7 cách khắc phục mồ hôi trộm ở bà bầu

7 cách khắc phục mồ hôi trộm ở bà bầu

28-02-2020
Ngoại khoa

Mồ hôi trộm ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Ra mồ hôi trộm khi đang mang thai có ảnh hưởng gì không và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc giải đáp những thắc mắc này nhé!

Mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở bà bầu

Tuyến mồ hôi được điều hành bởi thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến mồ hôi thải ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, những khi cơ thể ở trạng thái tĩnh, là khi cơ thể hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ mồ hôi thì dân gian gọi đó là mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi hoạt động dưới da. Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.

Nếu bạn từng bị mồ hôi trộm trước khi mang thai, bạn có xu hướng bị nặng hơn khi mang bầu. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chăm sóc bản thân tốt hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mồ hôi trộm ở bà bầu

Mồ hôi trộm ở bà bầu Mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến ở bà bầu

Thay đổi hormone làm mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra mồ hôi trộm ở bà bầu. Hàm lượng estrogen thấp và progesteron tăng cao khiến vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động kém, kết quả là bà bầu cảm thấy nóng hơn và bị đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra tương tự khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, nồng độ corticoid trong máu của thai phụ tăng lên làm tuyến thượng thận hoạt động quá mức, gây đổ mồ hôi vào ban đêm.

Ngoài ra, tình trạng mồ hôi trộm ở bà bầu còn xuất phát từ các nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Thay đổi tuyến giáp: Khi mang thai, chức năng của một vài bộ phận trong cơ thể có thể thay đổi, trong đó nhiều chị em gặp phải hội chứng suy giáp hoặc cường giáp

    . Trong trường hợp không xử lý kịp thời, các bệnh lý về tuyến giáp không chỉ gây mồ hôi trộm ở bà bầu mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe thai nhi. 
  • Thuốc: Trong quá trình mang thai, nếu bà bầu sử dụng các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống buồn nôn,... có thể làm gia tăng nhiệt độ cơ thể và dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

  • Thói quen ăn uống: Một nguyên nhân khác gây đổ mồ hôi trộm ở bà bầu là do ăn quá nhiều đồ cay nóng và tiêu thụ thực phẩm có chứa caffeine

    làm tăng tiết mồ hôi.

Liên hệ hotline 0919 645 271 hoặc điền thông tin vào form dưới đây để nhận tư vấn thai sản trọn gói cùng các bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm

Ra mồ hôi trộm ở bà bầu có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ thắc mắc không biết ra mồ hôi trộm ở bà bầu có nguy hiểm không? Trên thực tế, đổ mồ hôi trộm khi mang thai không có ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Thông thường tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi sinh - khi nội tiết tố về lại mức cân bằng. 

Vấn đề lớn nhất với thai phụ bị mồ hôi trộm là ngủ không ngon. Bạn có thể bị tỉnh giấc giữa đêm trong bộ đồ ngủ ướt sũng mồ hôi. Nếu đổ quá nhiều mồ hôi, bạn nên ra khỏi giường, thay quần áo ngủ khác, hoặc thậm chí là thay ga trải giường. Điều này có vẻ hơi bất tiện nhưng tốt cho sức khỏe của bạn.

Mồ hôi trộm ở bà bầu Khắc phục sớm chứng ra mồ hôi trộm để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống

Trong trường hợp ra mồ hôi trộm kèm với đau tức ngực, khó thở, nổi mẩn ngứa và huyết áp tăng cao, mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ và đến các cơ sở y tế gần nhất để đc thăm khám kịp thời.

Tình trạng tăng tiết mồ hôi ở mẹ bầu kéo dài trong bao lâu?

Ra mồ hôi trộm ở bà bầu có thể xuất hiện đỉnh điểm vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai doạn mà nội tiết tố của phái đẹp có nhiều thay đổi nhất,. Thêm vào đó, thân nhiệt của mẹ bầu trong 3 tháng đầu sẽ tăng lên từ 0,5 - 1 độ để phù hợp với thai nhi. Ở nhiều chị em, tình trạng này còn kéo dài đến hết thai kỳ và sau khi sinh. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp do kiêng khem sau sinh không cẩn thận dẫn đến "bệnh mồ hôi trộm", nghĩa là luôn đổ mồ hôi vào ban đêm.

Tăng tiết mồ hôi ở mẹ bầu thường xảy ra vào ban đêm, khi cơ thể ngủ sâu và ở trong trạng thái tĩnh. Khi tỉnh dậy thai phụ thường thấy người đầm đìa mồ hôi, quần áo ướt, đặc biệt là vùng hạ đồi, nách và bẹn. 

Cách khắc phục mồ hôi trộm ở bà bầu

Có khá nhiều cách bạn có thể làm để giảm mồ hôi trộm ở bà bầu. Trong khi bạn không thể tránh hoàn toàn mồ hôi trộm thì bạn có thể giảm thiểu nó để có giấc ngủ ngon.

  • Nếu phòng ngủ ấm áp quá thì sẽ làm bạn đồ mồ hôi nhiều khi ngủ. Do đó, hãy mở cửa sổ, dùng quạt hoặc điều hoạt nhiệt độ tùy vào nơi bạn sống.

  • Nếu bạn mặc đồ ngủ và đắp chăn dày, bạn có thể ra quá nhiều mồ hôi.

Nên chọn đồ ngủ mỏng để không bị nóng quá. Chọn đồ ngủ bằng chất liệu cotton sẽ giúp bạn mát mẻ. Đừng đắp chăn nặng, dày. Chăn nhẹ và bằng cotton sẽ giúp ổn định thân nhiệt cho bạn, giảm đồ mồ hôi. Một số thai phụ nhận ra tắm nước ấm trước giờ ngủ và mặc quần áo ngủ mỏng sẽ bớt tiết mồ hôi ban đêm.

Mồ hôi trộm ở bà bầu Tập luyện thể thao nhẹ nhàng là cách để giảm tình trạng mồ hôi trộm

Vì đổ mồ hôi trộm ở bà bầu có thể làm bạn mất nước, do đó nên chuẩn bị khăn cotton, cốc nước cạnh giường. Khi bạn tỉnh giấc, bạn có thể lấy khăn lau mồ hôi và uống chút nước để làm cơ thể mát trước khi ngủ lại.

  • Nghỉ ngơi đủ là cách quan trọng để vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt. Nên đi ngủ sớm và đúng giờ. Phụ nữ mang thai cần giấc ngủ 8 tiếng mỗi đêm.

  • Thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới chứng mồ hôi trộm ở bà bầu.

Ví dụ, một lối sống lười vận động, thiếu lành mạnh làm mồ hôi trộm nặng thêm. Ngược lại, tập luyện đều đặn và đúng cách giúp nâng cao sức khỏe, duy trì hoạt động ổn định của các hormone và từ đó, khiến vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động hiệu quả, hạn chế mồ hôi ban đêm.

Một số đồ ăn mẹ bầu cần lưu ý khi bị mồ hôi trộm:

  • Hạn chế tối đa sử dụng caffeine, rượu và gia vị trong thực đơn hàng ngày. 

  • Không ăn đồ ngọt trước khi ngủ vì đường là một yếu tố tiềm ẩn gây mồ hôi trộm vì nó kích thích khả năng trao đổi chất;

Mẹ bầu có thể sử dụng đậu nành để bổ sung estrogen, hạn chế mồ hôi trộm.

Khi nào mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ?

Mặc dù mồ hôi trộm ở bà bầu thông thường không gây nguy hiểm đến thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu có thể phải đến gặp bác sĩ, bao gồm:

  • Thường xuyên ngứa ngáy, mẩn đỏ không rõ nguyên nhân

  • Mồ hôi quá nhiều ngay cả trong không gian mát mẻ

  • Mồ hôi trộm kèm sốt cao và tang nhịp tim. 

Những triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang mắc các bẹnh lý nguy hiểm. Vì thế, mẹ bầu cần đảm bảo khám thia định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và sớm phát hiện, xử lý những bất thường thai nhi. 

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay