Bà bầu tê tay có nguy hiểm không?

Bà bầu tê tay có nguy hiểm không?

20-03-2021

Mang thai làm thay đổi cơ thể của người phụ nữ với một mức độ đáng kể, trong đó phổ biến hơn cả là tình trạng bà bầu tê tay.  Có rất nhiều nguyên nhân gây đến hiện tượng này và về lâu dài có thể cản trở nhiều hoạt động thường ngày của thai phụ.

Những dấu hiệu tê tay ở mẹ bầu

Không có gì ngạc nhiên khi một số phụ nữ mang thai gặp phải các triệu chứng bất thường trong suốt chín tháng thai kỳ. Dù bà bầu tê tay có thể không phải là một trong những triệu chứng mang thai điển hình, nhưng tình trạng này tương đối phổ biến, thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 3. Ở một số mẹ bầu, do bệnh lý hoặc thể trạng, có thể bị tê tay ngay từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Triệu chứng này thường xảy ra khi mẹ bầu cầm nắm một vật gì đó quá lâu. Đặc biệt, bà bầu tê tay có thể rõ ràng hơn khi vừa thức giấc buổi sáng.

Những dấu hiệu thường thấy:

  • Cảm giác như kiến bò hoặc râm ran ở cánh tay hoặc lòng bàn tay

  • Nóng, đau và thậm chí là mất cảm giác tạm thời ở vùng bị tê

Ngoài cánh tay, mẹ bầu có thể còn có thể bị tê chân, hông, đùi, thắt lưng. Thậm chí, trong trường hợp nặng, tình trạng tê bì có thể xuất hiện cả ở lưỡi, bụng và mặt.

3 nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay

Bên cạnh những nguyên nhân như tăng cân quá mức trong thai kỳ, giãn mạch máu, thiếu chất và ít vận động thì bà bầu tê tay còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm:

Huyết áp thấp 

Huyết áp thấp có thể giảm thiểu lưu lượng máu quay trở lại từ các chi. Khi các mô không nhận được đủ lượng máu trong một khoảng thời gian dài, các dây thần kinh sẽ phản ứng lại bằng cảm giác tê và ngứa râm ran, từ đó khiến bà bầu tê tay.

Huyết áp thấp có thể khiến bà bầu bị tê tay Huyết áp thấp có thể khiến bà bầu bị tê tay

Trong trường hợp này, bà bầu có thể siết chặt bàn tay thành nắm đấm liên tục và di chuyển cánh tay để giúp giảm nhẹ hiện tượng tê. Nếu mẹ bầu thấy tình trạng tê tay kéo dài quá mức và có cản trở đến hoạt động/ sinh hoạt hằng ngày, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271

 hoặc điền vào form dưới đây

Khớp dịch chuyển

Các chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng trong số các hormone do cơ thể sản xuất khi mang thai, có một loại sẽ tạo ra nhằm nới lỏng các khớp. Hormone này có tên là relaxin, có chức năng giúp xương chậu của bà bầu mở ra sẵn sàng cho em bé đi qua trong giai đoạn chuyển dạ sinh.

Tuy nhiên, relaxin không chỉ xuất hiện giới hạn ở các khớp xương chậu mà có thể tác động lên các khớp khác trong cơ thể mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai đôi lúc sẽ cảm thấy bản thân di chuyển linh hoạt hơn so với trước. Tuy nhiên, kết quả của việc nới lỏng khớp này là các dây thần kinh có thể bị chèn ép khi xương di chuyển ra khỏi vị trí cố định dẫn đến cảm giác ngứa ran. Thêm vào đó, tư tế ngủ của phụ nữ mang thai thường là ngủ nghiêng thay vì việc nằm ngửa, vì vậy các khớp vai có thể bị thay đổi và đè lên dây thần kinh, dẫn đến hiện tượng bà bầu tê tay.

Tình trạng bà bầu tê tay có thể do khớp dịch chuyển Tình trạng bà bầu tê tay có thể do khớp dịch chuyển

Nếu muốn cải thiện tình trạng nêu trên, mẹ bầu nên nghỉ ngơi trên chiếc nệm mềm và thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm:

Hội chứng ống cổ tay 

Bà bầu tê tay, ngứa hoặc thậm chí đau nhức cánh tay trong quá trình mang thai có khả năng là do hội chứng ống cổ tay gây ra. Hội chứng này được xem là khá phổ biến đối với nhiều mẹ bầu. Thông thường, tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở cổ tay khiến cho dây thần kinh chạy xuống bàn tay và ngón tay bị chèn áp, từ đó gây nên tình trạng ngứa ran và tê tay. Thai phụ cũng có thể thấy khả năng cầm nắm đồ vật trở nên yếu hơn cũng như gặp khó khăn khi di chuyển ngón tay như bình thường.

Hội chứng ống cổ tay thường xảy ra chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba, ảnh hưởng nhiều đến bàn tay thuận của mẹ bầu, đặc biệt là ở ngón giữa và ngón trỏ. Nếu mẹ đã từng mắc phải tình trạng này trước đây thì rất có khả năng gặp lại nó ở lần mang thai tiếp theo và có thể trở nặng hơn sau khi sinh con.

Một số yếu tối nguy cơ của hội chứng ống cổ tay dẫn đến bà bầu tê tay có thể gồm: 

  • Mang đa thai
  • Thừa cân trước khi mang thai
  • Ngực bắt đầu phát triển vượt mức trong thời gian bầu bí
    Ngực bắt đầu phát triển vượt mức cũng là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay Ngực bắt đầu phát triển vượt mức cũng là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Giải pháp cho bà bầu bị tê tay

Sau đây là một số phương pháp giảm đau cho bà bầu tê tay mà mẹ bầu có thể áp dụng:

Bấm huyệt nội quan 

Bấm huyệt nội quan có thể hỗ trợ mẹ bầu giảm tê tay. Nếu cả hai tay đều bị ảnh hưởng, mẹ hãy nhờ người thân giúp bạn bấm huyệt nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Tìm huyệt này bằng cách sau:

  • Chụm 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út lại với nhau và đặt chúng nằm ngang trên đầu cổ tay

  • Huyệt nội quan sẽ nằm ở giữa cổ tay, nơi ngón cái cảm nhận được 2 gân lớn

  • Nhấn mạnh điểm này trong 10 giây, xoa bóp nhẹ nhàng lên dẫn phía bắp tay.

  • Lặp lại lần nữa với tay còn lại. 

Không những hỗ trợ điều trị cho bà bầu tê tay, huyệt nội quan còn có khả năng giúp thai phụ ngủ ngon giấc hơn hoặc thậm chí chống say xe mà không cần dùng thuốc.

Sử dụng thảo mộc

Trà thảo mộc không những giúp mẹ thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm. Tuy nhiên, đừng uống nhiều hơn một tách vào buổi tối nhé. Dù có tác dụng an thần nhưng việc lạm dụng quá mức cũng sẽ khiến mẹ bầu thao thức suốt đêm.

Trà thảo mộc không những giúp mẹ thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm Trà thảo mộc không những giúp mẹ thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm

Ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị tê tay

Để phòng ngừa tình trạng bị tê tay khi mang thai, mẹ bầu nên cố gắng ăn theo chế độ lành mạnh nhất có thể và giữ cân nặng ở mức ổn định. Nên hạn chế muối, đường và chất béo trong thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước, ăn trái cây và rau quả mỗi ngày. Các thực phẩm giàu vitamin B6 cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của hệ thần kinh giúp giảm triệu chứng ở bà bầu tê tay, chẳng hạn như:

  • Tỏi

  • Hạt phỉ

  • Hạt hướng dương và hạt vừng

  • Thịt nạc (thịt lợn, thịt cừu…)

  • Rau xanh đậm (bông cải xanh, rau ngót, cải xanh…)

  • Cá chứa nhiều dầu chẳng hạn như cá thu, cá ngừ, cá hồi…

Cách hạn chế tình trạng bà bầu tê tay trong các tháng cuối

Để hạn chế tình trạng bà bầu tê tay trong các tháng cuối, thai phụ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Bổ sung Vitamin và khoáng chất 

Thai phụ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và thu nạp đầy đủ các khoáng chất cần thiết. Việc thiếu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng có thể làm yếu cơ và tăng tình trạng tê. 

Liều lượng vitamin và khoáng chất cần bổ sung như sau:

  • Canxi 800 -1000mg/ngày

  • Acid folic 400mcg/ngày

  • Vitamin A 800 mcg/ngày

  • Vitamin D10mcg/ngày

  • Vitamin B21,4 mg/ngày

  •  Vitamin C 80mg/ngày

  • Kẽm 15mg/ngày...

Ngoài ra có thể kể đến các thực phẩm như: trứng, sữa, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, hoa quả... là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu tê tay.

Bà bầu cần bổ sung vitamin và khoáng chất trong thai kỳ mang thai Bà bầu cần bổ sung vitamin và khoáng chất trong thai kỳ mang thai

Thường xuyên tập luyện thể dục

Việc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập kéo giãn cơ, thắt lưng, tay và chân sẽ rất tốt cho bà bầu tê tay chân. Mẹ có thể tham khảo thêm các bài tập yoga cho phụ nữ mang thai để giúp lưu thông khí huyết, tăng độ dẻo dai và giảm tình trạng cứng khớp.

Ngoài ra, massage lòng bàn tay, ngâm tay - chân vào nước ấm sẽ giúp triệu chứng tê tay khi mang thai tháng cuối giảm đáng kể.

Thay đổi tư thế phù hợp cho bà bầu

Ít vận động là một trong những nguyên nhân gây tê tay ở phụ nữ mang thai. Để giảm triệu chứng nêu trên, mẹ bầu nên hạn chế việc đứng yên một chỗ, nằm ngủ một tư thế. 

Thay vào đó, mẹ bầu nên tập nằm nghiêng sang bên trái, thường xuyên thay đổi tư thế, kê chân cao trong lúc ngủ vừa giảm tê nhức, vừa giảm phù. Mẹ bầu nên lựa chọn nằm giường mềm, kê nhiều gối để có cảm giác thoải mái khi thay đổi tư thế và an toàn cho thai nhi.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay