Hội chứng đường hầm cổ tay là gì

Hội chứng đường hầm cổ tay và những điều bạn cần biết

06-09-2024

Những cơn đau nhói và tê bì ở cổ tay có thể là dấu hiệu của hội chứng đường hầm cổ tay. Đây là tình trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả hội chứng này, giúp bảo vệ sức khỏe đôi tay và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng đường hầm cổ tay


Khái niệm hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng đường hầm cổ tay

Hội chứng đường hầm cổ tay là tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa khi nó đi qua đường hầm cổ tay. Đường hầm cổ tay là một không gian hẹp nằm ở vùng cổ tay, được bao bọc bởi các xương cổ tay và dây chằng ngang cổ tay. Khi có sự chèn ép hoặc áp lực gia tăng lên dây thần kinh giữa, người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng đau, tê bì và yếu ở cổ tay, bàn tay.

Những ai có nguy cơ cao mắc hội chứng đường hầm cổ tay

Những công việc như văn phòng, dây chuyền sản xuất hoặc chơi nhạc cụ đòi hỏi sự lặp đi lặp lại các động tác ở cổ tay thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc hội chứng đường hầm cổ tay.
Các yếu tố như nội tiết, cấu trúc cơ thể cũng liên quan đến hội chứng đường hầm cổ tay. Bởi vậy, phụ nữ trong độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, béo phì có thể gây ra viêm, sưng ở cổ tay, dẫn đến chèn ép dây thần kinh giữa và mắc đường hầm cổ tay.

Hội chứng đường hầm cổ tay do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân cơ học

Hội chứng đường hầm cổ tay thường do các nguyên nhân cơ học gây ra, bao gồm chấn thương hoặc các cử động lặp đi lặp lại ở cổ tay gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh giữa. Ví dụ, đánh máy trong thời gian dài, sử dụng công cụ rung lắc hoặc cầm nắm vật nặng liên tục có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh này.
Nguyên nhân khác (bệnh lý, thói quen sinh hoạt).

Nguyên nhân gây hội chứng đường hầm cổ tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đường hầm cổ tay

Ngoài các nguyên nhân cơ học, các yếu tố khác như bệnh lý và thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng. Bệnh tiểu đường và viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm, sưng tấy ở cổ tay, làm tăng áp lực lên dây thần kinh giữa. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ít vận động, thừa cân, chế độ ăn uống không cân bằng cũng có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng này.

Triệu chứng nhận biết hội chứng đường hầm cổ tay

Đau, tê ở cổ tay và bàn tay

Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng đường hầm cổ tay là đau, tê bì ở cổ tay, bàn tay và có thể lan lên cánh tay hoặc xuống ngón tay (đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón đeo nhẫn).

Thông thường thì vào ban đêm hoặc khi thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như đánh máy, cầm nắm dụng cụ, hoặc lái xe thì người bệnh sẽ thấy cơn đau tăng lên. Tê bì trở nên nghiêm trọng hơn khi cổ tay bị uốn cong trong một thời gian dài. Thậm chí, trong một số trường hợp, người bệnh có thể mất cảm giác hoàn toàn ở các ngón tay bị ảnh hưởng.

Yếu cơ, gặp khó khăn khi cầm nắm

Ngoài đau và tê bì, người mắc hội chứng đường hầm cổ tay có thể cảm thấy yếu ở bàn tay và cổ tay, đặc biệt ở ngón cái, gây khó khăn khi thực hiện các động tác đòi hỏi sức mạnh như vặn nắp chai, cầm nắm vật nặng, hoặc xoay chìa khóa. Một số trường hợp nghiêm trọng, các cơ ở gốc ngón cái có thể bị teo nhỏ do sự chèn ép kéo dài lên dây thần kinh giữa.
Trong một vài trường hợp, người bị hội chứng đường hầm cổ tay sẽ cảm thấy khó kiểm soát các cử động ở tay, dễ làm rơi đồ vật và sự vụng về hiện rõ. Các hoạt động hàng ngày như cầm bút, cầm điện thoại, hoặc cài nút áo trở nên khó khăn.

Điều trị hội chứng đường hầm cổ tay

Điều trị không phẫu thuật

- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây áp lực lên cổ tay có thể giúp giảm triệu chứng. Hạn chế sử dụng cổ tay trong các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc đòi hỏi sức mạnh.
- Thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm giúp giảm đau và sưng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc thuốc giãn cơ.
- Nẹp cổ tay: Đeo nẹp cổ tay vào ban đêm hoặc khi thực hiện các hoạt động gây áp lực lên cổ tay sẽ giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Nẹp cổ tay cũng giúp ngăn chặn cử động quá mức gây chèn ép dây thần kinh.

 

hội chứng đường hầm cổ tay

Thường xuyên thực hiện các bài tập giãn cơ để điều trị hội chứng đường hầm cổ tay

Thay đổi thói quen sinh hoạt

- Điều chỉnh tư thế làm việc: Nếu là nhân viên văn phòng, hãy ngồi đúng tư thế để tránh ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở cổ. Sử dụng bàn phím, chuột phù hợp với bàn tay để cảm thấy thoải mái. Đồng thời, cứ 30 phút làm việc hãy nhẹ nhàng duỗi và xoa bóp cổ tay từ 10 – 25 giây.
- Thực hiện các bài tập giãn cơ: Thường xuyên thực hiện các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho cổ tay, bàn tay. Các bài tập kéo giãn và xoay cổ tay sẽ giúp lưu thông máu, giảm áp lực lên dây thần kinh.

Điều trị bằng phẫu thuật

Trong các trường hợp mắc hội chứng đường hầm cổ tay nghiêm trọng mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, đau cổ tay kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày thì nên thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật giải phóng đường hầm cổ tay nhằm cắt bỏ phần dây chằng chèn ép lên dây thần kinh giữa, giảm áp lực và giải phóng dây thần kinh. Quy trình phẫu thuật thường ngắn, người bệnh có thể về nhà trong ngày. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng hồi phục của từng người.

Điều trị hội chứng đường hầm cổ tay tại BVĐK Hồng Ngọc

Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hội chứng đường hầm cổ tay sẽ giúp duy trì sức khỏe cho đôi tay của mình.

BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ đáng tin cậy trong điều trị hội chứng đường hầm cổ tay với nhiều phương pháp phù hợp cho từng tình trạng bệnh cụ thể.
- Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ trị liệu từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước, tu nghiệp tại Pháp, Nhật Úc,...
- Hệ thống thiết bị máy móc tập vật lý trị liệu được nhập khẩu Đức như: máy siêu âm xung, hệ thống máy vi sóng, máy giao thoa, bồn thủy trị liệu… Đặc biệt, Hồng Ngọc sở hữu dụng cụ phẫu thuật hiện đại giúp quá trình điều trị hiệu quả, hồi phục nhanh chóng.
- Đến với BVĐK Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; chủ động hẹn tái khám; lịch trình theo dõi cụ thể mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo số Hotline 0911858622 để đặt lịch khám hoặc biết thêm thông tin điều trị chuyên sâu về hội chứng đường hầm cổ tay. Đội ngũ chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc luôn sẵn sàng đồng hành trên con đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đôi tay.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/Coxuongkhophongngoc 
 

 

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay