Đau bụng dưới rốn cảnh báo những bệnh lý nào?

Đau bụng dưới rốn cảnh báo những bệnh lý nào?

17-05-2023

Đau bụng dưới rốn có thể do những nguyên nhân sinh lý bình thường tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, trong đó có các bệnh nguy hiểm tại đại tràng, ruột thừa, bàng quang, phụ khoa ở nữ giới… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết dưới đây.

Đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không?

Trong y học, ổ bụng được chia thành 2 vùng chính: vùng trên rốn gọi là thượng vị hay bụng trên, vùng dưới rốn gọi là vùng hạ vị hay bụng dưới, tương ứng với mỗi vùng sẽ có những cơ quan nội tạng tương ứng. Vùng bụng dưới có nhiều cơ quan quan trọng như: đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, phần phụ đối với cả nam giới và nữ giới… Đau bụng dưới rốn có thể xuất phát từ những tổn thương tại các cơ quan kể trên.

Ngược lại, đôi khi đau bụng dưới rốn cũng là triệu chứng của các bệnh lý thường gặp hoặc xuất hiện vào thời kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Do đó, đối với câu hỏi đau bụng dưới rốn có nguy hiểm không? Thì câu trả lời là tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi những biểu hiện bất thường ở vùng bụng dưới rốn kéo dài, ngày càng tăng nặng, thì người bệnh nên tới cơ sở y tế để thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn

dau-bung-duoi-ron 

Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiểu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau bụng dưới rốn là tình trạng phổ biến xảy ra đối với tất cả mọi người. Một số vấn đề về sức khỏe có thể gây ra hiện tượng bất thường này có thể kể đến như:

Đau bụng dưới rốn do nguyên nhân sinh lý

Đau bụng dưới rốn trong thời kỳ rụng trứng

Thường là ở giữa hai kỳ kinh, trong thời gian rụng trứng thường sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới rốn. Nguyên nhân được giải thích là do buồng trứng vào thời điểm này sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành cùng với máu và một số chất dịch khác, khiến cho phúc mạc bụng bị kích thích tạo thành cơn đau bụng dưới.

Trường hợp này là hiện tượng sinh lý bình thường, không nguy hiểm và thường sẽ hết sau vài giờ nghỉ ngơi.

Đau bụng dưới rốn trước và trong thời kỳ kinh nguyệt

Vào 1 - 2 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, một số chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới kèm theo một số biểu hiện tiền kinh nguyệt như:

  • Thèm ăn hoặc chán ăn thất thường

  • Buồn nôn

  • Đau lưng

  • Căng tức ngực

  • Nổi mụn

  • Uể oải, mệt mỏi.

Vào thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy lớp nội mạc tử cung ra ngoài, hiện tượng này xảy ra khi trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh. Theo đó, những chất thải từ trong cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể phụ nữ để đảm bảo sức khỏe của bạn. 

Đau bụng dưới rốn do nguyên nhân bệnh lý tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc căng thẳng stress kéo dài. Người bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,...

Táo bón

Người bệnh bị táo bón có thể bị đau bụng, buồn nôn, chán ăn và đầy hơi. Cơn đau do táo bón ảnh hưởng đến toàn bộ vùng bụng dưới nhưng người bệnh thường cảm nhận rõ ràng hơn ở bên trái – nơi ruột già nối với trực tràng.

Viêm dạ dày ruột 

Đây là tình trạng kích ứng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Bên cạnh triệu chứng chính là đau bụng dưới, người bệnh còn bị tiêu chảy và nôn mửa, thậm chí cả sốt và đau đầu.

Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra những cơn đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… mỗi khi ăn đồ tanh, lạnh hoặc tâm lý căng thẳng.

Bệnh thường hay xảy ra với những người ở độ tuổi dưới 45. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được cho là có liên quan đến những rối loạn thần kinh ở ruột, hoạt động co bóp ở ống tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột… Bệnh có thể bị tái phát nhiều lần nếu không được điều trị triệt để.

Loét dạ dày - tá tràng

Bệnh gây ra những cơn đau quặn thắt thường xuất hiện ở vùng giữa bụng/ đau bụng dưới rốn. Các triệu chứng đi kèm bao gồm buồn nôn, khó tiêu và ợ hơi. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị viêm loét nặng, có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đại tiện phân lẫn máu hoặc phân có màu đen, khó thở, giảm cân không chủ ý.

dau-bung-duoi-ron-2 

Loét dạ dày gây ra những cơn đau quặn thắt thường xuất hiện ở vùng giữa bụng

Viêm ruột thừa

Bệnh nhân có khả năng cao bị viêm ruột thừa nếu đau nhiều, tập trung ở bụng dưới phía bên phải. Trước đó, các cơn đau chỉ âm ỉ xung quanh rốn. Sau đó, ngoài đau bụng dưới, người bệnh còn có các triệu chứng đi kèm khác như: nôn, sốt, không muốn ăn, bụng sưng to…

Viêm ruột thừa nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong do viêm phúc mạc toàn thể và nhiễm trùng huyết. Do đó, nếu có các triệu chứng tương ứng như trên, người bệnh cần cảnh giác và phải đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.

Đau bụng dưới rốn do các bệnh lý khác

Sỏi thận, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang

Sỏi là cục cứng có kích thước như hạt cát, viên sỏi to, thậm chí to bằng nắm tay, được tạo thành do chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận và bàng quang. 

Khi sỏi di chuyển từ thận qua niệu quản tới bàng quang có thể gây ra những cơn đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu. Lúc này nước tiểu của bệnh nhân có thể có màu hồng hoặc đỏ như máu, kèm với đó là hiện tượng bí tiểu, tiết rắt, dòng tiểu bị tắc nghẽn.

Trường hợp ung thư bàng quang có thể gây đau bụng dưới do sự xuất hiện của các tế bào bất thường bên trong bàng quang. Ngoài triệu chứng đau tức ở vùng dưới rốn, bệnh lý này còn gây nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, phù bàn chân. Nước tiểu cũng có màu sắc bất thường do có lẫn máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh xảy ra khi vi trùng, vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E-coli tấn công vào đường tiết niệu và di chuyển sâu vào bàng quang, niệu quản, gây ra triệu chứng đau bụng, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu…

Đây là bệnh phổ biến, có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì vi trùng, vi khuẩn sẽ lây lan đến thận, gây tổn thương thận vĩnh viễn.

U nang buồng trứng

Triệu chứng đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo bệnh lý u nang buồng trứng. U nang là những khối u được bao bọc bởi lớp màng mỏng, bên trong chứa dịch lỏng, thùy… Đa số u nang buồng trứng là lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u nang có thể tiến triển thành tế bào ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới là do khối u gia tăng kích thước, chèn ép phần bụng dưới, các bộ phận trong khoang bụng bị đè nén dẫn đến đau bụng, căng tức, khó chịu. Ngoài ra, cảm giác đau bụng do u nang có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 30-40 tuổi, với biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục…

Nguyên nhân được lý giải là do sự gia tăng bất thường của nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Do đó, nếu cảm nhận được những cơn đau bụng bất thường kèm những biểu hiện trên, chị em để chú ý và cẩn thận với sự xuất hiện của các khối u xơ.

dau-bung-duoi-ron-4 

U xơ tử cung thường có biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục…

Viêm tuyến tiền liệt

Đây là bệnh lý thường xảy ra ở nam giới do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn vào tuyến tiền liệt. Viêm, sưng tuyến tiền liệt có thể gây đau vùng bụng dưới kèm theo các triệu chứng như: sốt, buồn nôn, đau quanh gốc dương vật, tinh dịch có máu…

Viêm tiền liệt tuyến nếu không được điều trị sớm và triệt để có thể sẽ kéo theo các vấn đề về niệu đạo, làm tăng áp lực cho bàng quang, rối loạn bài tiết, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng thận.

Một vài trường hợp viêm nhiễm tuyến tiền liệt mạn tính còn làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy, đau bụng dưới rốn là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. 

Do đó, người bệnh không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường ở bụng. Khi cơn đau bụng xảy ra thường xuyên, đau dữ dội, cơn đau không thuyên giảm, kéo dài đến 2 - 3 ngày thì cần đến cơ sở y tế, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các biện pháp thăm dò chẩn đoán như siêu âm, x-quang, chụp CT, nội soi… để tìm nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. 

Khi bị đau bụng dưới rốn cần làm gì?

Theo các chuyên gia y tế, khi bị đau bụng dưới rốn, người bệnh cần:

  • Xoa dịu cơn đau bằng cách tạm dừng công việc đang làm. Nếu tình trạng đau tăng nặng, hoặc đau dữ dội, nên nhanh chóng báo cho người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời

  • Uống một cốc lớn nước ấm, có thể thả thêm vài lát gừng tươi để tăng hiệu quả giảm đau.

  • Sử dụng túi chườm nóng, có thể thay thế bằng khăn hoặc chai nước ấm.

  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh mặc quá chật khiến cơn đau dữ dội hơn

  • Không sử dụng thuốc giảm đau hay áp dụng bài thuốc dân gian khi chưa biết chính xác nguyên nhân

  • Ăn nhiều rau xanh, đồ ăn dễ tiêu, đồ ăn loãng, không ăn đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, cay nóng, không uống rượu bia hoặc đồ uống có chứa cafein, đồ uống có gas

  • Bổ sung thêm sữa chua và vitamin, uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa

Đặc biệt, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh cùng những triệu chứng đi kèm và đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sớm để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả.

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn mà mức độ đau của bệnh nhân sẽ khác nhau cũng như có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài.

Do đó, bệnh nhân chú ý quan sát các triệu chứng và đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu thấy cơn đau có dấu hiệu trở nên trầm trọng hay kéo dài hơn bình thường, kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như:

  • Sốt
  • Buồn nôn, nôn
  • Nước tiểu đổi màu, đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ
  • Dịch tiết âm đạo bất thường

Chẩn đoán đau bụng dưới rốn như thế nào?

Bên cạnh việc khai thác thông tin về tình trạng bệnh hay thăm khám lâm sàng tại chỗ đau, bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như:

  • Xét nghiệm công thức máu

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Siêu âm

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

  • Nội soi dạ dày, đại tràng

dau-bung-duoi-ron-4 

Nội soi dạ dày - đại tràng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn

Bị đau bụng dưới rốn nghi ngờ do bệnh lý tiêu hóa nên thăm khám ở đâu?

Hiện tại, Trung tâm Tiêu hóa - BVĐK Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ, được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để điều trị các bệnh lý về tiêu hóa và tầm soát ung thư dạ dày với:

  • Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh - hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

  • Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất hiện nay giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa

  • Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn

  • Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định

  • Dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa và thực hiện các ca tiểu phẫu như nội soi cắt trĩ; cắt polyp dạ dày, đại tràng, trực tràng; lấy dị vật đường tiêu hóa hay những ca đại phẫu như khâu lỗ thủng dạ dày, ruột non; cắt ruột thừa, túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…

  • Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*

  • Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo.

Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:

  • BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

  • BVĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

  • Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng

Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa - Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay