Tổng hợp những điều cần biết về u máu trong gan

Tổng hợp những điều cần biết về u máu trong gan

03-06-2020

U máu trong gan có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lý này cần được phát hiện sớm và điều trị để bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

U máu trong gan là bệnh gì?

U máu gan là một khối u lành tính trong gan, được tạo ra từ một mớ mạch máu trong gan hoặc bề mặt gan bị rối. Bệnh không có nguy cơ phát triển thành ung thư. U máu có thể là một khối hoặc nhiều khối, thường có kích thước nhỏ, không quá 5cm, hay xuất hiện ở gan phải và dưới bao gan.

Theo thống kê, có khoảng 5 - 7% người khỏe mạnh mắc chứng bệnh này. Trong đó, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới. U máu trong gan thường không có biểu hiện nên rất khó phát hiện. Chúng thường được phát hiện tình cờ khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, chụp cắt lớp hoặc siêu âm.

U máu trong gan thường không có triệu chứng nên không cần điều trị. Chỉ những khối u quá lớn mới cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 

U máu trong gan có nguy hiểm không?

U máu trong gan kích thước nhỏ sẽ không có gì nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu những u này phát triển lớn hơn sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến người bệnh.

  • U máu lan rộng

U máu trong gan không quá nguy hiểm nhưng với người bệnh là phụ nữ mang thai thì họ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng. Nguyên nhân là do khi mang thai, nội tiết tố nữ estrogen tăng cao sẽ khiến u máu phát triển to hơn. U máu lan rộng nhanh chóng và trở thành biến chứng phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai mắc phải.

  • Tổn thương gan

Đây là biến chứng dễ thấy nhất ở bệnh nhân bị u máu trong gan. Đơn giản là bởi vì khi gan xuất hiện những khối u thì chức năng đào thải độc tố của nó sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Từ đó, sức khỏe của người bệnh bị suy giảm.

U máu trong gan Bệnh u máu trong gan gây tổn thương đến gan khi kích thước các khối u to dần

Triệu chứng của u máu trong gan

Hầu hết u máu trong gan không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe, chụp cắt lớp hay siêu âm gan. U máu có thể có một u hoặc nhiều u. Kích thước của mỗi u có thể nhỏ hơn 1cm, có có thể to hơn 4cm hoặc to hơn rất nhiều.

Trường hợp u máu to, nằm ở gần bao gan gây chèn ép hay có huyết khối trong u thì sẽ gây ra một số triệu chứng sau:

  • Đau phía trên vùng bụng bên phải

  • Có cảm giác đầy bụng sau khi ăn

  • Buồn nôn, nôn

  • Ăn ít nhưng lại luôn cảm thấy no

  • Biếng ăn

Các triệu chứng này thường không điển hình và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.

U máu ít khi bị vỡ mà chỉ vỡ khi bị ngã hoặc chấn thương ở vùng gan. Tuy nhiên người bệnh không được chủ quan vì nếu khối u máu quá to, khi bị vỡ có thể gây nguy hiểm cho gan, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây u máu trong gan

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác tại sao lại có sự xuất hiện của u máu, tại sao các mạch máu lại nhóm lại với nhau? Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng đó có thể là do gen gây nên. Điều này có nghĩa là u máu sinh ra do di truyền.

Một vài khối u máu gan là do dị tật bẩm sinh và một yếu tố khác có thể là do sự tăng nồng độ estrogen trong máu như trong thai kỳ hoặc điều trị estrogen ở phụ nữ mãn kinh

Chẩn đoán u máu trong gan

Để chẩn đoán có bị u máu trong gan hay không, chúng ta có thể sử dụng một vài xét nghiệm và kỹ thuật dưới đây:

  • Siêu âm: Hình ảnh thu được sau siêu âm gan sẽ giúp phát hiện ra u máu.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Hàng loạt hình ảnh X-quang sẽ được chụp ở nhiều góc trên cơ thể và xử lý máy tính để tạo ra nhiều hình ảnh cắt ngang của gan, cho hình ảnh chính xác về u máu nếu có.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này sử dụng từ trường kết hợp sóng vô tuyến để chụp hình ảnh chi tiết của gan.

  • Scint Thư: Đây là kỹ thuật sử dụng vật liệu đánh dấu phóng xạ để tạo ra hình ảnh hạt nhân của gan.

