẹ và các bác sĩ chuyên khoa phát hiện tối đa các trường hợp trẻ có nguy cơ hay không.

Bảng hỏi có thể phát hiện tối đa các nguy cơ tự kỷ ở trẻ em, nên cũng có trường hợp trẻ gặp tình trạng dương tính giả. Để tránh tối đa tình trạng này, phụ huynh sau khi tiến hành tham gia sàng lọc tại nhà cần thực hiện lại phương pháp này lần nữa với sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Bảng đánh giá M-CHAT sàng lọc nguy cơ tự kỷ

Dưới đây là bảng đánh giá nguy cơ tự kỷ M-CHAT. Phụ huynh có thể căn cứ theo các vấn đề được đặt ra để phỏng đoán vấn đề tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, bảng hỏi này không thay thế được chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ nên phụ huynh cần cho trẻ đi khám chuyên khoa sau đó.

Cha mẹ hãy nghĩ, quan sát về các cư xử thường xuyên của trẻ để trả lời các câu hỏi dưới đây. Các câu hỏi dưới đây đề cập về những điều có thể có ở trẻ. Nếu hành vi nào rất ít có ( chỉ thấy 1 – 2 lần ) thì coi như không có.

STT

Nội dung

Không

1.Trẻ có thích được đu dưa hoặc bật lên trên đầu gối bạn không?  
2.Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?  
3.Trẻ có thích leo trèo không ? ( vd : cầu thang,...?)  
4.Trẻ có thích chơi ú òa hoặc tìm một đồ vật bị dấu không?  
5.Trẻ có biết chơi giả vờ vd: nói điện thoại, chăm sóc búp bê hoặc chơi trò giả vờ khác không?  
6.Trẻ có sử dụng ngón chỏ để chỉ hoặc để yêu cầu điều gì đó không?  
7.Trẻ có chỉ bằng ngón chỏ để thể hiện sự quan tâm đến cái gì không?  
8.Trẻ có thể chơi phù hợp với đồ chơi (xe ô tô, xếp khối...). Mà không bỏ vào miệng, không chơi rập khuôn hoặc không ném đi?  
9.Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến để chỉ cho bạn thấy không?  
10.Trẻ có nhìn vào mắt bạn nhiều hơn 2 giây không?  
11.Trẻ có vẻ như quá nhạy cảm với tiếng động không?(vd: bịt tai)  
12.Trẻ có cười để đáp lại nụ cười của bạn không?  
13.Trẻ có bắt chước bạn không ? (vd: trẻ bắt chước nhăn mặt  không?)  
14.Trẻ có đáp ứng khi bạn gọi tên trẻ không?  
15.Khi bạn chỉ một đồ chơi trong phòng, trẻ có nhìn theo không?  
16.Trẻ có bước đi bình thường không?  
17.Trẻ có nhìn theo đồ vật mà bạn đang nhìn không?  
18.Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường gần vào mặt trẻ không?  
19.Trẻ có cố gắng thu hút chú ý của bạn vào hoạt động của trẻ không?  
20.Có bao giờ bạn băn khoăn liệu con bạn có bị điếc không?   
21.Trẻ có hiểu điều người khác nói với trẻ không?  
22.Đôi khi trẻ có nhìn đăm đăm vào cái gì đó hoặc đi lang thang không chủ đích không?  
23.Trẻ có nhìn thăm dò vào mắt bạn để xem phản ứng của bạn thế nào khi trẻ gặp phải một tình huống không quen thuộc không?  

Hướng dẫn chấm điểm đánh giá sàng lọc tự kỷ M-CHAT

Các phụ huynh thông qua câu hỏi từ bảng hỏi M-CHAT và đánh giá nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể chấm điểm theo hướng dẫn sau:

  • Cộng 1 điểm cho trẻ nếu như câu trả lời là “có”, không cộng điểm nếu câu trả lời là “không”.
  • Nếu câu trả lời là “không” cho tất cả các câu, ngoại trừ câu 2, 5 và 12 – cho thấy nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ.
  • Kết quả các câu: 18, 20, 22, 23 có ý nghĩa ngược lại so với các câu khác. Phụ huynh hãy lưu ý.

Nguy cơ thấp

Trẻ có nguy cơ thấp khi có tổng điểm sau khi trả lời bảng đánh giá M-CHAT là 0 – 2 điểm. Tuy nhiên, phụ huynh nên cho trẻ trả lời lại bảng hỏi nếu như trẻ chưa được 24 tháng tuổi, và lần thực hiện tiếp theo rơi vào sau sinh nhật 2 tuổi của trẻ. 

Ngoài ra, nếu nằm trong nhóm nguy cơ thấp, thì cha mẹ chưa phải đưa trẻ đi khám ngay. Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám nếu trong tương lai có nghi ngờ về nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.

Nguy cơ trung bình

Trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ ở mức trung bình, nếu như tổng điểm khoảng từ 3 – 7 điểm. Với trường hợp này, phụ huynh có thể thực hiện bảng hỏi giai đoạn thứ 2 của bảng M-CHAT để có thông tin tầm soát chuyên sâu hơn. Trong trường hợp trẻ cần làm tới bảng M-CHAT thứ 2, có nghĩa là trẻ cần phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tiến hành sàng lọc.

Cách thức đọc bảng hỏi giai đoạn 2 như sau:

  • Điểm tổng kết bằng 2 hoặc cao hơn: kết quả dương tính và cần có phương án chẩn đoán với bác sĩ chuyên khoa.
  • Điểm từ 0 – 1: trẻ có kết quả âm tính. Trẻ chưa cần đi khám nhưng cần theo dõi nguy cơ.
  • Thực hiện sàng lọc lại trong thời gian từ 3 – 6 tháng tới.

Nguy cơ cao

Những trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ cao có tổng điểm từ 8 – 20 điểm. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý với các câu trả lời là “có” ở các câu 2, 5 và 12. Phụ huynh nên cho trẻ đi đánh giá chẩn đoán tự kỷ sớm nhất với bác sĩ chuyên khoa tâm lý.

Lưu ý khi đánh giá tự kỷ bằng M-CHAT

Bảng M-CHAT chỉ có tác dụng sàng lọc/ hỗ trợ chẩn đoán.

  • Người đánh giá trả lời cho thang đo cần là người chăm sóc trẻ trên 6 tháng trở lên.
  • Cần kết hợp thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ để chẩn đoán tự kỷ. Phụ huynh tuyệt đối không dựa vào kết quả trên bảng hỏi để đánh giá bệnh của trẻ.
  • Các kết quả trên bài test có thể bị sai lệch so với thực tế do một số người đánh giá có thể không muốn thừa nhận/ hoặc không đủ thông tin để trả lời các vấn đề được đề cập trong bảng hỏi.

Bảng đánh giá sàng lọc tự kỷ M-CHAT nên được thực hiện sớm từ lứa tuổi 18 – 24 tháng tuổi để không bỏ lỡ khoảng thời gian tốt nhất để chẩn đoán và can thiệp. Điều này đóng vai trò quan trọng giúp trẻ gia tăng hiệu quả phát triển cải thiện kỹ năng trong tương lai.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Cơ sở chuyên khoa liên quan

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay