Bà bầu nên ăn trứng gà hay trứng ngỗng? trứng gà và trứng ngỗng, trứng nào có giá trị dinh dưỡng phù hợp với phụ nữ mang thai hơn? Có đúng là ăn trứng ngỗng thai nhi sẽ thông minh hay không?
Vỏ của trứng ngỗng cứng hơn vỏ trứng gà. Điều này có lợi vì nó có nghĩa là trứng ngỗng có thời hạn sử dụng lâu hơn với khoảng sáu tuần trong tủ lạnh.
Màu sắc: Vỏ trứng ngỗng luôn có màu trắng trong khi vỏ trứng gà có thể có màu nâu hoặc trắng.
Tỷ lệ lòng đỏ và trắng: Kích thước trứng ngỗng lớn hơn trứng gà, tỷ lệ chênh lệch lòng đỏ và trắng cũng cao hơn. Một quả trứng ngỗng tương đương 3-4 quả trứng gà.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng gà
Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng ngỗng
Trứng ngỗng lớn gấp 3 lần trứng gà nhưng hàm lượng dinh dưỡng có nhiều điểm khác nhau
So sánh giá trị dinh dưỡng trong trứng gà và trứng ngỗng ta thấy :
Calo và chất béo
Trứng ngỗng có chứa hàm lượng calo cao hơn trứng gà giúp mẹ tăng năng lượng tốt hơn.
Các chất béo trong trứng ngỗng cũng cao hơn. Trong đó, chất béo bão hòa cao là loại dinh dưỡng không có lợi cho mẹ và thai nhi. Nếu mẹ đang cố gắng giảm lượng chất béo bão hòa, một quả trứng gà có thể là lựa chọn lành mạnh hơn.
Cholesterol
Một chế độ ăn nhiều cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì vậy điều quan trọng là phải hạn chế ăn. Trứng là một trong những nguồn cholesterol nổi tiếng nhất và cả trứng gà và ngỗng đều chứa cholesterol.
Trứng ngỗng có lượng cholesterol cao hơn nhiều so với trứng gà nên không phải là lựa chọn tốt cho mẹ thường xuyên trong thai kỳ.
Vitamin và khoáng chất
Cả trứng gà và ngỗng đều cung cấp các vitamin và khoáng chất có lợi.
Tuy nhiên, với cùng một lượng ăn (100g) thì
Chất đạm
Trứng là một chất dinh dưỡng chứa nhiều protein, có thể giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng đạm trong trứng gà và trứng ngỗng là tương đương nhau.
Cả trứng gà và trứng ngỗng đều có hàm lượng dinh dưỡng cao
Thay vì coi trứng ngỗng là thực phẩm có thể giúp bé thông minh, các bà mẹ chỉ nên coi đó là một trong những nguồn protein trong thai kỳ.
Cả trứng ngỗng và trứng gà đều chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định và rất tốt cho mẹ trong thai kỳ.
Tuy nhiên, đối với bà bầu, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyên dùng nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Có nên ăn trứng sống?
Bà bầu chỉ nên ăn trứng 2-3 lần một tuần vì trứng cũng có cholesterol và khó tiêu nhất là trứng ngỗng.
Các bà mẹ mang thai không phải cố gắng ăn trứng theo quan niệm dân gian chẳng hạn như không ăn sống. Khi ăn, các mẹ nên nấu chín hoàn toàn để sử dụng.
Bà bầu nên ăn trứng vào tháng thứ mấy?
Trứng tương đối lành tính.
Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng hay trứng gà bất cứ lúc nào trong thai kỳ mà không phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của người mẹ hay sự phát triển của em bé.
Cách chế biến trứng cho bà bầu
Khi mang thai, bà bầu nên ăn chín uống sôi. Điều đó có nghĩa là nếu phụ nữ mang thai có sở thích ăn trứng chảy, họ nên dừng việc này lại. Bởi vì những vi khuẩn chưa chết có thể làm xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn trứng chín bằng cách chiên, luộc hoặc phối hợp với nhiều món ăn khác để tăng hương vị chẳng hạn cácmón bánh.
Cách luộc trứng cho bà bầu:
Để nguội một chút rồi ăn, không nên để trứng qua đêm mới ăn.
Mẹ bầu nên ăn trứng gà để bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể
Soi vào nguồn sáng
Kiểm tra bằng nước muối 10%
Lắc trứng để kiểm tra
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/