Bên cạnh những kỹ thuật được chỉ định để chẩn đoán u máu trong gan, trong quá trình xét nghiệm những bệnh khác cũng có thể phát hiện ra u máu.

u máu trong gan U máu trong gan có thể được phát hiện qua quá trình siêu âm

Phương pháp điều trị bệnh u máu trong gan

U máu tuy không gây triệu chứng gì nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị sớm, u máu phát triển ngày một to sẽ gây tổn hại đến gan. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị u máu thích hợp để bảo vệ sức khỏe.

  • Ngăn cung cấp máu đến các khối u

Máu là nguồn nuôi dưỡng khối u nên nếu lưu lượng máu nuôi các khối u nhiều thì chúng sẽ nhanh phát triển. Chính vì vậy, để ngăn chặn sự lớn lên của khối u, bác sĩ sẽ thắt động mạch cung cấp máu cho khối u. Thủ thuật này được gọi là thắt động mạch gan hoặc thuyên tắc động mạch gan có chọn lọc.

Thủ thuật này không gây ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Với những trường hợp khối u máu quá lớn, làm tổn thương gan và gây đau thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt phần gan bị tổn thương.

  • Cấy ghép gan

Trường hợp này ít gặp. Nó chỉ xảy ra với những trường hợp có quá nhiều u máu và u máu quá lớn, những biện pháp chữa trị khác không đem lại hiệu quả.

  • Xạ trị

Phương pháp này sử dụng chùm năng lượng mạnh như tia X để phá vỡ cấu trúc và tiêu diệt các khối u. Phương pháp này ít được dùng vì nó có thể gây tổn thương đến những tế bào bình thường bên cạnh.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân u máu trong gan

U máu trong gan ảnh hưởng đến chức năng của gan nên chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng cần được điều trị. Người bị u máu trong gan nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi của hầu hết người bệnh bị u máu gan.

Nên ăn gì?

  • Bổ sung chất đạm

Khi bị u máu, người bệnh cần bổ sung đúng chất để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tăng cường khả năng tự phục hồi bệnh. Trong đó, chất đạm là chất thiết yếu để cơ thể sản sinh năng lượng.

Người bị u máu trong gan cần cung cấp chất đạm nhiều hơn so với người bình thường nên hãy bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bạn những thực phẩm giàu đạm như tôm, thịt đỏ, cá hồi, trứng, bơ, sữa…

  • Nên ăn thực phẩm giàu vitamin

Người bị u máu trong gan nên ăn các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, B, C… vì chúng tốt cho gan. Các thực phẩm đó gồm súp lơ xanh, cải thảo, chanh, bưởi, táo, cà chua…

Người bị u máu trong gan nên ăn nhiều rau củ, trái cây Người bị u máu trong gan nên ăn nhiều rau củ, trái cây
  • Bổ sung thảo dược tốt cho gan

Ngoài việc ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, người bị u máu trong gan nên bổ sung thêm các thảo dược tốt cho gan như trà xanh, gừng, hoa atiso… Trong đó, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường chức năng gan, giúp gan lọc bỏ chất độc hại.

Trà hoa atiso được xem là thần dược hỗ tợ điều trị các bệnh về gan, có tác dụng tốt trong việc thải độc gan. Còn nghệ là nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hóa gồm gan, dạ dày… do nghệ chứa nhiều enzyme hỗ trợ gan thải độc.

Không nên ăn gì?

Có rất nhiều thực phẩm người bị u máu trong gan nên kiêng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và ngăn bệnh tiến triển nặng. Người bệnh cần tránh xa những thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm chế biến sẵn

Đồ đóng hộp, chế biến sẵn thường mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng vốn có của nó và chứa nhiều chất bảo quản không hề tốt cho gan. Người bị u máu trong gan không nên ăn chúng và hãy lựa chọn thực phẩm tươi sống để bồi dưỡng cho sức khỏe.

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ sau thời gian tích tụ sẽ chuyển thành độc tố gây hại cho gan. Cần tránh xa thực phẩm này để có được một lá gan khỏe mạnh.

  • Không ăn mặn

Các món ăn mặn chứa nhiều muối và chế phẩm từ muối không hề tốt cho gan. Chúng tạo nhiều áp lực cho gan khiến gan phải làm việc quá sức và suy yếu dần.

  • Không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… có thể khiến cho khối u trong gan phát triển nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

  • Không ăn nhiều nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe. Hầu hết người bị các bệnh liên quan đến gan đều không nên ăn nội tạng động vật.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc trị u máu trong gan nên người bệnh cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện của mình để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay