đau mắt đỏ khi mang thai có nguy hiểm không?

đau mắt đỏ khi mang thai có nguy hiểm không?

09-06-2020
Sống khỏe

Đau mắt đỏ khi mang thai là bệnh lý rất thường gặp, dễ lây lan thành dịch bệnh. Theo các chuyên gia, tình trạng này mặc dù không gây nhiều ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại dễ khiến thai phụ khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc tốt có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau mắt đỏ khi mang thai là gì? 

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc do virus nhóm Adeno gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đặc biệt, do có thể lây lan qua đường hô hấp, hệ bài tiết và tiếp xúc thông thường nên rất dễ phát triển thành dịch trên phạm vi lớn.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ do khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ cũng yếu hơn nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Các chuyên gia cho biết, đau mắt đỏ khi mang thai cũng tương tự như đau mắt đỏ thông thường. Tình trạng này ở thai phụ có thể kéo dài khoảng 7 ngày và sau đó tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc thị lực một cách hợp lý thì có khả năng sẽ gây ra nhiều khó chịu với mẹ bầu. 

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ khi mang thai Đau mắt đỏ không chỉ gây khó chịu mà có thể làm giảm thị lực

Bệnh đau mắt đỏ khi mang thai có thể xuất phát 3 nguyên nhân chính là:

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như haemophilus, influenzae và staphylococcus có thể xâm nhập vào niêm mạc mắt gây viêm. Tình trạng này xảy ra do mẹ bầu sử dụng kính áp tròng sai cách hoặc dùng tay chưa sạch dụi mắt thường xuyên. 

  • Virus: Nguyên nhân chủ yếu nhất gây đau mắt đỏ khi mang thai là do virus nhóm Adeno. Thông thường, khi nhiễm virus, mẹ sẽ đau cả hai mắt cùng lúc và thấy ngứa ngáy mắt kéo dài. 

  • Dị ứng (lông động vật, bụi…): một số mẹ bầu bị dị ứng với lông chó hoặc lông mèo thể nhẹ thường biểu hiện là ngứa mắt, cộm và đỏ tạm thời. Tình trạng này sẽ biến mất nếu mẹ không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nữa. 

Ngoài ra, tình trạng đau mắt đỏ khi mang thai còn có thể do mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm với chất lượng không khí ở mức thấp. Cát hoặc bụi mụn từ không khí có thể gây ảnh hưởng đến kết mạc, trong thời gian dài gây viêm và dẫn đến đau mắt đỏ. 

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thai phụ hãy liên hệ với bác sĩ có chuyên môn và đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Đăng ký nhận tư vấn qua form dưới đây

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ khi mang thai

Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ cũng khác nhau. Cũng giống như những đối tượng khác, khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu sẽ có một vài biểu hiện sau:

- Đau mắt đỏ khi mang thai do virus:

  • Ngứa mắt, chảy nước mắt

  • Thị lực suy giảm

    ,

    nhạy cảm với ánh nắng

  • Nổi hạch trước tai

- Đau mắt đỏ do vi khuẩn:

  • Ra nhiều rỉ mắt màu xanh hoặc vàng vào buổi sáng

  • Khó mở mắt sau khi ngủ dậy

  • Viêm loét giác mạc trong trường hợp nặng

- Đau mắt đỏ do bị dị ứng:

  • Ngứa và chảy nước mắt liên tục

  • Ra nhiều rỉ ở 2 bên khóe mắt

  • Một số mẹ bầu có kèm tình trạng viêm mũi dị ứng. 

Đường lây truyền của bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Lây lan qua không khí. Đây là con đường lây lan nhanh nhất và dễn làm tình trạng đau mắt đỏ khi mang thai trở thành dịch cộng đồng. 

  • Tiếp xúc trực tiếp với rỉ mắt của người bệnh qua bắt tay, cầm nắm những vật dụng đã nhiễm nguồn gây bệnh

  • Sử dụng nguồn nước bẩn, ô nhiễm

Con đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ khá dễ dàng nên nó dễ trở thành dịch bệnh trên diện rộng.

Cách chữa đau mắt đỏ ở mẹ bầu

Dù không quá nguy hiểm nhưng đau mắt đỏ khi mang thai cũng khiến mẹ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày nên cần được chữa trị ngay nếu phát hiện bị bệnh.

Đau mắt đỏ khi mang thai Sử dụng thuốc nhỏ mắt giúp mẹ bầu giảm cộm mắt tức thì

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Đau mắt đỏ do virus: Có thể

    tự khỏi sau vài ngày. Mẹ bầu có thể chườm lạnh để giảm phù nề, nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo thường xuyên để làm sạch và bảo vệ mắt.

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bằng một vài loại

    thuốc kháng sinh

    , kháng viêm, thuốc mỡ tra mắt dành cho mẹ bầu không ảnh hưởng đến thai kỳ. 

  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Hãy tránh xa nguồn gây dị ứng và đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc giảm dị ứng và nước mắt nhân tạo để có thể giảm cảm giác ngứa, khó chịu ở mắt.

Tốt nhất, trong trường hợp mẹ bầu bị đau mắt đỏ khi mang thai, thai phụ nên nghỉ ngơi vài ngày để mắt được hồi phục và tránh lây bệnh. Trong trường hợp được kê đơn thuốc, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ có thể rửa mắt bằng dung dịch nước muối 0,9%. Tuy nhiên, cần đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ và không nên dụi lên mắt vì có thể sẽ lây nhiễm vi khuẩn và cọ xát gây tổn thương mắt. 

Đau mắt đỏ ở bà bầu có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây truyền và bà bầu là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu. Đau mắt đỏ ở bà bầu có nguy hiểm không chắc chắn là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ.

Các chuyên gia cho biết, đau mắt đỏ trong thời kỳ mang thai nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như viêm giác mạc, gây sẹo giác mạc và có nguy cơ làm giảm thị lực…

Tuy nhiên, tình trạng đau mắt đỏ, dù do bất cứ tác nhân nào đều rất ít gây ảnh hưởng đến thai nhi. Những loại virus, vi khuẩn gây đau mắt đỏ khi mang thai thường không tác động đến thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng và có thể an tâm để cho mắt được nghỉ ngơi và điều tiết nhẹ nhàng hơn. 

Bị đau mắt đỏ bà bầu nên ăn gì/kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ bầu bị đau mắt đỏ khi mang thai nên kết hợp chế độ ăn uống đúng cách để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

  • Thực phẩm nên ăn:

    Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A và tốt cho mắt như cà rốt, ớt chuông, dầu cá, quả việt quất, các loại rau xanh (trù rau muống)...

  • Thực phẩm nên kiêng:

    Nếu bị đau mắt đỏ, mẹ bầu nên tránh xa thực phẩm

    tanh như tôm, cá, chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, hạn chế ăn mỡ động vật và rau muống vì ăn rau muống sẽ sinh nhiều ghèn mắt.
Đau mắt đỏ khi mang thai Sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A là biện pháp giúp mẹ có thể ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ khi mang thai nếu để lâu, kéo dài có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này, làm giảm thị lực. Chính vì vậy, mẹ bầu cần thật sự đề cao việc phòng tránh bệnh kể cả khi những người xung quanh đang không có ai mắc bệnh.

Đau mắt đỏ khi mang thai Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả

Mầm bệnh đau mắt đỏ có thể tồn tại bên ngoài môi trường vài ngày nên rất khó phát hiện và dễ lây lan khi kể cả khi chưa có biểu hiện bệnh. Do đó, phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của chính mình.

Mẹ bầu cần:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;

  • Không nên dùng tay dụi mắt;

  • Nên dùng nước nhỏ mắt để dưỡng mắt mỗi ngày;

  • Không được dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người khác;

  • Khăn mặt cần được giặt sạch thường xuyên và phơi khăn ngoài nắng để hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong khăn;

  • Khi có dịch bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm;

  • Hạn chế đến nơi đông người, nơi có nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh như bệnh viện, trạm xá…;

  • Không nên sử dụng nguồn nước ô nhiễm;

  • Hạn chế đi bơi vì có thể lây nhiễm bệnh dễ dàng qua nước ở bể bơi;

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay