Bà bầu bị sốt ảnh hưởng như thế nào đối với thai nhi?

Bà bầu bị sốt ảnh hưởng như thế nào đối với thai nhi?

04-07-2020

Sốt là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Đây thường không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng đối với bà bầu thì cần hết sức cẩn trọng bởi vì bà bầu bị sốt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.

Xác định bà bầu bị sốt?

Sốt là phản ứng của cơ thể trước quá trình bệnh lý, biểu hiện rõ nhất là thân nhiệt tăng cao hơn 37 độ C. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường hô hấp, tiêu hóa và đường máu.

Sốt có nhiều mức độ khác nhau. Nếu sốt từ 37,5 - 38 độ C được coi là sốt nhẹ và ít ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt từ 38 độ C trở lên được cho là nặng. Nếu sốt kéo dài và không có mức độ thuyên giảm có thể gây nguy hiểm đến thai nhi: sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ… Do đó, cần đặc biệt lưu ý, đi khám ngay để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị sốt.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt

Có một vài nguyên nhân gây tình trạng bà bầu bị sốt như:

- Cảm cúm

- Nhiễm trùng đường tiểu

- Nhiễm trùng đường tiêu hóa

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên

- Viêm màng ối

- Nhiễm khuẩn Listeria

- Sảy thai do bị nhiễm trùng đường tiểu

Bà bầu bị sốt đôi khi không phải là tình trạng bình thường như những người khác mà nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường nguy hiểm. Vì vậy, cách tốt nhất, mẹ nên đi khám khi thấy có triệu chứng sốt.

Bà bầu bị sốt Sốt là tình trạng thường gặp và với bà bầu nó khá nguy hiểm

Bà bầu bị sốt có nguy hiểm không?

Sốt là tình trạng gây nguy hiểm cho mẹ bầu, chỉ là nhẹ hay nặng mà thôi. Nếu sốt cao trên 39,5 độ C còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Nếu bà bầu bị sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi là rất lớn. Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, sốt không còn quá nguy hiểm trừ trường hợp mẹ bầu bị sốt do nhiễm trùng tử cung.

Trong giai đoạn đầu mang thai sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa protein và một vài quá trình sinh lý khác. Hoạt động chuyển hóa protein luôn nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu giai đoạn này, mẹ bị sốt, nhiệt độ cơ thể từ 37 - 39,5 độ C sẽ làm cho protein đi sai lộ trình và hậu quả có thể khiến bạn bị sảy thai.

Với nhiều người, sốt được điều trị rất dễ dàng, chỉ cần uống kháng sinh là có thể khỏe trở lại. Tuy nhiên, với bà bầu, thuốc kháng sinh không phải là lựa chọn tốt vì nó ít nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là đối với những mẹ bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu.

Khi cảm thấy cơ thể đang bị sốt, việc mẹ cần làm đầu tiên là dùng khăn ấm lau khắp người để giúp giảm nhiệt. Mẹ có thể nằm nghỉ ngơi rồi đắp khăn ướt lên trán, má. Trường hợp mẹ bị sốt cao trên 38 độ thì nên lau bằng khăn nhúng với nước ấm. Mẹ hãy lau thật kỹ ở vùng cổ, ngực, bẹn và lau liên tục cho đến khi thân nhiệt giảm xuống còn dưới 38 độ C. Đặc biệt nhớ dùng nhiệt kế đo thân nhiệt liên tục.

Bà bầu bị sốt nên nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Tốt nhất hãy mở cửa sổ để không khí và gió mát bên ngoài thổi vào thay vì ngồi điều hòa. Gió tự nhiên sẽ giúp mẹ hạ sốt nhanh chóng.

Mẹ nên mặc quần áo vừa đủ, không cần ủ ấm quá nhiều nhưng cũng không được ăn mặc phong phanh. Nguyên nhân là vì nếu mặc quá nhiều sẽ khiến thân nhiệt tăng, làm tình trạng sốt nặng thêm. Nhưng nếu mặc quá mỏng manh thì đôi khi mẹ cảm thấy ớn lạnh và cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt để cân bằng. 

Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước khi bị sốt, có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây nhưng cần đảm bảo trái cây sạch, không chứa hóa chất. Nước cam giúp làm tăng sức đề kháng rất tốt nên mẹ ưu tiên uống loại nước này.

Khi bị sốt bà bầu nên uống nhiều nước Khi bà bầu bị sốt nên uống nhiều nước, nước lọc hoặc nước trái cây

Chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm khi bà bầu bầu bị sốt. Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Nếu trường hợp sốt quá cao và kéo dài, mẹ nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp. Nếu phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê cho mẹ loại thuốc phù hợp, an toàn cho thai nhi, mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Để có phương án phù hợp, mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Hồng Ngọc để thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng này. Mẹ có thể đăng kí nhận tư vấn thăm khám TẠI ĐÂY:

 

Lưu ý khi bà bầu uống thuốc hạ sốt

Mẹ bầu là đối tượng đặc biệt, cần lưu tâm khi cho sử dụng thuốc. Nguyên nhân là do một số loại thuốc có nguy cơ gây dị tật thai nhi, gây sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và gây sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bất kỳ loại thuốc không an toàn nào cũng có khả năng dẫn đến một trong 3 nguy cơ trên nên mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc hạ sốt.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt ở bà bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng thuốc, đúng liều và đúng cách. Chỉ cần một sơ sẩy nhỏ bạn có thể vô tình làm hại thai nhi, khiến con bị dị tật, thậm chí phải đình chỉ thai nghén khi chưa đủ tuần tuổi.

5 cách hạ sốt tại nhà an toàn cho bà bầu bị sốt 

Thay vì uống thuốc có nguy cơ gây hại cho thai nhi, bà bầu bị sốt có thể áp dụng một vài cách dưới đây để hạ sốt ngay tại nhà.

Khăn ấm và nước

Bà bầu bị sốt nên dùng khăn ngâm nước ấm để lau khắp cơ thể nhằm hạ nhiệt. Mẹ nên lau nhiều ở các vùng như cổ, nách, ngực, bẹn… Bên cạnh việc làm mát cơ thể, mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ nước. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc các loại nước trái cây, trong đó nước cam, nước bưởi nên được ưu tiên vì chúng có khả năng tăng sức đề kháng và giúp hồi phục sức khỏe tốt.

Húng quế

Mẹ bầu có thể lấy khoảng 20 lá húng quế và một thìa cà phê gừng băm vào 200ml nước đun sôi. Đun khoảng 5 phút, cho một ít mật ong vào rồi tắt bếp, đợi nước ấm là có thể uống được. Mẹ bầu nên uống 2 - 3 lần/ngày và uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng sốt.

Bà bầu bị sốt cần tuân thủ đúng phác đổ điều trị của bác sĩ Bà bầu bị sốt cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng được xem như một loại gel làm lạnh, có khả năng làm giảm nhiệt khá tốt. Lòng trắng trứng có thể làm giảm cơn sốt chỉ trong 30 phút mà rất an toàn với mẹ bầu.

Rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy 5 quả trứng rồi tách riêng lòng trắng. Đánh bông lòng trắng trứng rồi nhúng chiếc khăn mỏng vào phần trứng đã được đánh bông sau đó đắp khăn lên lòng bàn chân. Khi khăn khô, sờ thấy nóng thì thay bằng chiếc khăn khác hoặc để mát một lúc rồi nhúng lại vào phần lòng trắng trứng và đắp tiếp lên lòng bàn chân. Cứ vậy lặp đi lặp lại cho đến khi hết.

Giấm táo

Giấm táo chứa hàm lượng axit lớn, có tác dụng hạ sốt nhanh. Ngoài ra, giấm táo còn cung cấp nhiều khoáng chất giúp cơ thể hồi phục nhanh sau sốt.

Mẹ bầu chỉ cần cho khoảng 100ml giấm táo vào bồn nước ấm rồi ngâm mình từ 5 - 10 phút. Nhiệt độ cơ thể của mẹ sẽ giảm đi nhanh chóng. Nếu không có bồn tắm, mẹ bầu có thể pha nước sạch với giấm táo theo tỷ lệ 2:1 rồi nhúng khăn vào và đắp lên mặt, bụng hoặc lòng bàn chân.

Lá bạc hà

Bạc hạ có công dụng hạ thân nhiệt, hấp thu bớt nhiệt dư thừa của cơ thể. Mẹ bầu chỉ cần cho khoảng 5g lá bạc hà, vò nát rồi ngâm với 200ml nước nóng trong khoảng 10 phút. Sau đó, lọc lấy nước và cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào. Uống nước bạc hà 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.

Dinh dưỡng cho bà bầu bị sốt

Khi bà bầu bị sốt cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng và thuận lợi hơn. Trong thời điểm này, mẹ nên:

- Đảm bảo uống đủ nước để hạn chế nguy cơ mất nước khi cơ thể đang bị sốt. Mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

- Ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm tăng sức đề kháng như trái cây họ cam quýt, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

- Khi bị sốt mẹ bầu không nên ăn trứng vì trứng cung cấp hàm lượng protein lớn có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein, ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên lau cơ thể bằng khăn mát để giúp hạ nhiệt nhanh và nhớ kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế thường xuyên để có thể xử trí kịp thời phòng trường hợp sốt quá cao.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay