Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón: đâu là giải pháp điều trị tối ưu?

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón: đâu là giải pháp điều trị tối ưu?

07-04-2022

Táo bón có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào. Tình trạng này kéo ảnh khiến trẻ có nguy cơ còi xương, biếng ăn, suy dinh dưỡng… Vậy trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón cần xử trí như thế nào? Mời các phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Vì sao trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón?

Nhiều phụ huynh thường cho rằng trẻ 3 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn hoặc đang dùng sữa công thức thì không thể bị táo bón. Tuy nhiên, trên thực tình trạng táo bón có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh ở các tháng tuổi bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với việc tự tiêu hóa thức ăn. Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón bao gồm:

Lượng nước trong cơ thể bé không đủ

Lượng nước trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ tiêu hóa trong đó có đào thải phân. Khi cơ thể bị thiếu nước, phân sẽ bị vón, cứng lại. Điều này khiến việc đào thải phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn và gây ra tình trạng táo bón.

Với trẻ 3 tháng tuổi, lượng nước trong cơ thể chủ yếu vẫn tới từ sữa mẹ. Do vậy, khi bé ít bú hoặc bú không đủ thì lượng nước cơ thể cần cũng sẽ không được đáp ứng đủ. Đây chính là nguyên nhân dễ gây ra táo bón.

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón do sữa công thức

Trong thành phần sữa công thức, có 2 loại là đạm whey và casein. Nếu trong sữa mẹ có 60% đạm whey, 40% casein thì trong sữa công thức tỷ lệ đạm whey thường thấp hơn và đạm casein cao hơn. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém, khó tiêu hơn, dễ gây táo bón. Đạm casein có trọng lượng phân tử lớn, dễ bị kết tủa ở nồng độ pH của dạ dày, rất khó để hấp thu khiến trẻ bị táo bón thường xuyên.

Chính vì vậy, trẻ uống sữa công thức thường có nguy bị cơ táo bón cao hơn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón: Đâu là giải pháp điều trị tối ưu? Trẻ uống sữa công thức thường có nguy bị cơ táo bón cao hơn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

Chế độ ăn uống của mẹ

Đối với các bé bú sữa mẹ, chế độ ăn của mẹ sẽ tác động gián tiếp tới tiêu hóa của trẻ thông qua sữa. Mẹ có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống ít nước, ít ăn rau xanh, trái cây … thì trẻ dễ bị táo bón.

Trẻ đang mắc bệnh lý

Tình trạng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi còn có thể xuất phát từ chính cơ thể trẻ. Nếu trẻ mắc dị tật về đường ruột như phình đại trạng, suy giáp trạng, hay hệ tiêu hóa bị tổn thương… cũng có thể gây ra triệu chứng táo bón.

Nhận biết dấu hiệu trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón

Khi trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón, sẽ có những dấu hiệu điển hình sau đây:

Trẻ giảm tần suất đi đại tiện

Ở trẻ 3 tháng tuổi, tần suất đi đại tiện trung bình là từ 1 – 2 lần/ ngày. Nếu bé đi ngoài giảm xuống 1 lần/ngày và vài ngày 1 lần, thì cha mẹ cần lưu ý bởi đây là dấu hiệu cho thấy có thể bé đang bị táo bón.

Tuy nhiên, cũng cần phân biệt với thời kỳ giãn ruột của bé. Đây hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra khi trẻ được 2 tháng tuổi. Nếu là giãn ruột sinh lý, bé sẽ giảm đột ngột số lần đi ngoài, có thể kéo dài từ 1 tuần tới 10 ngày không đi tiêu nhưng mọi hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ đều diễn ra bình thường.

Bé bị căng thẳng khi đi đại tiện

Khi bị táo bón phân thường rất khó đẩy ra ngoài. Chính vì thế trẻ sẽ phải rặn để kích thích đẩy phân. Điều này khiến bé bị căng thẳng khi đi vệ sinh kèm theo một số biểu hiện như: mặt đỏ, gồng mình, thậm chí khóc bởi phân cứng làm đau bé.

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón lâu ngày với phản ứng rặn gắng sức có thể khiến trẻ bị trĩ ngay từ độ tuổi rất nhỏ. Chính vì thế, cha mẹ cần nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.

Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi

Thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa và đào thải ra ngoài sẽ khiến trẻ gặp phải tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Cha mẹ sẽ nhận thấy bụng trẻ căng cứng, xoa bụng trẻ có thể kích thích phản ứng xì hơi và hơi xì rất nặng mùi.

Trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón: Đâu là giải pháp điều trị tối ưu? Khi bị táo bón, cha mẹ sờ bụng con sẽ thấy căng cứng, đầy hơi, chướng bụng

Hình thái phân

Quan sát phân là một trong những cách nhận biết trẻ có bị táo bón hay không. Mức độ táo bón ở trẻ 3 tháng tuooit có thể nhận biết thông qua một số đặc điểm như:

– Phân cục hơi khô rắn và có vết nứt trên bề mặt – là các dấu hiệu có thấy trẻ bắt đầu bị táo bón, thiếu nước dẫn đến tính chất phân khô dần.

– Phân khối khô rắn, xuất hiện những rãnh sần sùi rõ nét, cảnh báo mức độ táo bón gia tăng.

– Phân cứng và rời rạc như phân dê, cho thấy bé đang bị táo bón nặng. Mùi phân cũng nặng dần theo các mức độ do bị tích tụ lâu ngày trong đường ruột.

Trẻ bỏ ăn, quấy khóc

Trẻ luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm lớn…

Xử trí đúng cách khi trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón

Trẻ 3 tháng bị táo bón kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội, nứt trực tràng…. Chính vì vậy cha mẹ cần xử trí kịp thời và đúng cách ngay từ khi trẻ chớm có biểu hiện bị táo bón:

- Với trẻ bú mẹ: Cần xem xét lượng sữa cho trẻ bú hằng ngày đã đủ hay chưa, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn của mẹ như:  ăn nhiều rau củ quả, chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa cồn hay chất kích thích…

 width= Massage bụng cho trẻ có thể giúp tăng hoạt động của nhu động ruột, giảm táo bón

- Đối với trẻ uống sữa công thức: Pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện có thể đổi loại sữa phù hợp hơn.

- Giúp trẻ vận động nhẹ nhàng: Những bài tập vận động sẽ giúp trẻ thoải mái hơn đồng thời thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp bé đi ngoài dễ dàng.

Hai bài tập tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mà mẹ có thể tham khảo gồm:

Bài tập đạp xe: Mẹ cho bé nằm ngửa, dùng tay nắm lấy 2 chân của con rồi nâng từng chân lên rồi hạ xuống giống như đang đạp xe. Đây là bài tập giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt nhất.

Bài tập lật người: Mẹ cho bé nằm sấp, cố động viên và giúp bé có thể lật người lại. Bài tập này giúp cho trẻ nhanh biết lẫy, đồng thời cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Khi nào cần đưa trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón đi khám?

Mặc dù táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải tình trạng sau thì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời:

Nếu trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón trong thời gian dài, dù đã thay đổi chế độ ăn của mẹ, áp dụng các phương pháp giảm táo bón khác mà không cải thiện. Mẹ nên đưa bé đi khám, tránh để ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Ngoài táo bón, nếu trẻ có biểu hiện như quấy khóc liên tục, bỏ ăn, đau đớn… thì mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu sức khỏe của bé suy giảm.

Cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón?

- Không lạm dụng men vi sinh: Men vi sinh là chế phẩm giúp bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên nếu cho trẻ sử dụng nhiều men vi sinh sẽ khiến trẻ dễ bị phụ thuộc và giảm khả năng sản sinh ra các lợi khuẩn tự nhiên.

- Hạn chế dùng biện pháp thụt: Đối với trẻ 3 tháng tuổi, không nên áp dụng phương pháp này bởi nó có thể gây tổn thương thành hậu môn, chảy máu hậu môn, mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ.

 width= Cha mẹ không lạm dụng phương pháp thụt hậu môn khi trẻ táo bón bởi sẽ gây tổn thương hậu môn của trẻ

- Không tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng: Tuyệt đối hạn chế việc sử dụng thuốc nhuận tràn cho trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ.

Với những nội dung trong bài viết trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức để cải thiện tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị táo bón. Từ đó, giúp trẻ ổn định hệ tiêu hóa để phát triển khỏe mạnh.

Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, thăm khám và điều trị các bệnh lý về nhi như sởi – quai bị – rubella, tay chân miệng, tiêu chảy, táo bón, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản… Khoa luôn mang lại sự hài cho lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay